Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Gìn giữ, khai thác tiềm năng rừng

Cập nhật: 08:00 ngày 30/08/2019
(BGĐT) - Giữ rừng là giữ nguồn sinh thủy nhưng đối với xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam (Bắc Giang), việc giữ rừng còn nhiều ý nghĩa hơn thế, bởi ngoài nguồn sinh thủy, rừng còn tạo sinh kế cho người dân và thu hút du khách gần xa.

Nguồn lợi từ rừng

Theo chân đoàn công tác cùng tổ bảo vệ rừng (BVR) thôn Suối Ván, chúng tôi đi sâu vào khu rừng Đông Lạc của thôn. Các khoảnh rừng tự nhiên, rừng trồng nối nhau trùng điệp, vươn cành xanh tốt. Rừng ở đây chủ yếu là dẻ. Những thân dẻ hàng chục năm tuổi, đường kính gốc từ 30-40cm vươn cao. 

{keywords}

Cán bộ Hạt Kiểm lâm Lục Nam, Ban Lâm nghiệp xã Nghĩa Phương kiểm tra rừng tại Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ.

Tới khu rừng của bà Nguyễn Thị Từ, chủ rừng ở thôn Suối Ván, cả đoàn dừng chân. Trong khi đoàn công tác kiểm tra, bà Từ vẫn tranh thủ phát cây bụi dưới các gốc dẻ để khi quả chín rụng sẽ dễ lượm hạt. Bà được giao khoán, bảo vệ gần 5 ha rừng tự nhiên từ năm 1994. Mỗi năm gia đình bà thu hàng chục triệu đồng từ rừng dẻ này. Nhờ nguồn thu từ hạt dẻ và hơn một mẫu na, cuộc sống của gia đình bà ngày càng khấm khá. 

“Có được thu nhập ổn định như vậy là nhờ công sức giữ rừng của cán bộ Kiểm lâm và tổ BVR trong thôn. Là chủ rừng nên chúng tôi cũng luôn ý thức phải cùng nhau BVR, vì đó là một phần nguồn sống của mình”, bà Từ nói.

Rời những cánh rừng thôn Suối Ván, đoàn công tác đến kiểm tra rừng thôn Giốc Lỉnh. Ông Nguyễn Đình Dũng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Lục Nam cho biết, mặc dù lực lượng kiểm lâm địa bàn mỏng, một người phụ trách gần 7 nghìn ha rừng của 4 xã nhưng kiểm lâm huyện vẫn xác định phải thường xuyên tới kiểm tra rừng tại Nghĩa Phương. Vì rừng nơi đây ngoài nguồn thu lâm sản phụ và gỗ rừng sản xuất còn phục vụ cho phát triển du lịch.

Nghĩa Phương có hơn 3,43 nghìn ha rừng và đất lâm nghiệp. Hiện các hộ dân trong xã được giao khoán bảo vệ 562,6 ha rừng tự nhiên, hơn 1.000 ha còn lại được giao cho Ban quản lý Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ. Gần đây, Nghĩa Phương nổi tiếng bởi có nhiều đặc sản, giá trị kinh tế cao, được đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa như: Na dai, hạt dẻ, nhãn… 

Đặc biệt trên địa bàn có Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ - nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng. Mỗi năm có hàng vạn du khách tới thưởng ngoạn. Thực tế, toàn bộ các sản phẩm thế mạnh của Nghĩa Phương đều gắn với rừng. Rừng dẻ, gỗ rừng trồng mang lại hàng tỷ đồng cho người dân mỗi năm.

Nêu cao trách nhiệm bảo vệ rừng

Xác định nguồn lợi từ rừng đem lại rất lớn nên nhiều năm qua, Đảng ủy, chính quyền xã Nghĩa Phương luôn quan tâm đến công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Đặc biệt, từ khi Nghị quyết 249 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (ngày 1-11-2017) ban hành về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh, Nghĩa Phương đã nghiêm túc thực hiện.

{keywords}

Dù đã phân công việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đến các thành viên trong UBND xã nhưng cán bộ chủ chốt địa phương vẫn là người phải chịu trách nhiệm cao nhất khi có các tình huống đốt, phá rừng xảy ra”.

Ông Đinh Văn Khải, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Phương

Xã tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách của nhà nước liên quan đến quản lý, bảo vệ, phát triển rừng tới từng cán bộ và người dân trong xã.

