Thứ ba, 16/04/2024
Bắc giang 32 °C / 24 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Kinh tế
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Bắc Giang phát triển nghề trồng nấm: Cần đầu tư đồng bộ, mở rộng quy mô sản xuất

Cập nhật: 09:50 ngày 20/06/2019
(BGĐT) - Hiện nay, giá bán các loại nấm thương phẩm có nguồn gốc trong nước cao hơn rất nhiều so với sản phẩm nhập từ  Trung Quốc. Trong khi đó, Bắc Giang có tiềm năng phát triển nghề trồng nấm nhưng đến nay lĩnh vực này vẫn chưa được đầu tư đúng mức để phát huy hết hiệu quả. 

Nấm nội giá cao

Khảo sát tại chợ Thương (TP Bắc Giang); chợ Vôi, thị trấn Vôi (Lạng Giang); chợ Nếnh, thị trấn Nếnh (Việt Yên) cho thấy các loại nấm như: Kim châm, bạch tuyết, đùi gà, sò… được bày bán nhiều. Hàng hóa đóng trong túi nilon tùy theo trọng lượng có in màu, hình họa tiết khá bắt mắt. Tuy nhiên, phần lớn những sản phẩm này đều ghi xuất xứ Trung Quốc.

{keywords}

HTX Tiên Tiến (Lạng Giang) đầu tư sản xuất nấm thương phẩm trong nhà lạnh.

Dừng chân ở quầy hàng của chị Phan Thị Hường tại chợ Vôi để hỏi mua nấm có nguồn gốc nội địa, chị cho biết chỉ có nấm rơm. Tất cả các loại nấm khác đều nhập từ Trung Quốc, kể cả nấm hương, mộc nhĩ khô. “Nông dân trong tỉnh chỉ tập trung sản xuất nấm từ tháng 10 đến tháng 3 dương lịch. 

Vì vậy, cứ hết mùa trồng nấm, chúng tôi lại liên lạc với lái buôn người Lạng Sơn nhập nấm Trung Quốc về bán. Thời điểm này, nếu ai muốn mua hàng nội địa thì phải đặt cọc tiền trước tôi sẽ đi gom hàng; khoảng 3-5 hôm mới có một đợt; giá bán cao hơn từ 10-40 nghìn đồng/kg tùy từng loại”, chị Hường nói.

So với hàng nội địa, giá nấm Trung Quốc không cao. Ví như nấm đùi gà nhập buôn chỉ khoảng 60 nghìn đồng/kg; trong khi nấm trồng tại địa bàn tỉnh có giá 90-100 nghìn đồng/kg.

{keywords}

Toàn tỉnh mỗi năm chỉ sản xuất được khoảng 30-40 nghìn tấn nấm các loại, đáp ứng 15% nhu cầu của người dân. Số còn lại phần lớn nhập từ Trung Quốc".



Ông Vũ Trí Đồng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật (Sở Nông nghiệp và PTNT).

Tương tự, qua khảo sát tại hệ thống siêu thị trên địa bàn TP Bắc Giang, chúng tôi thấy mặt hàng nấm sản xuất trong tỉnh ít được bày bán, chủ yếu là nấm tươi các loại như: Đùi gà, đông cô, chân kim, bạch tuyết, hoàng đế... được nhập khẩu từ Trung Quốc với nhiều chủng loại; hình thức đóng gói sản phẩm khá bắt mắt nên được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.

Đầu tư công nghệ hiện đại

Thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và PTNT), toàn tỉnh mỗi năm chỉ sản xuất được khoảng 30-40 nghìn tấn nấm các loại, đáp ứng 15% nhu cầu của người dân. Số còn lại phần lớn nhập từ Trung Quốc. Nguyên nhân là do, nông dân trong tỉnh chưa có điều kiện xây dựng nhà lạnh trồng nấm quanh năm. Bà con chỉ sản xuất phổ biến nấm bào ngư trắng, nâu; nấm rơm; mộc nhĩ theo thời vụ với phương pháp truyền thống.

