Thứ năm, 18/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

EVFTA, IPA như tuyến đường cao tốc lớn hiện đại, nối gần hơn EU - Việt Nam

Cập nhật: 20:21 ngày 30/06/2019
Lễ ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) diễn ra chiều 30-6.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, lễ ký kết là “Một dấu mốc son trong quá trình dài đàm phán và hoàn thành các thủ tục trong nhiều năm qua”.

“Sự liên kết, tổng hòa các hiệp định quan trọng này sẽ nâng cánh quan hệ Việt Nam – EU lên tầm cao mới trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang nổi lên” -Thủ tướng cho biết.

{keywords}

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ.

Cũng theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Lễ ký hiệp định hôm nay mang ý nghĩa đặc biệt, thể hiện tư duy mạnh mẽ, tầm nhìn chiến lược của cả Việt Nam và EU là hai nền kinh tế mang tính bổ sung cho nhau, hợp tác cùng có lợi và cùng phát triển hướng tới tương lai tươi sáng, đóng góp cho hòa bình và sự phát triển bền vững”.

Đề cập tới việc CPTPP vừa có hiệu lực, Thủ tướng tin tưởng các bên sẽ sớm phê chuẩn EVFTA, IPA để khi có hiệu lực, hai hiệp định quan trọng này “như tuyến đường cao tốc quy mô lớn, hiện đại, nối gần hơn EU và Việt Nam”.

Qua đó người dân hai bên dễ dàng hợp tác giao lưu, các doanh nghiệp hai bên có thể tiếp cận thuận lợi thị trường của nhau.

Đặc biệt, doanh nghiệp EU không chỉ tiếp cận thị trường Việt Nam mà còn ASEAN, CPTTP, các thị trường lớn khác ở khu vực Đông Nam Á, “góp phần tạo xung lực Đông Tây – mang tới phát triển thịnh vượng giữa hai khu vực Á – Âu và toàn cầu”.

Cùng có mặt tại lễ ký, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh điểm lại quá trình thảo luận về lộ trình tăng cường hợp tác song phương giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, trong đó nhớ lại hàng chục năm trước đây, khi đó châu Âu là một trong những người bạn đầu tiên chia sẻ, tin tưởng vào ý chí, quyết tâm hội nhập rất lớn của dân tộc Việt Nam.

Rất ít người khi đó nghĩ rằng 2 bên có thể đạt được những mục tiêu đầy tham vọng. Không lâu sau đó Việt Nam đã gia nhập WTO và có bước tiến vững chắc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Ông Trần Tuấn Anh lưu ý, việc ký kết 2 hiệp định mới chỉ là khởi đầu cho chặng đường mới, đặc biệt là việc phê chuẩn cả 2 hiệp định đòi hỏi nhiều nỗ lực của 2 bên để hoàn tất phê chuẩn trong thời gian sớm nhất.

Phát biểu tại lễ ký, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết:

“EVFTA và IPA là 2 hiệp định thế hệ mới, chất lượng cao và bảo đảm cân bằng lợi ích của các bên.

{keywords}

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thay mặt Chính phủ Việt Nam ký kết hiệp định EVFTA. 

Việc ký kết các Hiệp định này sẽ góp phần tăng tốc tiến trình cải cách, hội nhập kinh tế theo chiều sâu của Việt Nam, không chỉ trong lĩnh vực thương mại truyền thống mà cả trong lĩnh vực thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, sở hữu trí tuệ, mua sắm của chính phủ, lao động, phát triển bền vững, xây dựng nền kinh tế Việt Nam theo nguyên tắc của kinh tế thị trường, thông lệ tốt của quốc tế, đặc biệt là của Liên minh châu Âu”.

Bộ trưởng phụ trách về Kinh doanh, Thương mại và Doanh nghiệp của Rumani ông Stefan-Radu Oprea cho hay, đây là thời điểm mang tính lịch sử, việc ký hiệp định này là biểu tượng quan trọng trong bối cảnh quan hệ quốc tế hiện nay.

Ông khẳng định, EU sẽ thúc đẩy phê chuẩn 2 hiệp định này. Hiệp định có thể thúc đẩy quan hệ thương mại 2 bên rất mạnh mẽ“ – ông nhấn mạnh.

Cao ủy về Thương mại của EU - bà Cecilia Malmström bày tỏ vinh dự có mặt tại Hà Nội để ký 2 hiệp định quan trọng mang tính cột mốc quan trọng, khẳng định hợp tác lâu bền giữa 2 bên.

Bà dẫn câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và cảm ơn Việt Nam cùng nỗ lực đưa đến ký kết 2 hiệp định quan trọng.

Trước lễ ký kết ngày 30-6, ngày 25-6, Hội đồng Bộ trưởng (châu Âu) đã thông qua hai hiệp định về thương mại và đầu tư, mở đường cho việc ký kết các hiệp định này và kết thúc tiến trình.

Sau Singapore, Hiệp định (về tự do thương mại và bảo hộ đầu tư) với Việt Nam là hiệp định thứ hai mà EU hoàn thành với một quốc gia Đông Nam Á.

Thông cáo của EU cho biết, hai hiệp định sẽ mở ra những lợi ích chưa từng có cho các công ty, người tiêu dùng và người lao động ở châu Âu và Việt Nam. Đồng thời tăng cường việc tôn trọng các quyền về lao động, bảo vệ môi trường và cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu trong khuôn khổ Hiệp định Paris.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU đã khởi động đàm phán từ năm 2012, và được lãnh đạo Việt Nam và EU tuyên bố kết thúc đàm phán vào tháng 12.2015.

Hiệp định đã được hoàn thành rà soát pháp lý ở cấp kỹ thuật vào tháng 6-2017.

Tuy nhiên, sau đó Việt Nam và EU đã thống nhất tách Hiệp định thương mại tự do giữa hai bên thành hai hiệp định riêng biệt, bao gồm:

Hiệp định thương mại tự do gồm toàn bộ nội dung đã được thống nhất trước đây, trong đó phần đầu tư chỉ bao gồm Tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư: Gồm các quy định về bảo hộ đầu tư của một bên trên lãnh thổ của bên kia, trong đó có quy định về giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư (IPA).

Hiệp định này phải được sự phê chuẩn của Nghị viện châu Âu và Nghị viện các nước thành viên thì mới có hiệu lực. Hiệp định sẽ thay thế các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký với các nước thành viên EU.

EU phê chuẩn các hiệp định thương mại, đầu tư với Việt Nam
Hội đồng châu Âu hôm nay (25-6) vừa phê chuẩn việc ký kết hai thỏa thuận thương mại và đầu tư quan trọng giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam.

Theo Lao động

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...