Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bắc Giang thực hiện Chương trình 135: Những bất cập nảy sinh từ cơ sở

Cập nhật: 07:00 ngày 03/08/2019
(BGĐT) - Chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 135) là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, thu hút sự tham gia của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch, ban hành quyết định, thực hiện và giám sát thực hiện. Tuy nhiên, để phát huy tốt hơn hiệu quả của chương trình đòi hỏi phải giải quyết những bất cập về cơ chế phân cấp, phân quyền.

Quyết liệt triển khai

Bắc Giang là tỉnh miền núi có 9 huyện, một thành phố, trong đó có 6 huyện miền núi và một huyện vùng cao, với 230 xã, phường, thị trấn (188 xã vùng dân tộc và miền núi, trong đó có 47 xã vùng cao). 

Theo Quyết định số 900/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 414/QĐ-UBDT của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, toàn tỉnh có 52 xã (40 xã đặc biệt khó khăn, 12 xã an toàn khu) và 99 thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020.

{keywords}

Công trình cấp nước sạch đầu tư từ nguồn vốn Chương trình 135 tại xã Nghĩa Phương (Lục Nam) không phát huy hiệu quả. 

Những năm gần đây, thực hiện Chương trình 135, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt các ngành hướng dẫn các huyện thực hiện dự án theo hướng tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, không bình quân chia đều và có lộ trình cụ thể phù hợp với điều kiện của từng thôn, hộ. 

Thông qua Tiểu dự án hỗ trợ phát triển sản xuất quy mô được mở rộng, nhiều mô hình mang lại hiệu quả như: Hỗ trợ xây dựng cánh đồng mẫu ở xã Tiến Thắng, chè giống mới ở xã Xuân Lương, bưởi Diễn ở xã Đồng Tiến, huyện Yên Thế; vải thiều an toàn theo quy trình VietGAP và GlobalGAP huyện Lục Ngạn; giống nhãn Miền Thiết ở xã Lục Sơn, huyện Lục Nam.

Bên cạnh đó, Tiểu dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng do xã làm chủ đầu tư đã giúp các địa phương chủ động trong việc lựa chọn công trình, đối tượng, hỗ trợ theo nguyện vọng, huy động nội lực của người dân, sử dụng lao động địa phương tham gia thực hiện công trình. UBND huyện quyết định đầu tư, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, phê duyệt quyết toán công trình hoàn thành.

Công tác triển khai thực hiện các dự án đầu tư sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo theo cơ chế đặc thù được đẩy mạnh và đạt kết quả tích cực trong việc huy động nguồn lực đóng góp và sự tham gia trực tiếp của người dân vào quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư. 

Năm 2018, toàn tỉnh có 77/77 công trình khởi công mới với tổng mức đầu tư hơn 45 tỷ đồng thuộc loại danh mục theo Quyết định số 385/QĐ-UBND của UBND tỉnh áp dụng theo cơ chế đặc thù đã tiết kiệm được khoảng 14 tỷ đồng cho ngân sách, giúp nâng cao hiệu quả đầu tư, đồng thời tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nhiều hộ dân.

Chương trình 135 thực hiện tại Bắc Giang làm thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn vùng dân tộc, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện, kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng, đáp ứng dần nhu cầu phục vụ sản xuất của nhân dân, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí tiếp cận đa chiều các xã đặc biệt khó khăn hằng năm giảm bình quân 4%, thôn đặc biệt khó khăn 5%, xã an toàn khu 2%.

Kết quả rà soát xã, thôn hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 theo Quyết định 03/QĐ-TTg năm 2019, toàn tỉnh có 3/52 xã và 30 thôn đặc biệt khó khăn thuộc 10 xã khu vực II đề nghị hoàn thành mục tiêu.

Mở rộng phạm vi chương trình

Việc phân cấp cho xã làm chủ đầu tư có nhiều thuận lợi nhưng một bộ phận cán bộ quản lý cấp xã năng lực còn hạn chế dẫn đến một số chủ đầu tư còn phụ thuộc vào nhà thầu tư vấn. Bất cập nữa là các quy định trong xây dựng thường xuyên thay đổi, trong khi phân cấp cho các xã làm chủ đầu tư, việc tiếp thu và vận dụng còn hạn chế nên lúng túng trong quá trình triển khai.

Chương trình 135 thực hiện tại

Bắc Giang làm thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn vùng dân tộc, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được cải thiện, kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng, đáp ứng dần nhu cầu phục vụ sản xuất của nhân dân, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí tiếp cận đa chiều các xã đặc biệt khó khăn hàng năm giảm bình quân 4%.