Ông Vũ Trí Đồng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết, để giúp người dân phát triển nông nghiệp, tăng thu nhập, các cấp chính quyền bước đầu đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển mô hình trồng nấm ăn, nấm dược liệu mang lại thu nhập cao. 

Ví như, đề án phát triển vùng trồng nấm ăn chất lượng cao của tỉnh thực hiện tại Lạng Giang, Việt Yên, Tân Yên; các mô hình hỗ trợ sản xuất nấm công nghệ cao ở huyện Lạng Giang, Hiệp Hòa, Việt Yên và nhiều mô hình do tổ chức hội, đoàn thể hỗ trợ đầu tư xây dựng, phát triển. Tuy vậy, với quy mô sản xuất nấm như trên thì đến năm 2020 cũng chỉ đáp ứng 30-40% nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh.

Một số địa phương có chính sách riêng hỗ trợ người dân trồng nấm nhưng cũng chưa phát huy hiệu quả như mong đợi. Cụ thể, toàn huyện Lạng Giang có hơn 400 hộ tham gia trồng nấm, với diện tích lán trại từ 100m2 - 5.000m2/hộ.

Hằng năm, UBND huyện trích một phần kinh phí hỗ trợ bà con xây dựng lán trại, làm nhà lạnh công nghệ cao sản xuất nấm cao cấp. Hay như huyện Việt Yên, Hiệp Hòa cũng có chính sách giúp các hộ trồng nấm, hình thành chuỗi liên kết sản xuất. Nhìn chung quy mô, diện tích của những mô hình này vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, đa phần bà con canh tác theo thời vụ.

Thời gian tới, để tiếp tục phát huy tiềm năng nghề trồng nấm, nâng cao thu nhập của người dân, ngành nông nghiệp cùng các địa phương cần phối hợp giúp nông dân liên kết với các nhà khoa học áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến; tập trung đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, chuyển giao khoa học kỹ thuật xây dựng nhà lạnh công nghệ cao để bà con trồng nấm quanh năm, nâng cao năng suất. 

Các huyện xây dựng cơ chế, chính sách riêng hỗ trợ nông dân sản xuất, xây dựng thương hiệu, nhãn mác và xúc tiến thương mại, liên kết với doanh nghiệp chế biến nấm bảo đảm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Qua đây, phát huy tối đa tiềm năng nghề trồng nấm vẫn còn bỏ ngỏ nhiều năm.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm cho nông dân
(BGĐT) - Ngày 12-6, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Tân Yên (Bắc Giang) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Phúc Hòa (Tân Yên) tổ chức khai giảng lớp học nghề trồng nấm cho 30 nông dân là hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Phúc Hòa. 
Ứng dụng công nghệ tiên tiến sản xuất nấm ăn, dược liệu
(BGĐT) - Năm 2017, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nấm (Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam) triển khai dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) trong sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển thương hiệu nấm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”. Sau hơn hai năm thực hiện, dự án đạt mục tiêu đề ra.
Hà Giang: Sức khỏe của 5 người bị ngộ độc nấm rừng đã cơ bản hồi phục
Theo thông tin từ Khoa Hồi sức tích cực và chống độc - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang, sức khỏe của 5 bệnh nhân bị ngộ độc do ăn nấm rừng đã cơ bản hồi phục.
Tác giả nấm dược liệu nhận huy chương vàng phụ nữ sáng tạo
Các sản phẩm bào chế từ nhiều loại nấm quý và đông trùng hạ thảo được đánh giá là sáng tạo, hàm lượng khoa học cao.
'Nấm ảo giác' chứa tiền chất ma túy xuất hiện tại Việt Nam
Khi ăn nấm, người dùng sẽ bị ảo giác, buồn nôn; giá mỗi miếng nhỏ chừng 500.000 đồng.
Doanh thu hơn 11 tỷ đồng từ sản xuất nấm
(BGĐT) - Thực hiện tốt quy trình kỹ thuật trong sản xuất, tổng sản lượng các loại nấm của huyện Lạng Giang (Bắc Giang) từ đầu năm đến nay đạt gần 24 nghìn tấn. Doanh thu ước đạt hơn 11 tỷ đồng.

Hoàng Phương 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...