Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 30 °C / 26 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bắc Giang: Nhiều ngân hàng thương mại cơ cấu lại nợ, hỗ trợ người chăn nuôi

Cập nhật: 09:03 ngày 20/08/2019
(BGĐT) - Trước thực trạng nhiều hộ chăn nuôi lợn thời gian qua bị thiệt hại nặng do bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), thực hiện chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, nhiều ngân hàng thương mại trong tỉnh Bắc Giang đã và đang cơ cấu lại vốn vay, giãn nợ và  cho khách hàng vay mới để chuyển hướng kinh doanh. Nhờ vậy, nhiều hộ dân, chủ trang trại từng bước khắc phục được khó khăn, ổn định sản xuất. 

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, đến giữa tháng 8 năm nay, toàn tỉnh có gần 270 nghìn con lợn của hộ dân, chủ trang trại bị bệnh DTLCP buộc phải tiêu hủy, gây thiệt hại nặng nề. Khảo sát cho thấy, trong số các hộ bị thiệt hại, nhiều trường hợp vay vốn ngân hàng, đến thời hạn phải trả song do lợn chết hàng loạt nên không thể hoàn vốn đúng quy định. 

{keywords}

Gia đình ông Nguyễn Văn Toàn, thôn Hồng Lạc, xã Đồng Tâm (Yên Thế) được vay vốn của Agribank Chi nhánh huyện Yên Thế để mở rộng quy mô nuôi gà sau dịch tả lợn châu Phi.

Nhằm chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi, một số ngân hàng thương mại đang tích cực thực hiện giải pháp cơ cấu lại nợ bằng cách giãn thời gian cho vay và giải ngân vốn vay mới đối với các hộ, chủ trang trại bị thiệt hại do dịch bệnh.

Là một trong những đơn vị có dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn cao trên địa bàn tỉnh, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Chi nhánh Bắc Giang II đang tập trung chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc, Phòng giao dịch tại hội sở chủ động rà soát, thống kê dư nợ phát sinh đối với các hộ chăn nuôi lợn bị thiệt hại để kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng. 

Ông Nguyễn Hoàng Giang, Giám đốc Agribank Chi nhánh Bắc Giang II cho biết: “Trên cơ sở khách hàng có biên bản xác nhận mức độ thiệt hại của UBND cấp tỉnh đối với doanh nghiệp; UBND cấp huyện đối với hộ kinh doanh, hợp tác xã, chủ trang trại và xác nhận của UBND cấp xã đối với cá nhân, hộ gia đình, Ngân hàng sẽ cơ cấu lại vốn vay bằng cách kéo dài thêm thời gian trả nợ từ 6 tháng đến 1 năm. 

Đồng thời xem xét miễn giảm lãi vay, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, hồ sơ vay vốn cho khách hàng vay tái đầu tư chăn nuôi khi hết dịch hoặc chuyển hướng phát triển kinh tế khác”.

Gia đình bà Nguyễn Thị Y, thôn Tân Sỏi, xã Đồng Tâm (Yên Thế) là một trong những hộ nuôi lợn lớn từ nhiều năm nay với quy mô vài chục con/lứa. Tháng 6-2017 bà Y vay 40 triệu đồng của Agribank Chi nhánh huyện Yên Thế (Agribank Chi nhánh Bắc Giang II) trong thời gian 2 năm. 

{keywords}

Trên cơ sở khách hàng có biên bản xác nhận mức độ thiệt hại của UBND cấp tỉnh đối với doanh nghiệp; UBND cấp huyện đối với hộ kinh doanh, hợp tác xã, chủ trang trại và xác nhận của UBND cấp xã đối với cá nhân, hộ gia đình, Ngân hàng sẽ cơ cấu lại vốn vay bằng cách kéo dài thêm thời gian trả nợ từ 6 tháng đến 1 năm”.

Ông Nguyễn Hoàng Giang, Giám đốc Agribank Chi nhánh Bắc Giang II

Tháng 6 vừa qua, đến kỳ hạn phải trả tiền vay cho ngân hàng nhưng do đàn lợn bị ảnh hưởng bệnh DTLCP nên bà chưa thể hoàn trả. Tháo gỡ vướng mắc này, Agribank Chi nhánh huyện Yên Thế giãn thời gian trả nợ cho bà Y đến tháng 6-2020 nhằm tạo điều kiện gia đình bà vượt qua khó khăn.

