Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 35 °C / 27 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tập đoàn Điện lực Việt Nam kêu lỗ vì liên tục phải phát điện chạy dầu giá cao

Cập nhật: 09:33 ngày 23/07/2019
Nhà đèn cho rằng, việc phải huy động lượng lớn điện chạy dầu với giá gần 6.000 đồng một kWh gây áp lực lớn tới tình hình tài chính. 

Theo báo cáo tình hình hoạt động 6 tháng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt gần 117,4 tỷ kWh, tăng gần 11% so với cùng kỳ 2018. 

Trong đó, sản lượng nhiệt điện than hơn 60,1 tỷ kWh, thuỷ điện xấp xỉ 29,9 tỷ kWh. Ngoài ra, EVN đã phải huy động gần 800 triệu kWh từ điện chạy dầu giá cao, để đủ điện cho sản xuất, sinh hoạt.

{keywords}

Công nhân Điện lực Hà Nội chuẩn bị bảo dưỡng đường dây khi nắng nóng. 

Ông Võ Quang Lâm - Phó Tổng Giám đốc EVN cho biết, nhu cầu điện dự báo tiếp tục tăng cao trong 6 tháng cuối năm khi hệ thống điện hầu như không có dự phòng về nguồn. Cùng đó, mực nước các hồ thuỷ điện ở mức rất thấp, nhiều hồ thuỷ điện lớn trên dòng sông Đà ở gần mức nước chết và việc cung ứng than cho điện, khí khó khăn...

Do đó, có thể EVN vẫn phải tiếp tục huy động thêm từ nguồn điện chạy dầu giá cao, con số dự kiến cả năm có thể lên tới 3 tỷ kWh. Việc này, theo lãnh đạo EVN, "sẽ là thách thức lớn với tình hình tài chính của tập đoàn".

Hiện, giá sản xuất mỗi kWh điện chạy dầu là 5.700-6.000 đồng một kWh (chưa gồm phí truyền tải, phân phối), trong khi giá bán lẻ bình quân tới các hộ dùng điện là 1.844,64 đồng một kWh, chênh 4.000-5.000 đồng mỗi kWh.

Trong bối cảnh này, EVN sẽ tăng cường huy động nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió, mặt trời). So với việc phải chạy dầu phát điện thì giá của điện mặt trời vẫn rẻ hơn nhiều, trên 2.100 đồng một kWh (chưa gồm phí, thuế...). Tuy nhiên, điểm yếu là phụ thuộc lớn vào thời tiết, phần lớn công suất phát các nhà máy này chỉ đạt 60-70% công suất thiết kế, do đó một mặt huy động tối đa nguồn điện sạch, EVN cũng phải tính toán để có lượng điện dự phòng, tránh trường hợp rã lưới.

Nửa đầu năm, 89 nhà máy điện gió, điện mặt trời với tổng công suất gần 4.500 MW vào vận hành, chiếm khoảng 9,5% tổng công suất lắp đặt toàn hệ thống. Tổng lượng điện mặt trời huy động 6 tháng qua khoảng 800 triệu kWh, riêng một số ngày đầu tháng 7 bình quân, mỗi ngày huy động hơn 20 triệu kWh từ điện mặt trời, góp gần 3% sản lượng phát điện toàn quốc.

6 tháng cuối năm, EVN sẽ đưa vào vận hành 3 dự án nguồn điện với tổng công suất 1.480 MW, gồm Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng, Nhiệt điện Duyên hải 3 mở rộng, Thủy điện Thượng Kon Tum. Ngoài ra, tập đoàn này sẽ khởi công các dự án điện mặt trời Phước Thái 1 và Sê San 4.

Tập đoàn này sẽ đóng điện các công trình đường dây 220 kV Thủy điện Thượng Kon Tum - Quảng Ngãi, lắp máy biến áp 500 kV và 220 kV thứ 2 tại trạm biến áp 500 kV Lai Châu...

Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng việc tăng giá điện
Trong báo cáo gửi Chính phủ về phương án tăng giá điện và kiểm tra thực hiện điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán lẻ điện, Bộ Công Thương khẳng định không có sự bất thường, đồng thời cho hay sẽ sửa biểu giá điện bậc thang.
Bộ Công Thương và EVN phải giải trình đầy đủ phương án tăng giá điện
Chính phủ đã ban hành nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4-2019. Tại nghị quyết, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực VN (EVN) khẩn trương có giải trình đầy đủ về phương án tăng giá điện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15-5-2019.
Thủ tướng chỉ đạo làm rõ việc tăng giá điện
Thanh tra Chính phủ được yêu cầu vào cuộc cùng Bộ Công Thương, Tài chính kiểm tra việc tăng giá điện thêm 8,36% từ 20-3.

Theo VnExpress

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...