Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tại Tân Yên, Yên Thế: Chính quyền, người dân sâu sát

Cập nhật: 08:24 ngày 18/06/2019
(BGĐT) - Thời điểm này, hai huyện Tân Yên và Yên Thế, tỉnh Bắc Giang có tổng đàn lợn hơn 237 nghìn con, trong đó Tân Yên có hơn 152 nghìn con. Nhờ chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) nên cả hai huyện vẫn giữ được tổng đàn tương đối cao, giảm thiệt hại trong chăn nuôi.

Tự giác chống dịch

Hộ ông Nguyễn Văn Lộc, thôn Ngàn Am, xã An Dương (Tân Yên) chăn nuôi lợn quy mô trang trại từ năm 2004. Mỗi năm, ông bán từ 400 - 600 con lợn thương phẩm. Từ đầu năm đến nay, ông bán 200 con lợn thịt, hiện trong trang trại còn 100 con lợn thịt và nhiều lợn nái, lợn con.

{keywords}

Mỗi ngày ông Nguyễn Văn Lộc, xã An Dương (Tân Yên) phun hóa chất khử trùng chuồng trại một lần.

Từ khi tỉnh xuất hiện bệnh DTLCP, ông Lộc đã thực hiện nghiêm việc cách ly đàn lợn với người lạ và các vật trung gian truyền bệnh như ruồi, muỗi, chuột… Gia đình thường xuyên rắc vôi bột khử trùng 2 lần/tuần; phun hóa chất 1 lần/ngày tại khu vực chuồng trại để tiêu diệt mầm bệnh. Ngoài ra, ông tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn, bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng.

Ông Lộc bộc bạch: “Tôi thường xuyên tìm hiểu cách phòng, chống bệnh DTLCP do cán bộ thú y cơ sở hướng dẫn và kinh nghiệm của những trang trại khác để áp dụng cho đàn lợn của mình”.

Tương tự, hộ ông Nguyễn Văn Sơn ở thôn Am, xã Tân Hiệp (Yên Thế) cũng chăn nuôi gần 200 con lợn/lứa. Để thực hiện các biện pháp phòng dịch, ngoài 2 lít hóa chất xã cấp, ông Sơn còn tự mua gần 50 lít dung dịch khử trùng, 1 tấn vôi bột, tổng chi phí hơn chục triệu đồng để phun, rắc trong suốt thời gian qua. Nhờ đó, đàn lợn của gia đình ông vẫn khỏe mạnh.

Với các biện pháp chống dịch hiệu quả, hiện đàn lợn tại hơn 10,4 nghìn hộ, trang trại chăn nuôi tại Tân Yên, Yên Thế vẫn được bảo vệ an toàn.

Theo thống kê, đến hết ngày 16-6, Tân Yên có 6.437 con và Yên Thế có 6.440 con lợn buộc phải tiêu hủy (tổng trọng lượng tương ứng hơn 640 tấn), xếp thứ 9 và thứ 10 cả tỉnh. Số lợn chết mỗi huyện tương đương một xã của huyện khác. Cá biệt, xã Song Vân (Tân Yên) đến nay mới có 1 con lợn bị tiêu hủy nghi mắc dịch.

Nhiều biện pháp hiệu quả

Để có kết quả này, ngay khi chưa xuất hiện dịch bệnh trên địa bàn, Tân Yên và Yên Thế đã kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống bệnh DTLCP. Liên tục có các văn bản, tổ chức nhiều hội nghị trực tuyến, giao ban hằng tuần với các xã, để chỉ đạo, đôn đốc các địa phương chủ động phòng, chống dịch; các tổ công tác, lãnh đạo huyện thường xuyên xuống kiểm tra, giám sát hướng dẫn cơ sở vệ sinh tiêu độc, khử trùng bảo vệ đàn vật nuôi; yêu cầu các hộ ký cam kết phòng, chống bệnh DTLCP. Nơi nào lơ là sẽ bị kiểm điểm nhắc nhở, phê bình ngay.

{keywords}

Trong tỉnh, có huyện số lợn chết lên tới hơn 42 nghìn con, Tân Yên và Yên Thế có tổng đàn lớn hơn nhưng số lợn buộc phải tiêu hủy ít hơn rất nhiều. Điều này chứng tỏ công tác chỉ đạo, giám sát, thực hiện phòng, chống DTLCP của Tân Yên và Yên Thế hiệu quả hơn, đáng để các địa phương còn lại học tập”.



Ông Dương Thanh Tùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT Tân Yên Nguyễn Thị Nguyệt chia sẻ, để chống dịch hiệu quả, huyện xác định nâng cao ý thức phòng dịch cho chủ hộ chăn nuôi là quan trọng nhất. Từ đó tập trung hướng dẫn người chăn nuôi qua 2 hình thức: Trên loa truyền thanh của các xã, thôn và tập huấn. 

Từ khi có dịch, huyện đã tập huấn cho các chủ trang trại, cán bộ thú y xã về cách nhận biết những triệu chứng, dấu hiệu khi lợn mắc bệnh DTLCP và cách phòng, chống.

