Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 27 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Lỗ hổng trong quản lý lò mổ gia súc nhỏ lẻ

Cập nhật: 08:45 ngày 28/06/2019
(BGĐT) - Trong khi bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) chưa được ngăn chặn thì trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, không ít đối tượng hành nghề giết mổ vì lợi nhuận đã thu mua lợn bệnh về giết thịt, tiêu thụ làm lây lan bệnh dịch. Cùng đó, hàng trăm lò mổ hoạt động "chui" nhưng chính quyền địa phương, cơ quan chức năng thiếu kiểm tra, giám sát.

Nhiều vi phạm

Mới đây, UBND xã Tân Trung (Tân Yên) đã lập biên bản, buộc tiêu hủy gần 4 tấn lợn mắc bệnh DTLCP của hộ ông Giáp Văn Quang, thôn Đình Hả. Theo ông Nguyễn Duy Long, Chủ tịch UBND xã, nguyên nhân là do ông Quang thu mua lợn nái đã mắc bệnh DTLCP từ huyện Yên Thế và các hộ trên địa bàn về để giết thịt, số lượng từ 2 - 3 con/ngày. 

{keywords}

Người dân mua thực phẩm tại cửa hàng bán thịt lợn trong chợ Ngô Quyền, TP Bắc Giang.

Gia đình ông Quang cũng chăn nuôi lợn với tổng đàn 50 con/lứa. Hệ quả, đàn lợn 29 con của ông Quang bị dương tính với bệnh DTLCP và buộc phải tiêu hủy. Theo biên bản xử lý vụ việc, ngoài tự lo kinh phí tiêu hủy toàn bộ số lợn trên thì ông Quang buộc phải có giấy chứng nhận (GCN) đăng ký kinh doanh mới được tiếp tục hành nghề giết mổ trở lại.

Trường hợp như ông Quang không phải là cá biệt ở Tân Yên. Theo ông Nguyễn Quang Lượng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Yên, trước đó một số hộ giết mổ nhỏ lẻ tại thị trấn Cao Thượng cũng vi phạm như hộ ông Quang nhưng được nhân dân và cơ quan chức năng của huyện kịp thời phát giác, xử lý.

Thực tế cho thấy, ngoài những hộ vi phạm về giết mổ, vận chuyển, tiêu thụ lợn bệnh thì hầu hết các hộ giết mổ nhỏ lẻ đều thiếu các điều kiện kinh doanh như: Nhân lực; địa điểm giết mổ; thiết bị, dụng cụ giết mổ, sơ chế, chứa đựng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 12-1:2011/BYT của Bộ Y tế. 

Đơn cử, hộ ông Trần Đức Quang, thôn Biền Đông, xã Cảnh Thụy (Yên Dũng) mỗi ngày giết mổ, tiêu thụ gần chục con lợn. Để có hàng, ông Quang phải thu mua lợn từ nhiều nơi mang về, mỗi lần hàng chục con, thịt dần. Tuy nhiên xung quanh chuồng nhốt, khu giết mổ và trước cổng nhà ông không được rắc vôi bột, phun thuốc khử trùng thường xuyên lại nằm sát với các hộ dân xung quanh, người lạ ra vào liên tục. 

Đặc biệt, có cả một số người giết mổ dạo (nay mổ chỗ này, mai mổ chỗ khác) đến làm thuê. Ngoài thiếu vệ sinh phòng dịch, ông Quang cũng thừa nhận mình chưa có GCN đăng ký kinh doanh mà chỉ có GCN cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Siết chặt quản lý

Toàn tỉnh hiện có hơn 800 cơ sở, hộ giết mổ nhỏ lẻ động vật trên cạn (chủ yếu là giết mổ lợn). Trong khi đó chỉ có 25 cơ sở giết mổ tập trung có GCN đăng ký kinh doanh, GCN vệ sinh thú y, số còn lại là các hộ nhỏ lẻ, hoạt động “chui” vì thiếu các điều kiện đầu tư kinh doanh cơ sở giết mổ.

Luật Thú y quy định, việc quản lý cơ sở hoạt động giết mổ động vật nhỏ lẻ thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã. Do đó để xảy ra tình trạng giết mổ “chui” là do chính quyền cấp xã chưa siết chặt quản lý. 

Toàn tỉnh hiện có hơn 800 cơ sở, hộ giết mổ nhỏ lẻ động vật trên cạn (chủ yếu là giết mổ lợn). Trong đó chỉ có 25 cơ sở giết mổ tập trung có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận vệ sinh thú y, số còn lại là các hộ nhỏ lẻ, hoạt động “chui” vì thiếu các điều kiện đầu tư kinh doanh cơ sở giết mổ.

