Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Sang Bằng Tường xúc tiến tiêu thụ vải thiều

Cập nhật: 09:04 ngày 21/06/2019
(BGĐT) - Ba năm nay, mỗi khi đến vụ thu hoạch vải thiều, tỉnh Bắc Giang đều tổ chức đoàn công tác sang thị Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) xúc tiến tiêu thụ sản phẩm. Vào dịp đó, những người làm báo chúng tôi luôn có mặt và tranh thủ thời gian tìm hiểu, chuyển tải thông tin phục vụ độc giả một cách nhanh chóng và sinh động.

Gần 11 giờ trưa ngày 23-5, đoàn công tác hoàn thành thủ tục xuất cảnh sang Trung Quốc qua cửa khẩu Hữu Nghị. Phía nước bạn có đại diện lãnh đạo thị Bằng Tường cùng cô gái trong trang phục dân tộc ôm bó hoa chờ đón. 

{keywords}

Lãnh đạo Sở Công Thương giới thiệu vải thiều Bắc Giang với các đại biểu nhân hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2019 tại thị Bằng Tường.

“Lần nào sang đây chúng tôi đều cảm nhận phía bạn tổ chức đón tiếp rất trọng thị, tạo sự thân mật, góp phần vào thành công trong hợp tác, giao thương giữa hai nước”, ông Cao Văn Hoàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Lục Ngạn cho biết.

Vừa đến, chúng tôi theo đoàn công tác nhanh chóng vào chợ đầu mối nông sản lớn nhất thị Bằng Tường. Cánh báo chí tìm hiểu nhu cầu thu mua, tiêu thụ vải thiều của thương nhân Trung Quốc và người tiêu dùng ở đây. Do ngôn ngữ bất đồng nên cô phiên dịch theo đoàn được những nhà báo săn đón nhiều nhất.

Sau khi tốc ký cuộc trò chuyện giữa lãnh đạo tỉnh với đại diện thị Bằng Tường, chúng tôi vội mời cô phiên dịch tên Lệ Bình đến những chủ hàng để nhờ phỏng vấn. Không khí tác nghiệp hối hả, bởi nếu không, đoàn công tác rút về khách sạn, chúng tôi sẽ rất khó khăn đưa tin về hoạt động của lãnh đạo tỉnh trong những sự kiện tiếp theo, nhất là buổi chào xã giao lãnh đạo thị Bằng Tường diễn ra vào chiều hôm đó.

Với dân số đông, Trung Quốc là thị trường rộng lớn tiêu thụ nông sản Việt Nam nói chung, Bắc Giang nói riêng. Trong đó, thị Bằng Tường là cửa ngõ quan trọng để nhập khẩu nông sản đưa vào sâu trong nội địa.

Tác nghiệp ở Bằng Tường, chúng tôi tranh thủ hỏi về những quy định thông quan vải thiều của phía Trung Quốc. Tạm dừng việc chuyển hàng lên xe, bà Hoàng Mỹ Tuyên- một thương nhân Trung Quốc ở chợ đầu mối nông sản thị Bằng Tường cho biết: “Muốn vải thiều được nhập vào Trung Quốc nhanh chóng, không bị trả lại, trước hết cuống quả không được dài quá 15 cm và không được để sót lá trong thùng hàng. Mặt khác, thùng xốp phải được in tem nhãn rõ ràng”. 

Biết được thông tin trên, các phóng viên lại hướng vào những thùng xốp chứa đầy vải thiều chín đỏ để bấm máy, ghi hình. Phóng viên Thu Thủy, Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh mượn túm vải và thùng xốp của tiểu thương để làm “đạo cụ” dẫn hiện trường. 

Mồ hôi trên từng khuôn mặt mỗi phóng viên ướt nhòe nhưng dường như không ai để ý, vẫn miệt mài tác nghiệp, thu thập thông tin... Có thể nói, khi tham gia sự kiện này, ai cũng tận dụng thời gian ít ỏi ra phố và các chợ lân cận để thu thập thông tin.

Tại chợ Trung tâm thị Bằng Tường, dãy hàng bán hoa quả đã xuất hiện vải thiều Bắc Giang chín đỏ; giá bán 26 nhân dân tệ, tương đương hơn 90 nghìn đồng/kg. Nhận xét về chất lượng vải thiều Bắc Giang năm nay, chị Hoàng Mai, thương nhân ở chợ Trung tâm nói: “So với vải thiều Trung Quốc, vải thiều Bắc Giang có mẫu mã đẹp, hương vị ngọt, mát hơn. Năm nay, vải thiều Trung Quốc mất mùa nên vải thiều Bắc Giang được giá, tiêu thụ thuận lợi”. 

Chị Hoàng Mai, quê gốc Hải Phòng sang Bằng Tường sinh sống từ năm 14 tuổi. Đã 3 năm nay, chị cùng một số người Trung Quốc thu mua vải thiều từ Lục Ngạn về Quảng Tây tiêu thụ. Theo chị, các cơ quan chức năng phía Trung Quốc kiểm tra rất chặt về mặt quy cách cũng như tem nhãn trên bao bì sản phẩm. 

Vì thế, các thương nhân, doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều phía Việt Nam cần lưu tâm thực hiện đúng các quy định. Trong suốt thời gian thu thập thông tin tại chợ Trung tâm, chị Hoàng Mai đã trở thành người phiên dịch giúp chúng tôi.