Ngoài vật tư hỗ trợ của tỉnh, Tân Yên mua thêm 8 nghìn lít hóa chất, 2 nghìn lít chế phẩm sinh học, 1.860 bộ bảo hộ thú y, 440 đôi ủng, các xã tự mua gần 350 tấn vôi bột để rắc khử trùng. Ngoài ra, huyện còn sắm mới 5 máy và mượn 5 máy phun hóa chất công suất lớn của tỉnh để phục vụ các xã chống dịch. 100% lực lượng tham gia tiêu hủy lợn được trang bị bảo hộ thú y.

Chính quyền hai huyện đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ lợn trên địa bàn, thu gom hàng trăm xác lợn trên các kênh mương để tiêu hủy. Tân Yên bắt giữ ít nhất một trường hợp vận chuyển 300 kg thịt lợn không rõ nguồn gốc từ Lục Ngạn về xã Hợp Đức. 

Người dân phát giác 5 trường hợp mua lợn giống từ nơi khác về tái đàn. Đơn cử, ngày 7-6, hộ ông Trần Văn Long, thôn Khánh Giàng, xã Ngọc Châu (nuôi gia công cho Công ty CP) đã nhập 650 con lợn giống từ Hưng Yên về. Huyện Tân Yên đã chỉ đạo cơ quan chức năng kịp thời xử lý. Trang trại này đã phải tiêu hủy toàn bộ số lợn giống ngay trong đêm dưới sự giám sát của cơ quan chuyên môn, đồng thời bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Tại huyện Yên Thế, ông Thân Minh Sâm, Phó Chủ tịch UBND huyện thông tin, huyện cắt cử một đồng chí Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Giám đốc Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện đặc trách nhiệm vụ phòng, chống dịch, không phải làm việc khác, ngày đêm bám cơ sở. 

Trước tình trạng vứt xác lợn bừa bãi ra môi trường, huyện đã mời ban lãnh đạo một số xã đến để nhắc nhở, phê bình. Yên Thế ban hành quy định khen thưởng cho các thôn 5 triệu đồng nếu phát hiện trường hợp vứt xác lợn ra môi trường. Thời điểm mới có dịch, nhiều hộ chăn nuôi có ý định buông xuôi đàn lợn để nhận tiền hỗ trợ nhưng huyện đã kịp thời tuyên truyền, định hướng nên bà con tiếp tục chăm lợn tới khi xuất bán.

Giám sát chặt việc vệ sinh phòng dịch tả lợn châu Phi
(BGĐT)- Sáng 17-6, Đoàn công tác Ban Kinh tế -Ngân sách HĐND tỉnh Bắc Giang do đồng chí Ngụy Kim Phương, Trưởng Ban làm trưởng đoàn đã khảo sát tình hình, phương án xử lý bệnh dịch bệnh tả lợn châu Phi tại huyện Lạng Giang. 
Bắc Giang thực hiện đợt cao điểm phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi
(BGĐT) - Sáng 16-6, các huyện, TP trong tỉnh đồng loạt tổ chức ra quân thực hiện kế hoạch mở đợt cao điểm phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) do Chủ tịch UBND tỉnh phát động (kéo dài từ 1-6 đến hết tháng 9-2019).
Thành phố Bắc Giang phát động chiến dịch phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi
(BGĐT) - Sáng 16-6, các phường, xã trên địa bàn thành phố Bắc Giang (Bắc Giang) đồng loạt phát động chiến dịch phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi và ra quân tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng.
Khảo nghiệm vaccine ngừa dịch tả lợn châu Phi cho kết quả ban đầu
Bộ Nông nghiệp và PTNT khảo nghiệm hiệu quả vaccine dịch tả lợn châu Phi cho kết quả khả quan ban đầu, có nhiều triển vọng.
Thủ tướng yêu cầu 'chống dịch tả lợn châu Phi như chống giặc'
Lãnh đạo Chính phủ giao các địa phương xử lý nghiêm người khai không đúng số lượng, trọng lượng lợn nhiễm dịch tả châu Phi bị tiêu huỷ. 
52 tỉnh, thành phố có dịch tả lợn châu Phi
Dịch tả lợn châu Phi đã lan ra 52 tỉnh, thành tại cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Trên 2,2 triệu con lợn đã phải tiêu hủy. 
Đã có 10 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện dịch tả lợn châu Phi
Trong mấy ngày qua, bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) liên tục xuất hiện tại các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nâng tổng số địa phương có dịch bệnh lên 10/13 tỉnh, thành phố. Hiện chỉ còn Long An, Bến Tre và Trà Vinh là chưa phát hiện dịch bệnh.
Lạng Giang phát động chiến dịch phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi
(BGĐT)- Thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 27-5-2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), sáng 1-6, huyện Lạng Giang đồng loạt tổ chức phát động Chiến dịch ra quân phòng, chống bệnh DTLCP tại 23/23 xã, thị trấn trong huyện.

Thế Đại

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...