Giải thích về trường hợp của hộ ông Trần Đức Quang, Phó Chủ tịch UBND xã Cảnh Thụy Trần Đức Thức cho biết, hộ ông Quang cũng như 4 hộ hành nghề giết mổ trên địa bàn xã, có hôm mổ lợn ở nhà, có hôm lại làm ở chỗ khác nên xã khó kiểm tra thường xuyên.

Một vấn đề đặt ra là, Luật Đầu tư quy định hành nghề giết mổ động vật là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, buộc hộ đó phải có GCN đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, Nghị định 66/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định liên quan đến hoạt động giết mổ động vật lại không nói đến loại GCN này. 

Do đó, đây cũng là một trong những lỗ hổng trong quản lý hộ giết mổ nhỏ lẻ hoạt động. Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y, một trong những tác nhân làm lây lan mầm bệnh DTLCP thời gian qua là do hàng trăm hộ giết mổ nhỏ lẻ và người giết mổ dạo trong tỉnh góp phần gây ra.

Nhằm bảo đảm cho hoạt động giết mổ, ngày 28-5-2019, Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành hướng dẫn một số biện pháp khẩn cấp về quản lý giết mổ lợn, tiêu thụ sản phẩm từ lợn khi có bệnh DTLCP. 

Nội dung quy định rõ các điều kiện về: Cơ sở được phép giết mổ lợn; việc vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ sản phẩm từ lợn; lấy mẫu và xét nghiệm mẫu; xử lý lợn và sản phẩm lợn dương tính với mầm bệnh DTLCP. Theo đó, tất cả các cơ sở, hộ giết mổ nhỏ lẻ đều phải tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vệ sinh thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm, vận chuyển và tiêu thụ lợn.

Trong đó, yêu cầu cơ quan thú y địa phương thể hiện rõ vai trò kiểm tra, giám sát, lấy mẫu xét nghiệm, bảo đảm giết mổ an toàn dịch bệnh. Đáng tiếc là từ đầu năm đến nay, Chi cục Chăn nuôi và Thú y mới kiểm tra được 2 hộ và 2 cơ sở giết mổ động vật bởi toàn bộ nhân lực phải tham gia vào chống DTLCP.

Ông Lê Văn Dương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết: “Hiện Chi cục đang phối hợp với UBND các huyện, TP chỉ đạo chính quyền cơ sở tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ các hộ giết mổ nhỏ lẻ, đặc biệt là các hộ thu gom lợn, sản phẩm từ lợn. 

Yêu cầu họ ký cam kết thực hiện các quy định trong phòng, chống bệnh DTLCP và các quy định về thú y khác. Giải pháp lâu dài, ngành nông nghiệp sẽ tham mưu với UBND tỉnh mời gọi đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung, quy mô lớn”.  

Theo ông Dương, các địa phương cần thường xuyên thống kê để nắm được sự biến động của tổng đàn lợn, quản lý chặt việc thu mua lợn; tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia giám sát, tố giác các hộ có hành vi giết mổ, thu gom lợn trái quy định.

Quy định mới về mức hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
Ngày 27-6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 793/QĐ-TTg hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi. 
Một trang trại 20.000 con lợn thành ổ dịch tả lợn châu Phi lớn nhất nước
Tỉnh Đồng Nai đã ghi nhận ổ dịch lớn nhất từ trước đến nay tại trại lợn của Công ty Chăn nuôi lợn Phú Sơn trên địa bàn huyện Trảng Bom với tổng đàn gần 20.000 con.
Giám sát chặt việc vệ sinh phòng dịch tả lợn châu Phi
(BGĐT)- Sáng 17-6, Đoàn công tác Ban Kinh tế -Ngân sách HĐND tỉnh Bắc Giang do đồng chí Ngụy Kim Phương, Trưởng Ban làm trưởng đoàn đã khảo sát tình hình, phương án xử lý bệnh dịch bệnh tả lợn châu Phi tại huyện Lạng Giang. 
Bắc Giang thực hiện đợt cao điểm phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi
(BGĐT) - Sáng 16-6, các huyện, TP trong tỉnh đồng loạt tổ chức ra quân thực hiện kế hoạch mở đợt cao điểm phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) do Chủ tịch UBND tỉnh phát động (kéo dài từ 1-6 đến hết tháng 9-2019).
Khảo nghiệm vaccine ngừa dịch tả lợn châu Phi cho kết quả ban đầu
Bộ Nông nghiệp và PTNT khảo nghiệm hiệu quả vaccine dịch tả lợn châu Phi cho kết quả khả quan ban đầu, có nhiều triển vọng.
Thủ tướng yêu cầu 'chống dịch tả lợn châu Phi như chống giặc'
Lãnh đạo Chính phủ giao các địa phương xử lý nghiêm người khai không đúng số lượng, trọng lượng lợn nhiễm dịch tả châu Phi bị tiêu huỷ. 

Thế Đại

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...