Thứ năm, 18/04/2024
Bắc giang 32 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Lợi dụng phát luỗng, phá rừng tự nhiên

Cập nhật: 10:29 ngày 26/07/2019
(BGĐT) - Thời gian gần đây, công tác quản lý, bảo vệ rừng (BVR) trong tỉnh Bắc Giang có chuyển biến tích cực, số vụ cháy, phá rừng tự nhiên giảm. Dù vậy, tại một số địa phương vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra đốt, phá rừng tự nhiên.

Những “điểm nóng”

Toàn tỉnh có hơn 25,8/56,6 nghìn ha rừng tự nhiên được giao cho cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, lực lượng vũ trang, UBND các cấp quản lý, bảo vệ. Trong đó gần 17 nghìn ha giao cho khoảng 4 nghìn hộ gia đình, cá nhân. 

{keywords}

Cán bộ kiểm lâm địa bàn Tân Lập cùng người dân kiểm tra rừng tự nhiên tại xã Đèo Gia (Lục Ngạn).

Diện tích này đa phần là rừng nghèo kiệt, trữ lượng gỗ thấp. Vì vậy nhiều năm qua, không ít chủ rừng đã tìm cách phát luỗng, đốt, phá rừng tự nhiên để biến thành đất trồng rừng sản xuất.

Đơn cử, ngày 20-5-2019, cán bộ Trạm Kiểm lâm địa bàn Tân Lập, Hạt Kiểm lâm Lục Ngạn phối hợp với UBND xã Đèo Gia kiểm tra rừng tự nhiên đã giao cho các hộ ở thôn Đèo Gia, phát hiện có 3 đám cháy, tổng diện tích 3,2 ha. 

Chủ rừng là các ông: Tống Văn Hùi, Tống Văn Quang và Tống Văn Hoàn. Trước đó, lực lượng kiểm lâm huyện phối hợp với chính quyền xã Đèo Gia phát hiện tại các lô rừng trên xảy ra tình trạng chủ hộ phát luỗng cây bụi, tre nứa. Tổ công tác đã vận động các hộ dừng phát luỗng và yêu cầu ký cam kết BVR song hộ ông Tống Văn Hoàn không ký, sau đó xảy ra cháy rừng.

Thực tế, nhiều chủ rừng tại xã Lục Sơn (Lục Nam) cũng chặt phá rừng tự nhiên được giao quản lý, bảo vệ. Trong đó có 2 vụ phá rừng tự nhiên thuộc khoảnh 32 và 37, tiểu khu 105, thôn Đồng Vành 2, xã Lục Sơn (tổng diện tích gần 2,3 ha) bị cơ quan chức năng ra quyết định khởi tố. 

Chủ rừng là bà Trần Thị Thường, thôn Hổ Lao 3, xã Lục Sơn. 5 vụ còn lại xảy ra ở thôn Khe Nghè và Đồng Vành 2, tổng diện tích rừng tự nhiên bị phá gần 1,8 ha. Đầu tháng 6 vừa qua, cơ quan chức năng đã làm rõ vụ việc, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính từ 20 đến 30 triệu đồng đối với 5 chủ rừng trên.

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh phát hiện, lập biên bản 68 vụ vi phạm lâm luật; xử phạt vi phạm hành chính 61 vụ (gồm cả các vụ từ kỳ trước chuyển sang), trong đó số vụ chặt phá rừng tự nhiên trái phép xảy ra 6 vụ, cháy rừng 4 vụ. 

So với cùng kỳ năm ngoái, phá rừng giảm 5 vụ, cháy rừng giảm 2 vụ; tổng diện tích thiệt hại giảm 8,7ha. Các số liệu này cho thấy, công tác quản lý, BVR đã có chuyển biến nhưng các “điểm nóng” phá rừng như: Đèo Gia, Lục Sơn, Yên Định (Sơn Động) sau một thời gian im ắng nay lại tái diễn.

Cần xử lý triệt để

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, người dân phá rừng tự nhiên chủ yếu để lấy đất trồng rừng sản xuất. Nguyên nhân bởi đa phần các hộ được giao rừng đều có thu nhập thấp, nguồn thu chủ yếu nhờ vào nguồn hỗ trợ khoán BVR và khai thác lâm sản phụ là chính nhưng mức hỗ trợ chỉ từ 200 - 400 nghìn đồng/ha/năm. Trong khi, một ha đất rừng kinh tế mỗi năm có thể cho thu từ 20 - 30 triệu đồng. Do đó các địa phương có rừng tự nhiên vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ lấn chiếm đất rừng.

