Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 25 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Yên Dũng mở rộng vùng chuyên canh liên kết với doanh nghiệp

Cập nhật: 08:26 ngày 17/09/2019
(BGĐT) - Thực hiện Nghị quyết 401 ngày 3-4-2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang về Chiến lược phát triển nông nghiệp Bắc Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, huyện Yên Dũng xác định hướng đi riêng, phù hợp với điều kiện của địa phương. Đó là tiếp tục mở rộng vùng sản xuất tập trung chuyên canh có sự tham gia của doanh nghiệp (DN).

Thời điểm này, trên cánh đồng chuyên canh rau, màu thôn Nam, xã Đồng Việt, nông dân đang khẩn trương thu hoạch dưa hấu. Thương nhân đánh ô tô đến tận ruộng thu mua, mang đi tiêu thụ. Gia đình bà Trần Thị Hà có 4 sào dưa trồng 3 vụ/năm, còn lại trồng một loại rau màu khác. 

{keywords}

Người dân thôn Nam, xã Đồng Việt (Yên Dũng) thu lãi khoảng 5 triệu đồng/sào dưa hấu.

Vừa cân xong dưa cho khách, bà Hà phấn khởi chia sẻ: “Dưa năm nay luôn được giá, hai lứa vừa rồi đều bán từ 8-12 nghìn đồng/kg. Mỗi sào dưa thu được khoảng 8 tạ quả, trừ chi phí lãi trên dưới 5 triệu đồng. Hết lứa dưa này, tôi chờ một thời gian rồi xử lý đất trồng lứa rau mới”.

Gần đó là một nhà màng của gia đình anh Nguyễn Văn Hạt. Trong nhà, những cây dưa lưới bò vừa được xuống giống lên xanh mơn mởn. Ở vụ trước, trồng ngoài ruộng thấy có giá trị kinh tế cao nên vụ này anh làm nhà màng để hạn chế dưa bị ảnh hưởng của thời tiết. Một DN ở Hà Nội cung cấp giống và bao tiêu sản phẩm khi thu hoạch. 

Theo anh Hạt, trồng màu cho hiệu quả kinh tế cao. Những năm trước, với hơn một mẫu ruộng, anh thu lãi hơn 100 triệu đồng/năm. Tuy vậy, để tăng lợi nhuận phải đi vào những giống mới, giá trị mà ít nơi có. Với 2 nghìn m2 dưa lưới, nếu thuận lợi anh sẽ thu về 200 triệu đồng, cao gấp 4 lần so với trồng dưa thường.

Tại xã Đồng Việt có hai vùng chuyên canh rau màu là thôn Bắc, thôn Nam với diện tích hơn 50 ha. Các cây trồng được đưa vào gồm: Dưa hấu, ngô nếp, ngô ngọt, rau các loại. Giá trị thu nhập bình quân đạt hơn 200 triệu đồng/ha/năm.

Tại các xã Cảnh Thụy, Tiến Dũng, Trí Yên, vùng rau màu chuyên canh cũng được người dân duy trì và phát huy hiệu quả. Đơn cử, tại Tiến Dũng, ngoài nhà màng công nghệ cao còn có vùng tập trung rau màu trồng quanh năm với diện tích hơn 20 ha. Sản phẩm hiện cung cấp cho nhiều siêu thị tại Hà Nội. Hay tại xã Cảnh Thụy có các loại rau ăn lá, rau ăn củ, là địa chỉ nhiều thương nhân trong và ngoài tỉnh tìm đến.

Rau màu là một trong nhóm sản phẩm chủ lực của huyện nên luôn được chú trọng. Toàn huyện phấn đấu có 2.500 ha rau màu các loại vào năm 2025. Trong đó, vùng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP bảo đảm tiêu chuẩn tiêu thụ tại các siêu thị, khu công nghiệp và cung cấp cho các nhà máy chế biến xuất khẩu khoảng 900 ha.

Đến năm 2025, toàn huyện phấn đấu có 2.500 ha rau màu các loại. Năm 2030 là 2.700 ha, tập trung tại các xã: Tư Mại (250 ha), Tiến Dũng (270 ha), Đức Giang (180 ha), Đồng Phúc (150 ha), Đồng Việt (180 ha), Cảnh Thụy (250 ha),... ; sản lượng khoảng 53.950 tấn. Trong đó, vùng sản xuất rau chế biến, rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP 1.500 ha.

