Thứ tư, 17/04/2024
Bắc giang 26 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Kinh tế
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Cải thiện môi trường đầu tư, đa dạng sản phẩm xuất khẩu, nâng tính cạnh tranh

Cập nhật: 14:24 ngày 08/08/2019
(BGĐT)- Ngày 8-8, Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang tổ chức Hội thảo chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm chế biến từ gỗ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang - cơ hội và thách thức. 
{keywords}

Hội thảo thu hút hàng chục DN, cơ sở chế biến gỗ và các chủ rừng trên địa bàn tỉnh tham gia.

Tham dự hội thảo, về phía Trung ương có: Đại diện lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp, Vụ khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế. Về phía tỉnh có đại diện lãnh đạo các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Công Thương, Cục thuế, Chi cục Hải quan quản lý KCN Bắc Giang cùng đại diện một số doanh nghiệp (DN), hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ.

Bắc Giang có vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng khoảng 80 nghìn ha. Mỗi năm, toàn tỉnh khai thác và trồng mới hơn 8 nghìn ha, sản lượng gỗ đạt hơn 600 nghìn m3 (chủ yếu là gỗ keo và bạch đàn). Giá trị xuất khẩu gỗ 6 tháng đầu năm 2019 đạt khoảng 1.000 tỷ đồng.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 771 cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản, gồm 62 cơ sở là tổ chức và 709 cơ sở là hộ gia đình, cá nhân. Nguyên liệu gỗ đưa vào sản xuất chủ yếu là gỗ rừng trồng và gỗ nhập khẩu. 

Sản phẩm chủ yếu là đồ mộc dân dụng, băm dăm, ván bóc, cốp pha, ván ép/ván dán... cơ bản phục vụ cho nhu cầu trong nước. Một số doanh nghiệp chế biến đã xuất khẩu sản phẩm gỗ ván ép/ván dán sang nước ngoài. 

Mặc dù diện tích rừng trồng khá lớn, các cơ sở chế biến gỗ nhiều, tuy nhiên cơ bản hình thành mang tính tự phát, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chưa có công nghệ hiện đại để sản xuất những sản phẩm có giá trị cao phục vụ xuất khẩu.

Tại hội thảo, đại diện Vụ Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, Vụ Sản xuất nông nghiệp, Tổng cục Lâm nghiệp đã giới thiệu về Hiệp định đối tác tự nguyện (viết tắt là VPA) về thương mại có tính chất ràng buộc về mặt pháp lý nhằm mục tiêu cải thiện quản trị rừng và thúc đẩy thương mại gỗ hợp pháp từ Việt Nam sang EU; hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia. Đồng thời chia sẻ những cơ hội và thách thức mà ngành chế biến gỗ của Việt Nam đang gặp phải.

{keywords}

Ông Bùi Chí Nghĩa, Vụ Trưởng Vụ Sản xuất nông nghiệp, Tổng cục Lâm nghiệp giới thiệu về Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia.

Các ý kiến tham luận đều mong muốn ngành chức năng của tỉnh, Cục Lâm nghiệp tạo điều kiện hỗ trợ, tư vấn hướng dẫn, giúp các chủ rừng, DN làm thủ tục cấp chứng chỉ rừng bền vững. 

Bởi đây là điều kiện tiên quyết để các chủ rừng và DN chế biến gỗ có thể cạnh tranh với các DN trong và ngoài nước khi xuất khẩu gỗ, đặc biệt là sang châu Âu. Đề nghị tỉnh sớm thành lập Hiệp hội chế biến lâm sản nhằm liên kết, hỗ trợ, thúc đẩy phát triển chế biến gỗ của tỉnh.

Phát biểu tổng kết hội thảo, ông Hà Minh Quý, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang thay mặt ngành nông nghiệp tiếp thu các ý kiến. Ông Quý mong muốn, qua hội thảo này nhận thức của các DN, cơ sở chế biến gỗ và các chủ rừng về chính sách của nhà nước về rừng trồng, khai thác gỗ rừng trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chế biến từ gỗ sẽ được nâng lên; tạo cơ hội tiếp cận các chính sách của nhà nước, các Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc… 

{keywords}

Ông Hà Minh Quý, Chi cục Trưởng, Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang phát biểu tổng kết hội thảo.

Ông Quý cho biết, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ tạo mọi điều kiện theo quy định của pháp luật nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, công khai, minh bạch cho DN. Tuy nhiên, các cơ sở chế biến gỗ cần liên kết với các chủ rừng để bảo đảm nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp; ổn định xuất khẩu sản phẩm chế biến từ gỗ hợp pháp ra thị trường thế giới; phối hợp với các chủ rừng xây dựng hồ sơ, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững để có nguồn cung cấp gỗ nguyên liệu.

Công nghiệp chế biến gỗ: Chưa có nhà đầu tư lớn, giảm giá trị rừng trồng
(BGĐT) - Mỗi năm, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng trong toàn tỉnh Bắc Giang lên đến hàng trăm nghìn m3. Lượng gỗ này chủ yếu dùng làm nguyên liệu thô băm dăm, ván xẻ, gỗ bóc, cốp pha… Sản phẩm chế biến tinh, sâu ít nên giá trị gia tăng thấp, chưa xứng với tiềm năng rừng của tỉnh.
Để trồng rừng kinh tế hiệu quả
(BGĐT) - Trồng rừng và làm giàu từ rừng kinh tế là câu chuyện đã có từ nhiều năm ở Bắc Giang. Tuy vậy, đến nay vẫn có không ít chủ rừng chưa nắm được kỹ thuật thâm canh hiệu quả.
Trồng rừng gỗ lớn, mở hướng kinh doanh
(BGĐT) - Tại một số xã khó khăn ở các huyện: Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Thế có những cánh rừng keo Tai tượng xanh bạt ngàn. Đây là kết quả từ mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn thuộc Dự án Khuyến nông T.Ư “Trồng rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hóa rừng cung cấp gỗ nhỏ sang gỗ lớn” do Tổng cục Lâm nghiệp chủ trì, phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh thực hiện từ năm 2014.
Yên Thế hướng tới thâm canh rừng gỗ lớn
(BGĐT)- Năm 2019, huyện Yên Thế (Bắc Giang) có kế hoạch trồng 900 ha rừng sản xuất tập trung và hơn 300 nghìn cây phân tán. Để việc trồng rừng đạt hiệu quả, chính quyền địa phương, ngành chức năng và các chủ rừng trong huyện đã chuẩn bị tốt mọi điều kiện phục vụ trồng rừng.

Thế Đại
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...