Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 29 °C / 26 - 28 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Sản phẩm Trung Quốc “mượn” xuất xứ hàng Việt: Thách thức của doanh nghiệp ngành gỗ

Cập nhật: 08:43 ngày 23/07/2019
(BGĐT) - Nhiều doanh nghiệp (DN) ngành gỗ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện lo lắng trước thực trạng căng thẳng thương mại giữa các nước và một số hiệp định thương mại tự do có hiệu lực khiến gỗ Trung Quốc “mượn” xuất xứ Việt Nam để tránh thuế khi xuất khẩu, gây ảnh hưởng lớn đến kim ngạch và thương hiệu của DN trong tỉnh. 

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có khoảng 770 cơ sở chế biến gỗ chủ yếu tập trung ở các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế. Tuy số lượng cơ sở chế biến nhiều nhưng sản phẩm đa số dừng lại ở nguyên liệu thô như ván bóc, dăm băm, giá trị xuất khẩu không lớn, chưa phát huy được thế mạnh vùng rừng nguyên liệu rộng lớn. 

{keywords}

Sản phẩm gỗ bóc của một doanh nghiệp tại xã Tam Tiến (Yên Thế).

Các địa phương khác như Lạng Giang, Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa và TP Bắc Giang có một số cơ sở, làng nghề mộc chế biến, sản xuất đồ dân dụng, mỹ nghệ hoặc ván ghép, gỗ dán nhưng nguyên liệu lại phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu do trong tỉnh không có nguồn gỗ đường kính lớn, gỗ chất lượng cao.

Được biết, toàn tỉnh hiện có hơn 100 nghìn ha rừng trồng, trong đó vùng nguyên liệu chế biến gỗ khoảng 80 nghìn ha, sản lượng khai thác bình quân đạt hơn 500 nghìn m3/năm. 

Đón bắt cơ hội khi nhiều hiệp định thương mại có hiệu lực, mở ra thị trường xuất khẩu rộng với nhiều ưu đãi về thuế, hải quan…, một số DN đã đầu tư xây dựng cơ sở chế biến, sản xuất công suất lớn, công nghệ, dây chuyền hiện đại. 

Mục đích là hướng đến tạo ra những sản phẩm có giá trị cao, xuất khẩu thành công vào những thị trường nhiều tiềm năng như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) bên cạnh thị trường truyền thống là các nước châu Á.

Ông Trương Hữu Thắng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn gỗ Hương Sơn (Lạng Giang) cho biết, DN đã đầu tư hàng chục tỷ đồng trang bị, lắp đặt hệ thống máy móc hiện đại, đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao nhất về ván ép phủ phim, phủ keo, chịu nước và các loại gỗ dán, gỗ lạng. Sản phẩm được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nhưng điều khiến ông Thắng lo lắng là gần đây có tình trạng DN Việt Nam chịu sức ép từ gỗ Trung Quốc.

Theo ông Thắng, do căng thẳng thương mại với Mỹ nên các DN gỗ Trung Quốc đang tìm cách đưa sản phẩm, đặc biệt là gỗ dán sang Việt Nam, sau đó xuất khẩu sang nước thứ ba dưới danh nghĩa hàng Việt Nam hoặc tiêu thụ trong nội địa, gây sức ép rất lớn cho các DN trong nước.

Tại thị trường Bắc Giang, một số cửa hàng vật liệu xây dựng và cơ sở chế biến nội thất cũng sử dụng gỗ dán, gỗ ép, gỗ công nghiệp có nguồn gốc từ Trung Quốc. 

Trao đổi với anh N.V.Đ có đại lý kinh doanh các loại gỗ, ván sàn Trung Quốc tại phường Xương Giang (TP Bắc Giang) được biết, về mẫu mã, hàng Việt Nam không thể đa dạng bằng họ. Từ rẻ tiền đến cao cấp, hầu như đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng, hình thức, hoa văn phong phú, bề mặt bóng bẩy, giả vân các loại gỗ như sồi, tuyết tùng, thông, bạch dương… 

{keywords}

Chúng tôi mong các cơ quan quản lý nhà nước cần có giải pháp kiểm soát dòng chảy ồ ạt sản phẩm gỗ dán từ Trung Quốc vào Việt Nam. Đồng thời giúp đỡ DN chế biến, xuất khẩu gỗ về vốn để mua sắm, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm”.

Ông Trương Hữu Thắng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn gỗ Hương Sơn

Lợi thế cạnh tranh lớn nhất của loại hàng này là giá rất rẻ, chỉ từ hơn 100 nghìn đồng/m2, trong khi hàng Việt thường có giá cao hơn 20-30%. Thậm chí để “lòe” người tiêu dùng, mặt sau nhiều tấm gỗ còn in dòng chữ “Germany Technology” - công nghệ Đức hoặc “Malaysia Technology” - công nghệ Malaysia.