Hiện nay, Yên Dũng vẫn là một trong những địa phương có diện tích lúa thơm lớn nhất tỉnh với hơn 4 nghìn ha mỗi vụ. Gạo thơm đã được xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, có chỗ đứng trên thị trường. Vì vậy, sản phẩm tiêu thụ thuận lợi có giá bán cao hơn 20-25% so với thóc, gạo thông thường. 

Ông Hoàng Hữu Lân, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết, do có nhiều lợi thế và chất đất, điều kiện tự nhiên phù hợp nên huyện xác định đến năm 2025, lúa chất lượng của huyện là hơn 9 nghìn ha, tập trung ở xã Tư Mại, Tiến Dũng, Đức Giang, Đồng Phúc, Đồng Việt.

Để thực hiện các mục tiêu trên, Yên Dũng ưu tiên mở rộng các vùng canh tác chuyên canh có sự liên kết, tham gia của doanh nghiệp nhằm bảo đảm đầu ra cho nông sản. Huyện xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ và cơ chế thúc đẩy tập trung đất đai, tạo quỹ đất để khuyến khích, thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến theo quy hoạch. Hiện nay, xã Cảnh Thụy có một đơn vị tại Hà Nội đang thỏa thuận với người dân để thuê đất, sản xuất chuối tập trung trên diện tích hơn 50 ha.

Cùng với biện pháp trên, huyện đẩy mạnh quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ người dân, hợp tác xã xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Phấn đấu đến năm 2030 có 80% số sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng của huyện có bao bì, tem nhãn riêng.

Một yếu tố nữa được Yên Dũng quan tâm là cải tạo, nâng cấp hạ tầng sản xuất. Ngoài chính sách của tỉnh về làm đường giao thông, đường nội đồng, Yên Dũng đã hỗ trợ cho một số hợp tác xã nông nghiệp làm đường, kênh mương, bình quân 10 tỷ đồng/năm. 

Theo đại diện lãnh đạo huyện Yên Dũng, đầu ra cho nông sản là yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất. Vì vậy, DN thu mua nông sản có vai trò quan trọng. Khi điều kiện canh tác được nâng lên, huyện tiếp tục mở rộng quy mô ứng dụng công nghệ cao nhằm thu hút DN tham gia.

Về vùng chuyên canh nông sản chất lượng cao Dĩnh Trì ngày giáp Tết
(BGĐT) - Trong tiết trời mưa phùn, giá buốt của những ngày giáp Tết Nguyên đán năm 2019, tôi về thăm những cánh đồng quen thuộc của xã Dĩnh Trì. Vẫn là mảnh đất, con người ấy nhưng đã khác xưa rất nhiều. Những chân ruộng cấy lúa được bà con chuyển sang trồng hoa, rau màu chất lượng cao. 
Liên kết sản xuất cây dược liệu: Hình thành nhiều vùng chuyên canh
(BGĐT) - Phát huy lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, nhiều địa phương đã mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa, hoa màu, lâm nghiệp kém hiệu quả sang trồng dược liệu. Quá trình sản xuất, người dân chủ động liên kết với doanh nghiệp (DN), tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm, thu nhập cao.
Sơn Động: Nhân rộng vùng chuyên canh ba kích
(BGĐT) - Mô hình trồng cây ba kích tím tại huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã giúp bà con vùng cao có thu nhập khá, từng bước thoát nghèo và làm giàu. Hiện chính quyền và người dân nơi đây lựa chọn ba kích là cây trồng chính trong cơ cấu sản xuất của địa phương. 
Tọa đàm doanh nghiệp với nông dân trong liên kết tiêu thụ nông sản
(BGĐT) - Sáng 9-9, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân (HND) tỉnh Bắc Giang phối hợp với HND huyện Lạng Giang tổ chức tọa đàm doanh nghiệp (DN) với nhà nông trong liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và ký kết chương trình phối hợp giữa HND huyện Lạng Giang với các DN. 
Việt Yên liên kết sản xuất: Thuận đầu ra, nâng giá trị nông sản
(BGĐT) - Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thời gian qua, huyện Việt Yên (Bắc Giang) đã có cơ chế khuyến khích sản xuất theo chuỗi liên kết để tạo thuận lợi trong tiêu thụ, nâng cao giá trị nông sản.

Trường Sơn

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...