{keywords}

Hiện trường vụ cháy rừng ngày 19-5-2019 tại thôn Đèo Gia, xã Đèo Gia.

Việc xử lý các vụ phá rừng không triệt để cũng là nguyên nhân tiềm ẩn tái diễn tình trạng phá rừng tự nhiên. Trước đây, tại xã Đèo Gia và Lục Sơn đã xảy ra nhiều vụ phá rừng tự nhiên để trồng rừng kinh tế, buộc chính quyền địa phương, cơ quan chức năng phải nhổ bỏ nhưng các chủ rừng chống đối quyết liệt. 

Ví như các vụ phá và tranh chấp đất rừng ở thôn Đèo Gia diễn ra các năm 2002, 2015. Thời điểm đó, chính quyền địa phương, cơ quan chức năng không tìm ra thủ phạm để xử lý dẫn đến một số người dân coi thường pháp luật, liên tục lấn chiếm đất rừng. 

Đỉnh điểm là vụ tranh chấp giữa người dân thôn Đèo Gia và Công ty Thiên Lâm Đạt năm 2018. Ông Hoàng Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Đèo Gia cho hay, đến nay 33 đối tượng trong vụ án bị xử phạt hành chính vẫn không chịu nhận quyết định và nộp phạt; đến ngày 16-7 vừa qua, 9/11 đối tượng bị xử lý hình sự, số còn lại (cũng trong vụ án này) mới chịu trình diện, thi hành án.

Để rừng không bị tàn phá, ông Từ Quốc Huy, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho rằng, nhà nước cần nâng mức hỗ trợ BVR, đồng thời đầu tư nguồn lực cải tạo lâm sinh bằng cách trồng bổ sung các giống cây bản địa, lâm sản ngoài gỗ ở những cánh rừng nghèo kiệt để cải tạo, làm giàu rừng, tạo nguồn thu trước mắt cho người giữ rừng. 

Song, điểm mấu chốt vẫn là cấp ủy, chính quyền cơ sở và ngành kiểm lâm cần vào cuộc quyết liệt hơn. Quan tâm củng cố mối quan hệ giữa chính quyền, kiểm lâm với người dân để phát huy tinh thần tố giác tội phạm. Các cơ quan thực thi pháp luật phối hợp làm rõ, xử lý nghiêm các trường hợp đốt, phá rừng, xử lý nghiêm vi phạm để răn đe.

60 cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 2, Sư đoàn 3 (Quân khu 1) chữa cháy rừng tại xã Yên Lư (Yên Dũng)
(BGĐT)-Chiều 25-7, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 2, Sư đoàn 3 (Quân khu 1) đang hành quân dã ngoại làm công tác dân vận tại xã Yên Lư (Yên Dũng) thì nhận được thông tin có đám cháy tại rừng thông 7 năm tuổi ở khu vực dãy núi Nham Biền, thôn An Thái.
Lục Nam phối hợp bảo vệ rừng giáp ranh
(BGĐT) - Công tác quản lý, bảo vệ rừng (BVR) giáp ranh thường gặp rất nhiều khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã phối hợp với huyện Lục Ngạn và Hữu Lũng (Lạng Sơn) xây dựng, thực hiện quy chế quản lý, BVR mang lại hiệu quả rõ nét. 
Đốt lửa lấy mật ong gây cháy rừng, ba nông dân bị bắt giam
Công an huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với 3 đối tượng về tội “Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy”.
Khởi tố người phụ nữ đốt cỏ gây cháy rừng ở Hà Tĩnh
Công an huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vừa ra quyết định khởi tố một phụ nữ đốt lửa gây cháy rừng.
Đưa nội dung quản lý, bảo vệ và phát triển rừng vào quy ước thôn
(BGĐT) - Thực hiện chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND TP Bắc Giang về việc đưa nội dung công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống cháy rừng vào quy ước thôn, Hạt Kiểm lâm TP Bắc Giang đã chỉ đạo cán bộ kiểm lâm địa bàn tham mưu giúp chính quyền địa phương 2 xã có rừng và đất lâm nghiệp gồm: Đồng Sơn và Song Mai xây dựng các nội dung liên quan tới công tác này.

An Khánh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...