Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 33 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Khuyến khích nông dân có cách làm mới, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp

Cập nhật: 15:25 ngày 20/08/2019
(BGĐT) - Nhiều năm qua, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức “Hội thi Sáng tạo kỹ thuật nhà nông tỉnh Bắc Giang”. Nhờ vậy, đã có không ít nông dân hưởng ứng, tích cực thi đua sáng tạo trong sản xuất và đưa ra giải pháp, cách làm mới, nhân rộng vào thực tiễn cuộc sống. Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo Bắc Giang phỏng vấn ông Lã Văn Đoàn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh.  

Đến nay, Hội thi "Sáng tạo kỹ thuật nhà nông tỉnh” đã trải qua 8 lần tổ chức, thu hút nhiều nông dân tham gia. Xin ông nói rõ hơn về ý nghĩa của hoạt động này?

Hội thi Sáng tạo kỹ thuật nhà nông tỉnh Bắc Giang được tổ chức trên phạm vi toàn tỉnh (hai năm một lần) nhằm thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của các tầng lớp nhân dân trong sản xuất, lao động và học tập; đẩy mạnh việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, góp phần phát triển KT-XH, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

{keywords}

Ông Lã Văn Đoàn.

Thông qua Hội thi, Ban tổ chức xét, chọn các giải pháp kỹ thuật tiêu biểu tham dự Hội thi Sáng tạo kỹ thuật cấp tỉnh và toàn quốc; tôn vinh kịp thời các tổ chức, cá nhân có những sáng tạo kỹ thuật trên các lĩnh vực sản xuất, đời sống.

Hội thi bảo đảm nghiêm túc, chặt chẽ, đúng trình tự, thủ tục và tính khoa học. Các giải pháp kỹ thuật được trao giải phải thực sự tiêu biểu, có tính sáng tạo cao, mang lại hiệu quả KT-XH và có khả năng áp dụng trên địa bàn tỉnh.

Những ý tưởng sáng tạo, cách làm tiêu biểu trong sản xuất từ Hội thi là gì, thưa ông?

Hội thi lần nào cũng có hàng trăm tác giả, nhóm tác giả tham gia với nhiều giải pháp thuộc lĩnh vực: Trồng trọt, cơ khí, sinh học, chế biến, chăn nuôi. Đơn cử, Hội thi Sáng tạo nhà nông lần thứ VIII (năm 2018-2019) nhận được 43 giải pháp, sáng kiến tham dự. 

Một số giải pháp được đánh giá cao như: "Ứng dụng khoa học công nghệ nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo" của tác giả Ong Thế Dũng, thôn Đại Đồng, xã Đông Hưng (Lục Nam); "Xử lý cây táo Đài Loan và táo Xuân ra hoa đậu quả" của tác giả Chu Văn Sáng, thôn Thác Dèo, xã Phú Nhuận (Lục Ngạn); "Máy tách hạt ngô" của tác giả Nguyễn Văn Nhẫn, thôn Mỏ Thổ, xã Minh Đức, (Việt Yên)...

Hội thi sáng tạo nhà nông tỉnh Bắc Giang lần thứ VIII (năm 2018-2019) có 13 giải pháp lọt vào vòng chung khảo. Các ý tưởng, mô hình, sản phẩm lần này đều có tính khoa học và thực tiễn cao. Dự kiến sau khi công bố kết quả và trao thưởng vào tháng 10-2019, Ban tổ chức sẽ tiếp tục tham mưu, đề xuất chính sách hỗ trợ nhân rộng.

Những sáng tạo, cải tiến trên cho thấy, nông dân trong tỉnh luôn chịu khó tìm tòi cái mới để sản xuất đạt hiệu quả cao.

Trong các giải pháp, sản phẩm tham dự có nhiều giải pháp được ứng dụng vào thực tế và mang lại hiệu quả cao?

Đúng vậy, đơn cử như giải pháp "Máy tăng áp và lọc mùi khí gas" của tác giả Trần Công Hợp, thôn Hưởng 8, xã Hương Sơn (Lạng Giang) được đánh giá cao. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có nhiều trang trại chăn nuôi quy mô lớn, vì vậy nếu áp dụng giải pháp trên sẽ tận dụng được nguồn khí gas trong chăn nuôi, giảm chi phí đầu vào, bảo vệ môi trường. Giải pháp có thể áp dụng và nhân rộng ra nhiều hộ chăn nuôi có quy mô vừa và lớn.

Hay máy cấy thủ công giật tay của nông dân Nguyễn Văn Thụy (SN 1975), thôn Xuân Minh, xã Hương Mai (Việt Yên). Bình quân, một ngày một người điều khiển máy cấy được gần một mẫu, gấp 10 lần so với cấy tay. Trong khi đó, giá mỗi máy chỉ khoảng 3 triệu đồng được làm từ vật liệu dễ kiếm như: Nhôm, tôn và sắt.