Gia đình ông Phùng Văn Huân, thôn Quyết Tâm, xã Yên Sơn (Lục Nam) vay 300 triệu đồng của Agribank Chi nhánh huyện Lục Nam (Agribank Chi nhánh Bắc Giang II) để sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi lợn. Do bị bệnh DTLCP, lợn bị chết, gia đình bị thiệt hại nặng. Trong lúc loay hoay chưa biết tìm đâu ra tiền để trả ngân hàng, gia đình ông được Agribank Chi nhánh huyện Lục Nam khoanh nợ, giãn hạn trả nợ 1 năm.

Không chỉ khoanh, giãn nợ, nhiều ngân hàng thương mại còn giải ngân vốn vay mới cho các hộ để khôi phục sản xuất, chuyển hướng kinh doanh. Điển hình như Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bắc Giang; Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bắc Giang; Agribank Chi nhánh tỉnh Bắc Giang; Agribank Chi nhánh Bắc Giang II… 

Theo thống kê chưa đầy đủ, đến nay toàn tỉnh có khoảng 100 gia đình, chủ trang trại được vay vốn mới, giãn nợ. Gia đình bà Nguyễn Chinh Tuyết, thôn Hợp Thắng, xã Tiến Thắng (Yên Thế) là ví dụ. 

Để ổn định sản xuất sau thiệt hại của bệnh DTLCP, bà được Agribank Chi nhánh huyện Yên Thế cho vay mới 150 triệu đồng đầu tư trồng cây ăn quả, mở rộng quy mô nuôi gà, kinh doanh vận tải. Nhờ đó, mỗi tháng gia đình bà có thu nhập 5-7 triệu đồng. Tương tự, nhiều hộ ở huyện Tân Yên, Hiệp Hòa,Việt Yên… còn được các ngân hàng cho vay mới để chuyển hướng sang nuôi thủy sản.

Đến thời điểm này, bệnh DTLCP trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiểm soát song thiệt hại cho người chăn nuôi là quá lớn. Việc các ngân hàng thương mại giãn nợ cũ, cho khách hàng vay vốn mới không chỉ giúp người chăn nuôi khắc phục khó khăn mà còn thể hiện trách nhiệm của ngành ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh. 

Theo ông Nguyễn Thanh Luân, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thực hiện chỉ đạo của cấp trên, đơn vị đã ban hành văn bản chỉ đạo các ngân hàng thương mại chủ động rà soát, tổng hợp khách hàng đang vay vốn bị thiệt hại do bệnh DTLCP để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn.

Từ đây, các ngân hàng thương mại đều thông báo chủ trương này tới khách hàng, áp dụng biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ; xem xét miễn giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới khôi phục sản xuất sau khi dịch kết thúc.

Cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng do bệnh dịch tả lợn châu Phi
(BGĐT) - Thực hiện chỉ đạo của ngân hàng cấp trên về việc hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi, hiện nay một số ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đang thực hiện chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng.
Hỗ trợ từ 100-400 nghìn đồng/người/ngày cho người tham gia tiêu hủy lợn chết do dịch tả lợn châu Phi
(BGĐT)-Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành quyết định hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh. 
Quy định mới về mức hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
Ngày 27-6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 793/QĐ-TTg hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống dịch tả lợn châu Phi. 
Phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tại Tân Yên, Yên Thế: Chính quyền, người dân sâu sát
(BGĐT) - Thời điểm này, hai huyện Tân Yên và Yên Thế, tỉnh Bắc Giang có tổng đàn lợn hơn 237 nghìn con, trong đó Tân Yên có hơn 152 nghìn con. Nhờ chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) nên cả hai huyện vẫn giữ được tổng đàn tương đối cao, giảm thiệt hại trong chăn nuôi.
Xem xét hỗ trợ khẩn cấp cho dân có lợn mắc dịch tả châu Phi
Chiều 7-6, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, các địa phương khu vực đồng bằng sông Hồng và tỉnh Quảng Ninh về phương án hỗ trợ tài chính từ ngân sách Trung ương trong xử lý bệnh dịch tả lợn châu Phi. 
Thủ tướng yêu cầu 'chống dịch tả lợn châu Phi như chống giặc'
Lãnh đạo Chính phủ giao các địa phương xử lý nghiêm người khai không đúng số lượng, trọng lượng lợn nhiễm dịch tả châu Phi bị tiêu huỷ. 

Minh Linh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...