Phân định rõ trách nhiệm của chính quyền xã và các cơ quan, tổ chức trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Nghĩa Phương đã thành lập 25 tổ bảo vệ/25 thôn của xã. 

Lực lượng này thường xuyên tuần tra, sớm phát hiện các vi phạm trong quản lý, BVR trên địa bàn để kịp thời phối hợp xử lý. Từ đầu năm đến nay, toàn xã phát hiện và xử lý 4 đối tượng, phạt hành chính 21 triệu đồng vì hành vi phát vén 0,3ha rừng tự nhiên.

Để tăng cường hiệu quả BVR, UBND xã phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện kiên quyết thu hồi đất rừng đối với các chủ rừng nếu vi phạm các quy định như: Sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về lâm nghiệp. 

Xã phối hợp ngành chức năng xây dựng hồ sơ quản lý, cắm mốc ranh giới các loại rừng, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch rừng. Hằng năm, Nghĩa Phương tổ chức trồng bổ sung, trồng rừng tập trung và nhiều cây phân tán. Do rừng được bảo vệ tốt, tạo cảnh quan đẹp nên Nghĩa Phương đang tiến hành khảo sát, khôi phục lại hệ thống chùa cổ trên địa bàn như: Hồ Bấc, Bình Long có từ thời nhà Mạc trong dãy Huyền Đinh để phát triển du lịch.

Do làm tốt công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, năm 2018 UBND xã Nghĩa Phương cùng nhiều cá nhân ở các tổ BVR trong xã được Chủ tịch UBND huyện Lục Nam tặng Giấy khen.

Chế biến, xuất khẩu gỗ rừng trồng: Mạnh ai nấy làm
(BGĐT) - Những năm gần đây, phong trào trồng rừng sản xuất và chế biến gỗ của Bắc Giang phát triển mạnh. Xuất khẩu gỗ đạt giá trị hàng nghìn tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, các cơ sở chế biến gỗ của tỉnh vẫn còn mang tính tự phát, rất cần có sự quy hoạch, quản lý để ngành chế biến gỗ phát triển bền vững. 
Làng “ 5 tấn” giữa núi rừng Tứ Sơn
(BGĐT) - Bới đất, vạt cỏ làm nương rẫy, bạt núi mở đường, ngăn suối đắp đập, gánh đá làm nhà… từ đôi bàn tay chai sạn, những người dân xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình đã biến một vùng đất hoang vu năm nào thuộc xã vùng sâu, vùng xa của huyện Lục Nam (Bắc Giang) thành làng quê trù phú. Hơn 50 năm bền bỉ gây dựng nên “bức tranh quê” tươi đẹp giữa núi rừng Tứ Sơn là niềm vui, niềm tự hào của bà con từ quê hương “5 tấn”.
Rừng Sác-khu dự trữ sinh quyển thế giới
Rừng ngập mặn Cần Giờ (Rừng Sác) là khu rừng được hình thành ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn – Vàm Cỏ. Nằm tại cửa ngõ Đông Nam của TP Hồ Chí Minh, Rừng Sác không chỉ là lá phổi xanh của thành phố mà còn là nơi bảo tồn các loại động thực vật rừng trên cạn và thủy sinh.
Trung Quốc đề xuất nới lỏng trừng phạt Triều Tiên để thúc đẩy phi hạt nhân hóa
Đại sứ mới của Trung Quốc tại Liên Hợp quốc (LHQ) Trương Quân ngày 3-8 cho rằng Hội đồng Bảo an LHQ cần nới lỏng các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên để nước này hoàn thành các bước phi hạt nhân hóa.
Liên Hợp quốc miễn trừng phạt hoạt động viện trợ nhân đạo Triều Tiên
Trang web của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 30-7 đăng tin HĐBA LHQ đã miễn trừng phạt và cho phép một công ty Italia ủng hộ tài chính cho các dự án viện trợ nhân đạo của Văn phòng An ninh Lương thực thuộc Liên minh châu Âu (EU) tại Triều Tiên.
Lợi dụng phát luỗng, phá rừng tự nhiên
(BGĐT) - Thời gian gần đây, công tác quản lý, bảo vệ rừng (BVR) trong tỉnh Bắc Giang có chuyển biến tích cực, số vụ cháy, phá rừng tự nhiên giảm. Dù vậy, tại một số địa phương vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra đốt, phá rừng tự nhiên.

Thế Đại

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...