Thứ năm, 18/04/2024
Bắc giang 27 °C / 25 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Lợi ích lớn từ dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp

Cập nhật: 07:54 ngày 21/06/2019
(BGĐT) - Dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian qua đã mang lại hiệu quả thiết thực. Nổi bật là góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo nguồn nhiên liệu sạch tái phục vụ sản xuất.

Dự án LCASP do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ, Ban quản lý (BQL) dự án LCASP (Sở Nông nghiệp và PTNT) chủ trì triển khai từ năm 2013 đến hết năm 2019. 

{keywords}

Gia đình ông Lăng Văn Minh, xã Tân Hiệp (Yên Thế) được hỗ trợ xây hầm khí biogas từ Chương trình LCASP.

Theo đó, các hộ chăn nuôi quy mô vừa, trang trại gia trại trong toàn tỉnh được tham gia với mức hỗ trợ từ 3-5 triệu đồng/công trình để xây dựng hố ủ phân; xây hầm khí sinh học biogas; máy tách phân hữu cơ... nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.

Để triển khai hiệu quả các nội dung trên, BQL dự án LCASP phối hợp chặt chẽ với Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, TP lựa chọn hộ dân và mô hình phù hợp đối với từng địa phương. 

Đội ngũ thợ xây, kỹ thuật viên được đào tạo chuyên nghiệp, đồng thời tập huấn nâng cao nhận thức cho chính quyền, nhân dân về lợi ích của mô hình này, chuyển giao công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi.

Bà Thân Thị Thanh, thôn Tân Mới, xã Tân Dĩnh (Lạng Giang) cho biết: “Trước kia nhà tôi nuôi bình quân khoảng 20 con lợn thương phẩm/lứa cùng với trâu, bò và gà. Do chưa có biện pháp xử lý nên phần lớn chất thải được xả thẳng ra môi trường bốc mùi khó chịu quanh năm”. 

Năm 2016, qua lựa chọn và bình xét, gia đình bà Thanh tham gia dự án LCASP; nhận hỗ trợ 3 triệu đồng để xây dựng hầm khí sinh học biogas. Từ khi có hầm khí, toàn bộ chất thải và nước thải được xử lý sạch sẽ trước khi chảy ra kênh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, nhà bà còn có thêm ga để đun nấu và thắp sáng.

Không chỉ ra đình bà Thanh, gần 7 năm qua toàn huyện Lạng Giang có hơn 1,3 nghìn hộ được xây dựng công trình hầm khí sinh học cỡ nhỏ và hố ủ phân từ nguồn vốn của dự án.

Tương tự, tại huyện Yên Thế, từ dự án LCASP mỗi năm địa phương có hơn 100 hộ được tập huấn kiến và xây các công trình xử lý chất thải nông nghiệp. Nhận thấy hiệu quả của cách làm này, người dân nơi đây đã tự học tập, đầu tư kinh phí nhân rộng. Nhiều hộ dân tại huyện Yên Dũng, Tân Yên, Hiệp Hòa còn được giúp đỡ lắp đặt máy tách phân hữu cơ phục vụ sản xuất khá tốt.

Theo ông Nguyễn Trung Kiên, Giám đốc BQL dự án LCASP tỉnh, đến nay, toàn tỉnh có gần 8 nghìn hộ dân được hỗ trợ xây dựng các công trình khí sinh học từ quy mô hộ gia đình đến cỡ vừa và lớn bằng kinh phí của dự án. 

Ưu điểm lớn nhất của công trình này là cải thiện môi trường chăn nuôi nông hộ; giảm hẳn tình trạng xả chất thải chăn nuôi chưa qua xử lý tràn lan ở nông thôn; nâng cao kiến thức cho chính quyền, người chăn nuôi tự ý thức trong việc xử lý chất thải nông nghiệp, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, sinh hoạt, phát triển kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp-Giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí
(BGĐT)-Với mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nông nghiệp, tạo nguồn năng lượng sạch, tỉnh Bắc Giang được triển khai dự án Hỗ trợ nông nghiệp cacbon thấp (LCASP) do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ. Để bạn đọc rõ hơn về vấn đề này, ngày 10-11, báo Bắc Giang điện tử tổ chức tọa đàm với sự tham gia của ông Nguyễn Trung Kiên, Giám đốc Ban Quản lý dự án LCASP Bắc Giang và ông Hoàng Công Mạnh, hộ chăn nuôi ở xã Quỳnh Sơn (Yên Dũng). 
Hoàng Phương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...