Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 24 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Cần chú ý đến hành vi gian lận xuất xứ sản phẩm

Cập nhật: 20:54 ngày 09/07/2019
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, đằng sau tốc độ tăng trưởng thương mại vào các thị trường, những mặt hàng tăng trưởng nóng trong năm 2019 là những vấn đề cần lưu ý liên quan đến hành vi gian lận xuất xứ sản phẩm.

Ngày 9-7, tại cuộc họp với các cục, vụ triển khai Đề án "Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ", Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, ở góc độ tích cực, tăng trưởng xuất khẩu làm tăng quy mô xuất khẩu, giúp đạt mục tiêu xuất khẩu.

{keywords}

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh. 

Nhưng góc độ khác liên quan đến tính bền vững của các ngành hàng. Hàng loạt các nhóm ngành hàng xuất khẩu sang EU, Mỹ... tăng trưởng mạnh thời gian qua, có ngành hàng tăng 2 con số trong nhiều năm liền như dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử... nhưng có hiện tượng lẩn tránh phòng vệ thương mại, thậm chí gian lận xuất xứ.

“Đằng sau tốc độ tăng trưởng thương mại vào các thị trường, những mặt hàng tăng trưởng nóng trong năm 2019 là những vấn đề cần lưu ý liên quan đến hành vi gian lận xuất xứ sản phẩm”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Báo cáo rõ hơn về thực trạng này, ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cho biết, Hoa Kỳ và EU là những thị trường dễ phát sinh các trường hợp gian lận thương mại. Mặc dù các đơn vị thuộc Bộ đã nỗ lực cảnh báo nhưng nguy cơ lẩn tránh phòng vệ thương mại vẫn gia tăng.

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến hành vi này là chênh lệch giữa thuế ưu đãi và thuế thông thường. Các nước cho phép doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ cho sản phẩm của mình. Chế tài xử phạt với gian lận xuất xứ, ghi sai chứng nhận xuất xứ (C/O) còn nhẹ.

Còn theo ông Nguyễn Hồng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, vấn đề chống lẩn tránh, gian lận xuất xứ không mới, vấn đề là thời điểm này bị đẩy lên một tầm mới. Đặc biệt với thị trường Mỹ, thời gian gần đây nổi lên nhiều hành vi gian lận.

Trước tình trạng này, ông Dương đề nghị cần có cơ chế phối hợp giữa các Bộ ngành và địa phương trong cấp C/O và kiểm tra chặt chẽ trong chống lẩn tránh và gian lận xuất xứ. Tăng nặng chế tài cũng sẽ giúp hạn chế đáng kể các hành vi gian lận, hiện chế tài chưa đủ mạnh để các đối tượng không dám nghĩ đến gian lận hay làm giả C/O.

Trong khi đó, theo Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh, hiện có tình trạng hàng hóa viết xuất xứ Việt Nam, in nhãn mác Việt Nam nhưng thực tế lại là hàng từ biên giới chuyển về. Qua kiểm tra thì thấy có một số mặt hàng như rau củ quả, thực phẩm, hàng dệt may, giày dép, đồ chơi trẻ em... giả mạo xuất xứ Việt Nam.

"Đây là hành vi gian lận xuất xứ mới, gắn xuất xứ Việt Nam để dễ bán. Phương thức làm giả ngày càng tinh vi. Chế tài xử lý với hàng không phải hàng Việt Nam mà gắn mác "made in Vietnam" như thế nào hiện cũng chưa rõ, chúng tôi đang phải xử vòng sang các hành vi vi phạm khác, vì thế thời gian tới phải hoàn thiện hệ thống pháp luật", ông Linh đề nghị.

Để thực hiện Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ” do Thủ tướng Chính phủ vừa mới ban hành, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm của Bộ là triển khai quyết liệt các biện pháp chống lẩn tránh phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ.

Các cục, vụ phải phối hợp triển khai. Để triển khai tốt đề án, phải xây dựng ngay kế hoạch hành động. Bộ trưởng đề nghị Cục Phòng vệ thương mại phải tiếp thu ý kiến các đơn vị để đưa vào kế hoạch.

Lục Ngạn lập hai tổ công tác liên ngành phòng, chống gian lận thương mại trong vụ vải thiều
(BGĐT) - UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vừa thành lập hai tổ liên ngành kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông (ATGT) và gian lận thương mại trong vụ thu hoạch vải thiều năm 2019.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Tạo thuận lợi thương mại chưa tới, chống gian lận thương mại chưa đạt yêu cầu
Sáng 19-2, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899) chủ trì phiên họp lần thứ 4 của Ủy ban, kiểm điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2018 và phương hướng triển khai năm 2019.
Cao điểm chống gian lận thương mại
(BGĐT) - Giáp tỉnh biên giới Lạng Sơn, gần các tỉnh, thành phố có thị trường sôi động như: Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh, là vùng sản xuất nông nghiệp lớn…, Bắc Giang được xác định là địa bàn trọng điểm phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Theo Lao động

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...