Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 28 °C / 27 - 38 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tháo gỡ khó khăn, phát huy hiệu quả các dự án BT

Cập nhật: 07:00 ngày 14/09/2019
(BGĐT) - Vài năm gần đây, Bắc Giang triển khai nhiều dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT). Các dự án BT bước đầu đã phát huy hiệu quả, huy động thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển KT-XH song quá trình thực hiện nảy sinh một số khó khăn. 

Chia sẻ gánh nặng ngân sách

Với hơn 1.163 tỷ đồng, dự án xây dựng cầu Đồng Sơn và đường dẫn lên cầu (TP Bắc Giang) là dự án BT có số vốn lớn nhất từ trước đến nay. Công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng giúp hoàn thiện thêm hạ tầng giao thông, đô thị của TP Bắc Giang và tạo hiệu ứng lan tỏa cho huyện Yên Dũng, Lạng Giang. Ngoài ra, đây còn là tuyến giao thông quan trọng kết nối với quốc lộ 1, 31, 37 và đường tỉnh 299, 293. Công trình cần khoản đầu tư lớn, nếu sử dụng vốn Nhà nước sẽ thêm gánh nặng cho ngân sách.

{keywords}

Dự án xây dựng đường trục Cụm công nghiệp Nghĩa Hòa-Khu trung tâm thị trấn Kép đang được thi công.

Ông Nguyễn Văn Quyền, Giám đốc Công ty TNHH Tân Thịnh, doanh nghiệp (DN) đóng vai trò là nhà đầu tư dự án, cho biết, cầu Đồng Sơn có chiều dài 357 m, được thiết kế vĩnh cửu, dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực đúc hẫng cân bằng. Phần đường dài 10,69 km được xây dựng theo tiêu chuẩn đường trục chính đô thị. Để thực hiện dự án, nhà đầu tư hoàn toàn dùng nguồn vốn tự chủ và vay thương mại.

Cũng với cách làm tương tự, huyện Lạng Giang đã mời DN có tiềm lực để triển khai dự án xây dựng đường trục Cụm công nghiệp Nghĩa Hòa-Khu trung tâm thị trấn Kép mở rộng. Dự án này có nhà đầu tư là liên danh giữa Công ty cổ phần Xây dựng 179 và Công ty TNHH Vũ Thịnh; đơn vị thực hiện là Công ty TNHH Quản lý và xây dựng 668 (Lạng Giang).

Hiện nay, tuyến đường đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, phần nền cơ bản đã hoàn thành. Con đường nối thẳng thị trấn Kép đến các xã ở phía Tây Bắc của huyện Lạng Giang. Khi đưa vào sử dụng sẽ góp phần giảm áp lực giao thông cho đường tỉnh 292 đang xuống cấp nghiêm trọng, bảo đảm an toàn giao thông và tạo động lực phát triển kinh tế, công nghiệp, đô thị cho các địa phương. Huyện Lạng Giang vì thế cũng có thêm không gian, quỹ đất để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng KT-XH.

Trao đổi với ông Vũ Duy Vượng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Quản lý và xây dựng 668, được biết, tuyến đường có chiều dài 4,07 km được xây dựng theo quy mô, tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, tổng mức đầu tư hơn 135 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào tháng 7-2020. Do có kế hoạch tập trung nguồn lực, sẵn sàng các phương án nên đến nay, DN chưa phải sử dụng vốn vay.

Có thể nói, các dự án BT là giải pháp quan trọng để thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách, phục vụ phát triển hạ tầng, chia sẻ khó khăn với Nhà nước, củng cố sự phù hợp của hình thức còn khá mới mẻ trên địa bàn tỉnh.

Khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả dự án

Mặc dù bước đầu đã có hiệu quả nhưng do đây là hình thức đầu tư mới nên cả cơ quan nhà nước đến các DN còn nhiều lúng túng, bỡ ngỡ khi thực hiện. Điều này được ông Trịnh Hữu Thắng, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư lý giải, trình tự, thủ tục triển khai các dự án BT rất phức tạp, có nhiều nội dung không giống yêu cầu của dự án đầu tư công, ví dụ về phương án tài chính, lãi vay… 

Toàn tỉnh có 15 dự án BT, trong đó có 2 dự án cơ bản hoàn thành (dự án xây dựng cầu Đồng Sơn và đường dẫn lên cầu; dự án xây dựng khu Nhà khách tỉnh), 4 dự án đã lựa chọn xong nhà đầu tư và đang triển khai thi công, 4 dự án ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, 5 dự án đã được tỉnh quyết định chủ trương đầu tư nhưng sau đó dừng thực hiện để chuyển sang hình thức đầu tư công. Thực tế có 10 dự án BT còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư hơn 3.600 tỷ đồng.

Nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương và ngay cả chủ DN cũng chưa nắm chắc những quy định liên quan đến dự án BT. Song song với thực hiện thủ tục đối với dự án BT, chính quyền các cấp, cơ quan quản lý nhà nước, DN đầu tư còn phải tuân thủ quy định, thủ tục ở các dự án đối ứng, việc triển khai vì vậy càng khó khăn, kéo dài.

Vướng mắc lớn nhất hiện nay là quy định pháp luật về lĩnh vực này có nhiều thay đổi, chưa đầy đủ, rõ ràng. Chính vì chưa có đủ căn cứ, hành lang pháp lý quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện các dự án, công trình theo hình thức BT nên nhiều DN còn có tâm lý e dè, thận trọng. Khâu giải phóng mặt bằng những dự án đối ứng gặp nhiều trở ngại, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, phát sinh chi phí, về lâu dài có thể gây thiệt hại ngân sách nhà nước.

Ông Dương Văn Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Cơ khí xây dựng Đại Mỗ, đơn vị đầu tư dự án xây dựng đường trục thị trấn Vôi (Lạng Giang) phản ánh: Dự án có tổng mức đầu tư hơn 314 tỷ đồng, DN thực hiện tương đối đầy đủ các thủ tục và chưa phải huy động vốn, chỉ dùng vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên công tác giải phóng mặt bằng chưa kịp thời, tác động không nhỏ đến tiến độ dự án.

Trong buổi làm việc với đoàn giám sát của HĐND tỉnh về thu hút đầu tư các dự án BT, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lại Thanh Sơn cho rằng, “cái được” thể hiện ở những công trình, dự án cụ thể, tập trung ở lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thông và đô thị. Song thực tế tiến độ của đa số các dự án BT đều chậm so với kế hoạch, nhiều dự án đối ứng chưa xong thủ tục chấp thuận đầu tư. Công tác tổ chức thực hiện gặp lúng túng ở nhiều khâu.

Thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục rà soát, đề xuất Tỉnh ủy, HĐND tỉnh xem xét quyết định chủ trương đầu tư các dự án mới theo hình thức đối tác công tư để phát triển hạ tầng thiết yếu. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương phát huy vai trò, trách nhiệm, chủ động, sáng tạo trong phối hợp triển khai các dự án BT. 

Lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực, kinh nghiệm, bảo đảm thực hiện công khai, minh bạch. Tăng cường quản lý, kiểm soát tiến độ, chất lượng các công trình. Thiết lập và quản lý chặt chẽ hồ sơ liên quan, kiên quyết xử lý các nhà đầu tư không thực hiện nghiêm túc, cố tình vi phạm những quy định của hợp đồng BT.

Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án BT
(BGĐT) - Ngày 5-9, đồng chí Bùi Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang chủ trì buổi giám sát tại UBND tỉnh về chấp hành pháp luật trong thu hút đầu tư các dự án theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) giai đoạn 2015-2019.
Thường trực Chính phủ họp về quy định thực hiện dự án BT
Sáng 11-4 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ thảo luận về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau của Dự thảo Nghị định quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án BT (hợp đồng xây dựng - chuyển giao).
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Linh làm việc với UBND huyện Yên Dũng về việc triển khai các dự án BT
(BGĐT)-Ngày 7-3, đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với UBND huyện Yên Dũng (Bắc Giang) về tình hình triển khai thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).
Khắc phục khó khăn tại các dự án BT
(BGĐT) - Hơn hai năm qua,  Bắc Giang đã triển khai nhiều dự án theo hình thức BT (xây dựng-chuyển giao) nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách. Tuy nhiên, do khó khăn về mặt bằng, chính quyền một số nơi chưa tích cực vào cuộc khiến không ít dự án chậm tiến độ.

Quốc Phương 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...