Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 35 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bắc Giang thực hiện đợt cao điểm phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

Cập nhật: 14:37 ngày 16/06/2019
(BGĐT) - Sáng 16-6, các huyện, TP trong tỉnh đồng loạt tổ chức ra quân thực hiện kế hoạch mở đợt cao điểm phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) do Chủ tịch UBND tỉnh phát động (kéo dài từ 1-6 đến hết tháng 9-2019).
{keywords}

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Yên Thế kiểm tra, động viên người dân thôn Đìa, xã Tân Hiệp (Yên Thế) sinh đường làng, phát quang bụi rậm.

Sau lễ phát động, các địa phương đã huy động hàng chục nghìn người tham gia. Chỉ tính riêng hai huyện Tân Yên, Yên Thế, mỗi huyện huy động hơn 20 nghìn người, bao gồm các lực lượng cán bộ, công chức của huyện, xã, thôn, các đoàn thể cùng tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm, phát quang bụi rậm, rà soát các tuyến kênh mương, bãi đất trống để thu gom rác thải và xác động vật. 

Đồng thời, tiến hành phun hóa chất, rắc vôi bột tiêu độc, khử trùng tại những khu vực có trang trại, hộ chăn nuôi lợn, ổ dịch bệnh và các ngã ba, cổng làng, điểm chôn hủy lợn bệnh…

{keywords}

Người dân thôn Chùa, xã Tân Hiệp (Yên Thế) tham gia rắc vôi tiêu độc, khử trùng đường làng.

Bà Thân Thị Nga, tiểu thương tại chợ Kim Tràng, xã Việt Lập (Tân Yên) cho biết, từ khi chưa thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch, lực lượng chức năng của xã Việt Lập đã thường xuyên rắc vôi bột, phun hóa chất khử trùng tại chợ Tràng, mỗi tuần một lần nên người dân trong vùng yên tâm buôn bán, trao đổi hàng hóa thực phẩm, nhất là thịt lợn ở chợ. 

Ông Thân Minh Sâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thế thông tin, đây là đợt cao điểm và ra quân phòng, chống bệnh DTLCP thứ 2 của huyện. Huyện lấy ngày chủ nhật hàng tuần để yêu cầu người dân tham gia dọn vệ sinh môi trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi.

Được biết, do làm tốt công tác phòng, chống bệnh DTLCP, đến nay cả huyện Tân Yên và Yên Thế đều có số lợn buộc phải tiêu hủy thấp nhất tỉnh với hơn 6 nghìn con mỗi huyện.

Thực hiện đợt cao điểm lần này, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, tổ chức đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch. 

Các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân cùng tham gia chống dịch bệnh. Mục đích nhằm ngăn chặn lây lan của bệnh DTLCP, nhất là lây lan vào các trang trại chăn nuôi lợn có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh; nâng cao ý thức trách nhiệm, vai trò của các hộ, trang trại chăn nuôi lợn trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

{keywords}

Khu vực các chợ trên địa bàn huyện Tân Yên thường xuyên được rắc vôi, phun thuốc khử trùng. Ảnh: Chợ Tràng, xã Việt Lập (Tân Yên).

Theo kế hoạch, hàng tuần vào thứ bảy hoặc chủ nhật, các địa phương thực hiện tổng vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường. Bao gồm: Vệ sinh chung, vệ sinh môi trường chăn nuôi và vệ sinh vùng dịch, vùng bị uy hiếp. 

Trong đó, các địa phương chú trọng tuyên truyền, phát động đến từng người dân tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, đường phố; khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, hành lang giao thông. 

Chỉ đạo rà soát hệ thống kênh mương, đường giao thông, sông, suối, ao, hồ… thu gom triệt để rác, xác lợn chết để tiêu hủy. Các chủ chăn nuôi trong và ngoài vùng dịch cần thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại theo đúng kỹ thuật đã được cơ quan thú y hướng dẫn.

{keywords}

Một hố chôn hủy lợn ở thôn Tràng, xã Việt Lập (Tân Yên) được lực lượng chức năng bổ sung vôi bột, hóa chất khử trùng.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các Sở, ngành, UBND các huyện, TP, cơ quan liên quan phối hợp thực hiện triệt để, đồng bộ để việc phòng, chống bệnh DTLCP đạt hiệu quả cao nhất. Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị, địa phương thực hiện theo kế hoạch; đồng thời giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn lợn tại các địa phương trong tỉnh.

Hiệp Hòa: Lực lượng dân quân tích cực tham gia phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
(BGĐT)-Để bảo đảm tiêu hủy lợn chết đúng quy định, huyện Hiệp Hòa đã duy trì tổ tiêu hủy lợn lưu động, trong đó đội ngũ dân quân tại cơ sở là lực lượng nòng cốt.
Lạng Giang: Tiêu hủy 331 con lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi tại một trang trại
(BGĐT) - Ngày 26 và 27-5, UBND xã Hương Sơn (Lạng Giang) đã huy động lực lượng gần 30 người cùng các phương tiện máy móc để chôn hủy đàn lợn 331 con (tương ứng hơn 44 tấn) tại trang trại của ông Hoàng Văn Hoan, thôn Cánh Phượng do mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).
Lục Ngạn: Không để dịch bệnh ảnh hưởng tới tiêu thụ vải thiều
(BGĐT) - Chỉ còn khoảng một tháng nữa là vải thiều chính vụ của Lục Ngạn vào mùa thu hoạch. Tuy nhiên, huyện này đang phải gồng mình chống chọi với bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) ngày càng lan nhanh, gây thiệt hại nặng nề. Hiện chính quyền và người dân nơi đây đang nỗ lực dập dịch, không để ảnh hưởng tới thu hoạch và tiêu thụ vải.
Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc phòng chống dịch tả lợn châu Phi
Ngày 19-5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trực tiếp đến trang trại lợn ở xã Tiên Dương, huyện Đông Anh để kiểm tra công tác chống dịch tả lợn châu Phi. Đây là một trong những địa phương có số lượng lợn bị tiêu hủy lớn nhất của Hà Nội.
Thế Đại
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...