Sản xuất thuốc trừ sâu từ thảo mộc của ông Vũ Công Oánh, thôn Cầu Đất, xã Phượng Sơn (Lục Ngạn) cũng mang lại hiệu quả lớn. Thảo mộc làm từ lá ổi, tỏi và kali giúp người trồng cây ăn quả tự bảo vệ sức khỏe bản thân vì ít phải dùng đến thuốc hóa học.

Anh Nguyễn Văn Trường, thôn Núi, xã Dĩnh Trì (TP Bắc Giang) đã tìm ra phương pháp “kéo dài thời gian nở hoa của cây đào”. Đúc rút kinh nghiệm từ thực tế sản xuất, sau khi thu hoạch xong vụ Tết, anh đã mày mò và thí điểm thành công phương pháp “Kéo dài thời gian nở hoa của cây đào”, tăng giá trị từ trồng hoa…

Còn rất nhiều giải pháp hữu ích khác mà bà con trong tỉnh áp dụng, nhân rộng và mang lại kết quả rõ nét.

{keywords}

Ban tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật nhà nông tỉnh thẩm định giải pháp máy tách hạt ngô của nông dân thôn Mỏ Thổ, xã Minh Đức (Việt Yên).

Trên thực tế, một số giải pháp mới dừng lại ở ý tưởng. Xin ông cho biết Hội có biện pháp gì để trợ giúp, biến ý tưởng thành hiện thực?

Đúng là một số giải pháp mới dừng lại ở ý tưởng. Do vậy để giúp ý tưởng đó thành hiện thực, có thể áp dụng được vào thực tiễn thì dựa trên thế mạnh của từng vùng và xuất phát từ nhu cầu thực tiễn ở địa phương, tổ chức Hội đã hướng dẫn các hộ dân đó xây dựng giải pháp, tạo ra sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường đang cần. Hội cũng phối hợp với cơ quan chuyên môn nghiên cứu, gợi mở để bổ trợ một số yếu tố giúp nông dân hoàn thiện sản phẩm.

Từ đó, giải pháp sáng tạo của ý tưởng được hỗ trợ đã đạt 3 tiêu chí: Tính mới, tính sáng tạo; đem lại hiệu quả kinh tế cao; có khả năng ứng dụng và nhân rộng cho mọi người cùng thực hiện.

Để duy trì, khơi dậy tinh thần sáng tạo trong nông dân, thời gian tới, Hội sẽ thực hiện các biện pháp gì, thưa ông?

Nhận thức rõ, sáng tạo trong nông dân có ý nghĩa lớn đối với sản xuất của bà con, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống vùng nông thôn, do đó Hội tiếp tục tập trung một số giải pháp để khích lệ phong trào đổi mới, sáng tạo của nông dân.

Trước hết, Hội Nông dân tỉnh duy trì tổ chức Hội thi Sáng tạo nhà nông hai năm một lần, lựa chọn các giải pháp tiêu biểu trao giải. Đồng thời xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu thi đua cho các cấp hội phát động Hội thi đến toàn thể cán bộ, hội viên và các tầng lớp nhân dân. 

Biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể và cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong việc triển khai cuộc thi; nhiều giải pháp tham gia hội thi có chất lượng, đạt giải cao.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Mờ sáng, theo chân nông dân Bắc Giang lên núi thu hoạch na tại "vựa na" của miền Bắc
Đang vào vụ, người dân Bắc Giang bắt đầu thu hoạch na. Để kịp bán hàng cho các lái buôn và mang ra chợ bán, hầu hết người dân đều phải thu hoạch từ sáng sớm.
Vượt hàng trăm km chuyển ong trong đêm, người nông dân Bắc Giang kiếm tiền triệu
Vào mùa lấy mật, nếu thời tiết thuận lợi, cứ 4-5 ngày là người nuôi ong được quay mật một lần và thu về tiền triệu mỗi ngày.
Nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi
(BGĐT)- Ngày 12-7, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4, khóa IX mở rộng; sơ kết công tác hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm 2019. Tới dự có các thành viên Ban Chấp hành, lãnh đạo HND các huyện, TP.
Nông dân dùng trái cây làm "thuốc trừ sâu"
Ông Ngô Duy Hợp ở Bình Phước đã ủ hỗn hợp tỏi, ớt và các loại trái cây trong gần 30 ngày để tạo ra chế phẩm phòng và diệt sâu bệnh trên vườn rau.
Nông dân 4.0 trên đồng đất Hiệp Hòa
(BGĐT)- Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang có vị thế “đắc địa” để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp và đạt được những thành tựu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bên cạnh công nghiệp, dịch vụ, huyện hết sức coi trọng khai thác tiềm năng phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng chất lượng cao, coi đây như là “bản sắc” của nông thôn hiện đại.  

Trường Sơn (thực hiện)

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...