Đối với hình thức giao cộng đồng thi công để tạo việc làm, tăng thu nhập thì rất khó thực hiện do đơn giá trả cho lao động thủ công cao hơn rất nhiều so với chi phí thuê máy. 

Trong thực hiện thiết kế mẫu, thiết kế điển hình giảm 70% giá trị tư vấn; trong thi công xây dựng giảm 30% giá trị xây lắp dẫn đến khó khăn trong chọn tư vấn thiết kế và nhà thầu xây dựng.

Công tác giám sát thi công xây dựng công trình cũng chưa được bảo đảm, xã thành lập Ban Giám sát cộng đồng với thành viên tham gia là cán bộ thuộc chính quyền, các đoàn thể địa phương. 

Tuy nhiên, đa số không có kiến thức về chuyên môn; trình độ, năng lực về lĩnh vực này còn thiếu nên chưa thể nghiệm thu kỹ thuật đối với những công việc phức tạp như: Khoan, phá đá; đào, san nền; xác nhận khối lượng, chất lượng theo hồ sơ thiết kế...

Nhằm phát huy tác dụng, hiệu quả của Chương trình 135, trước hết đối với các tiểu dự án của Chương trình, đối tượng ưu tiên tập trung cần được thiết kế phù hợp, đồng bộ, không chồng chéo, thuận lợi trong quá trình thực hiện, phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phương. Nên bổ sung thêm một tiểu dự án về nâng cao năng lực bảo tồn và phát triển văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc thiểu số.

Đối tượng cần ưu tiên tập trung vào người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số và phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Bên cạnh đó, mức vốn thực hiện chương trình và cơ cấu phân bổ vốn cũng cần điều chỉnh hợp lý hơn.

Chương trình 135 nên tách thành một chính sách riêng, với tên gọi là Chương trình phát triển tổng thể KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025 để phù hợp với đối tượng và địa bàn, tập trung nguồn lực phát triển vùng dân tộc. 

Đây là vùng khó khăn, nên giao cơ quan làm công tác dân tộc tham mưu giúp UBND cấp tỉnh, cấp huyện chỉ đạo thực hiện một cách thống nhất trên địa bàn.

Ông Lê Bá Xuyên giữ chức Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang
(BGĐT) - Chiều 1 - 8, UBND tỉnh tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh. Tới dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương, cùng đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh.
Đồng bào dân tộc thiểu số vơi nỗi lo thiếu nước sạch
(BGĐT) - Trong những năm qua, Bắc Giang đã xây dựng nhiều công trình cấp nước tập trung cho bà con vùng dân tộc thiểu số (DTTS). Nước sạch về bản đã giải quyết một phần khó khăn, giúp bà con thuận lợi trong sinh hoạt và thay đổi thói quen sử dụng nước không hợp vệ sinh từ bao năm qua.
Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số: Đa dạng hình thức tuyên truyền, bảo đảm hiệu quả
(BGĐT) - Việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được các cấp ủy, chính quyền, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Bắc Giang quan tâm với phương châm “mưa dầm thấm lâu”. Qua đó nhằm hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết của một bộ phận người dân. 
Phát động Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” năm 2019 - 2020
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6 (1925-2019), ngày 19-6, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức công bố thể lệ và phát động Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ XIV, năm 2019 - 2020.
Đặc sắc di sản văn hóa dân tộc Dao bên sườn Tây Yên Tử
(BGĐT) - Di sản văn hóa dân tộc Dao bên sườn Tây Yên Tử tập trung chủ yếu ở hai huyện Sơn Động và Lục Nam (tỉnh Bắc Giang). Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của đồng bào dân tộc Dao nơi đây gắn với phát triển du lịch sườn Tây Yên Tử là nhiệm vụ quan trọng đang được chính quyền và nhân dân địa phương quan tâm.
Tích hợp chính sách để tăng hiệu quả giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số
(BGĐT) - Thời gian qua, từ nguồn vốn T.Ư, địa phương, tỉnh Bắc Giang đã triển khai nhiều chương trình chính sách hỗ trợ bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi, góp phần cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên nhiều chính sách còn chồng chéo, manh mún, mức hỗ trợ thấp đòi hỏi cần có sự tích hợp các chính sách để tăng hiệu quả.
Nâng tầm các môn thể thao dân tộc
(BGĐT) - Với sự quan tâm của ngành văn hóa, thể thao và du lịch, chính quyền các địa phương, nhiều môn thể thao dân tộc được khôi phục và phát triển mạnh, góp phần mang lại vinh quang cho thể thao Bắc Giang.

Nguyễn Hồng Luân, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...