Hội nghị xúc tiến và quảng bá, tiêu thụ lần này tại thị Bằng Tường đã thu hút đại biểu, khách mời với số lượng đông nhất từ trước đến nay, có gần 400 thương nhân, doanh nghiệp phía Trung Quốc tham gia. Nhiều ý kiến gợi mở nhằm giúp cho hoạt động thu mua, tiêu thụ vải thiều thuận lợi đã được các đại biểu tập trung làm rõ. 

Chính vì thế, không khí tác nghiệp của các phóng viên xung quanh hội nghị càng sôi động hơn. Nhiều ý kiến tham luận của thương nhân Trung Quốc không in sẵn bằng văn bản trong khi phiên dịch sang tiếng Việt lại nói khá nhanh. Bởi vậy, bắt buộc các phóng viên vừa tranh thủ ghi chép, vừa bật điện thoại ghi âm để cạnh bàn cô phiên dịch, nếu không sẽ khó nắm hết ý kiến tham luận.

Do đường truyền về tòa soạn từ nước ngoài không được tốt, trong khi tôi và các đồng nghiệp sử dụng mạng wifi của khách sạn nên càng khó khăn hơn. Mỗi khi chuyển tin, bài, chúng tôi đều chờ đến khi tòa soạn nhận được mới chuyển sang công việc khác. Mong muốn bạn đọc quê nhà nắm bắt kịp thời thông tin về thị trường vải thiều ở nước bạn, chúng tôi ai cũng hối hả làm tin. 

Khi kết thúc hội nghị, dù các đại biểu về phòng ăn cơm, các phóng viên vẫn nán lại hội trường hoàn thiện tác phẩm. Dù mệt nhưng mọi người đều vui vì thông tin về thị trường vải thiều ở nước bạn đã được truyền đi muôn nơi, giúp cho các chủ vườn vững tin cho mùa vải chín…

Phát triển kinh tế vải thiều - Cách làm của Bắc Giang
(BGĐT) - Đó là lời nhận xét của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường khi chứng kiến các cách làm của Bắc Giang trong những vụ vải thiều gần đây. Ấn tượng của người đứng đầu ngành nông nghiệp cả nước cũng là cảm nhận từ nhiều doanh nhân, đối tác trong và ngoài nước.
Lao động làm thuê thu nhập cao trong mùa vải thiều
(BGĐT)-Tuy cường độ lao động vất vả hơn so với các tháng khác trong năm song những lao động làm thuê trong mùa vải thiều trên đất Lục Ngạn (Bắc Giang) năm nay có thu nhập cao.
Tuần lễ vải thiều tại thành phố Hà Nội tiêu thụ hơn 123 tấn quả
(BGĐT)- Theo thông tin từ UBND huyện Lục Ngạn, sau 10 ngày diễn ra Tuần lễ vải thiều và Diễn đàn kết nối sản xuất, tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang tại Hà Nội năm 2019 (gọi tắt là Tuần lễ và Diễn đàn), tổng khối lượng vải thiều bán trực tiếp và qua các hợp đồng ký kết cung ứng, phân phối qua các hệ thống bán lẻ, kênh phân phối ở Hà Nội là hơn 123 tấn.
Thu mua hơn 1 nghìn tấn vải thiều để chế biến xuất khẩu và tiêu thụ trong các siêu thị
(BGĐT)- Theo Sở Công Thương, hiện có 3 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đang thu mua chế biến vải thiều gồm: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu (Lục Ngạn), Hệ thống Siêu thị BigC Bắc Giang và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Vifoco (TP Bắc Giang).
Mỗi ngày có hàng nghìn tấn vải thiều xuất khẩu sang Trung Quốc qua tỉnh Lào Cai
(BGĐT) - Việc xuất khẩu quả vải tươi qua Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành, thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) gặp rất nhiều thuận lợi, mỗi ngày có hàng ngàn tấn quả vải lai và vải thiều được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Ngang nhiên dàn cảnh vặt trộm vải thiều Lục Ngạn
(BGĐT) - Không chỉ bị thương lái trừ lùi, cân sai, năm nay do giá vải thiều lên cao, người bán vải tại huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) còn bị một số người vặt trộm vải.
Bắc Giang: Xuất khẩu 9 tấn vải thiều sang Mỹ và Australia
(BGĐT)- Ông Cao Văn Hoàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Lục Ngạn cho biết: Đã có 5 tấn vải thiều đầu tiên xuất khẩu sang Mỹ và 4 tấn đi Australia.
Bắc Giang: Tổng giá trị thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ đạt hơn 4 nghìn tỷ đồng
(BGĐT)- Theo thông tin từ Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công Thương Bắc Giang), đến thời điểm này, tổng sản lượng vải thiều trên địa bàn tỉnh đã tiêu thụ được hơn 78,6 nghìn tấn.
Bắc Giang: Vẫn trừ lùi, cân sai vải thiều
(BGĐT) - Với lý do nhiều quả hỏng, thối, cuống dài, các thương nhân thu mua vải thiều đều yêu cầu người dân trừ lùi từ 5 đến 8 kg, nhiều điểm là 10 kg/tạ. Bên cạnh đó, tình trạng cân điêu, cân thiếu cũng diễn ra tại huyện Lục Ngạn.
Lục Ngạn: 12 quả vải thiều hữu cơ có giá 200 nghìn đồng
(BGĐT)-Năm nay, lần đầu tiên tại Lục Ngạn có vải thiều chăm sóc theo quy trình hữu cơ được bán với giá 200 nghìn đồng/hộp.

Đỗ Thành Nam 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...