Nhiều chủ DN sản xuất gỗ cho rằng, lợi thế về vốn, công nghệ, kinh nghiệm, chi phí sản xuất thấp của các sản phẩm nhập từ Trung Quốc khiến “sân chơi” không bình đẳng với DN trên địa bàn tỉnh. Hầu như các cơ sở ở Bắc Giang đều là DN vừa và nhỏ, thiết bị sản xuất lạc hậu, sản phẩm chưa đa dạng nên khó cạnh tranh.

Một nỗi lo khác rất có cơ sở là nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đang đổ tiền đầu tư theo hình thức FDI sang Việt Nam để trực tiếp sản xuất tại chỗ. Theo nhận định của một số DN, các tỉnh phía Bắc như Bắc Giang được nhiều chủ đầu tư Trung Quốc lựa chọn do giá nhân công rẻ, gần biên giới nên tiết kiệm cước phí vận chuyển. Họ thuê đại diện là người Việt Nam và khi đó có thể sản phẩm được in nhãn “Made in VietNam”, tiềm ẩn nguy cơ gian lận thương mại, càng khiến cho DN trong tỉnh chịu nhiều sức ép về sản xuất, tiêu thụ.

Để đối phó với tình trạng này, ông Nguyễn Cường, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, các DN trong tỉnh nếu không muốn bị thất thế cần có kế hoạch huy động đầu tư, nâng cấp máy móc, cải tiến công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm. Thay đổi cơ cấu sản phẩm, chuyển dần từ nguyên liệu thô là ván bóc, dăm băm sang thành phẩm có chất lượng, giá trị cao. 

Cải tiến sản xuất, tiết giảm chi phí để tăng sức cạnh tranh, chủ động tìm kiếm, khai phá thị trường. Trong đó, để xuất khẩu sang các thị trường được ưu đãi thuế như EU, Mỹ thì phải xây dựng vùng nguyên liệu rừng được cấp Chứng chỉ rừng phát triển bền vững, cân bằng các giá trị bảo vệ môi trường (FSC). 

Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu với UBND tỉnh thu hút một số nhà đầu tư có đủ năng lực vào chế biến gỗ chất lượng cao, gia tăng nguồn lợi từ rừng sản xuất, hình thành những sản phẩm mang thương hiệu Bắc Giang. 

Các DN trong ngành gỗ cũng cần thận trọng về hợp tác đầu tư sản xuất, không chạy theo lợi ích trước mắt mà vi phạm pháp luật, tiếp tay cho hành vi gian lận thương mại. Đặc biệt, cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát thị trường, tránh tình trạng DN nước ngoài lợi dụng các chính sách ưu đãi về thuế quan để nhập hàng về đội lốt hàng Việt Nam.

Chứng chỉ quản lý rừng FSC: “Chìa khóa” mở cửa xuất khẩu gỗ rừng trồng
(BGĐT) - Bắc Giang có gần 120 nghìn ha đất rừng sản xuất, mỗi năm khai thác hơn 600 nghìn m3 gỗ các loại. Sản lượng này chủ yếu được xuất khẩu sang các nước trong khu vực mà chưa tới thị trường Mỹ và châu Âu nên đạt giá trị thấp. Lý do bởi rừng của Bắc Giang cơ bản chưa có Chứng chỉ quản lý rừng FSC. Để tăng diện tích rừng được cấp loại chứng chỉ này vẫn là bài toán khó với ngành lâm nghiệp.
Công nghiệp chế biến gỗ: Chưa có nhà đầu tư lớn, giảm giá trị rừng trồng
(BGĐT) - Mỗi năm, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng trong toàn tỉnh Bắc Giang lên đến hàng trăm nghìn m3. Lượng gỗ này chủ yếu dùng làm nguyên liệu thô băm dăm, ván xẻ, gỗ bóc, cốp pha… Sản phẩm chế biến tinh, sâu ít nên giá trị gia tăng thấp, chưa xứng với tiềm năng rừng của tỉnh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2019 phải vượt mức 11 tỷ USD
Diễn đàn “Ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản năm 2018 – thành công, bài học kinh nghiệm; giải pháp bứt phá năm 2019” đã diễn ra sáng 22-2 tại Hà Nội với sự góp mặt của khoảng 600 đại biểu là đại diện các bộ, ngành Trung ương, địa phương, đại sứ quán, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội và trên 300 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này. Cùng dự hội nghị có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng.
Yên Thế hướng tới thâm canh rừng gỗ lớn
(BGĐT)- Năm 2019, huyện Yên Thế (Bắc Giang) có kế hoạch trồng 900 ha rừng sản xuất tập trung và hơn 300 nghìn cây phân tán. Để việc trồng rừng đạt hiệu quả, chính quyền địa phương, ngành chức năng và các chủ rừng trong huyện đã chuẩn bị tốt mọi điều kiện phục vụ trồng rừng.

Quốc Phương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...