Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 29 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Xã Phúc Sơn: Nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới

Cập nhật: 09:42 ngày 18/09/2019
(BGĐT)- Được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2017, thời gian qua xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên (Bắc Giang) tiếp tục thực hiện các tiêu chí, nâng cao đời sống văn hóa, vật chất, tinh thần của người dân, hướng tới phát triển nông nghiệp hàng hóa, xã hội nông thôn ổn định, bền vững…
Cánh đồng mẫu, thu nhập cao

{keywords}

Ông Thơm chăm sóc dưa lưới sắp cho thu hoạch.


Mặt trời sắp đứng bóng nhưng trên cánh đồng thôn Trám, xã Phúc Sơn vẫn rộn tiếng máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa mùa. Nhiều thửa ruộng mới thu hoạch, người dân đã đánh luống chuẩn bị trồng cây vụ đông. 

Trong các nhà màng, nhà lưới, bà con vẫn cần mẫn làm việc, mặc cho cái nóng oi nồng sau trận mưa rào “bủa vây”.

Chúng tôi phải ra giữa cánh đồng mới tìm gặp được Trưởng thôn Trám Nguyễn Văn Thơm (ông Thơm hiện là Giám đốc HTX kinh doanh dịch vụ Tân Tiến, xã Phúc Sơn). 

Lúc này, ông Thơm vẫn cùng những nhân công trong HTX chăm sóc dưa lưới trong khu nhà màng rộng lớn. Tranh thủ phút giải lao, ông Thơm tâm sự, thôn Trám có hơn 23ha đất nông nghiệp, cây trồng chủ yếu là ngô ngọt, lúa chất lượng cao, dưa lê. 

Thôn có 2 nhà màng, tổng diện tích hơn 7 nghìn m2, trồng rau sạch và dưa lưới… Chỉ tính riêng hơn 4 nghìn m2 nhà màng trong HTX của ông, mỗi năm đã cho thu hơn 600 triệu đồng từ trồng rau, quả các loại.

Ngoài trồng lúa và rau màu, người dân thôn Trám còn cải tạo vườn tạp, trồng các loại cây ăn quả như ổi, táo; đẩy mạnh chăn nuôi, thủy sản và sản xuất đồ mộc. 

Tiêu biểu như hộ ông Nguyễn Quang Minh, Trần Thông, Trần Quyền thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.  

{keywords}

Thụ phấn cho dưa lưới trong nhà màng của HTX Tân Tiến.

“Trong thôn hiện có 267 người trong tuổi lao động thì có 110 người đi làm công ty, 22 người xuất khẩu lao động, còn lại là làm nông nghiệp. Ngoài thâm canh hết diện tích đất nông nghiệp trong thôn, chúng tôi còn thuê, mượn đất của các thôn khác để phát triển sản xuất”, ông Thơm nói. 

Hiện thu nhập của người dân thôn Trám đạt hơn 50 triệu đồng/người/năm, cao hơn mức bình quân chung của xã. Nhờ đó người dân thôn Trám có nguồn lực đóng góp xây dựng đường GTNT, nhà văn hóa… ngày một khang trang, được xã Phúc Sơn chọn xây dựng thôn NTM kiểu mẫu.

Từ năm 2010 đến nay, Phúc Sơn huy động được hơn 98 tỷ đồng đầu tư xây dựng NTM. Trong đó, người dân đóng góp 12,5 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 44,9 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo còn 4,12%, giảm 11,3% so với năm 2010.

Được biết, không chỉ thôn Trám mà các thôn như: Luông, Cảm, Mai Hòa, Yên Lý, Đài Sơn… đều duy trì và phát triển các loại cây trồng hàng hóa. 

Hiện Phúc Sơn đã xây dựng 10 mô hình sản xuất công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới với diện tích 2,5ha; trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như: Dưa Mỹ, ngô ngọt (trồng 4 vụ/năm), rau, măng tây, hoa,… bình quân đạt 800 triệu đồng/ha.
Ngoài ra xã còn phát triển 8 mô hình chuyên canh: Bưởi Diễn, lạc giống L14, lúa chất lượng cao TBR225; duy trì và xây dựng 4 vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung có quy mô từ 5ha trở lên tại các thôn: 
Yên Lý, Luông, Mai Hoàng, Lý Cốt, Cảm, Tiền Sơn… với tổng mức đầu tư 3,5 tỷ đồng, từ nguồn vốn xây dựng NTM, đưa giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân lên 140 triệu đồng/ha/năm.

Nâng cao tiêu chí NTM

Cùng với phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân, Phúc Sơn còn tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM. 

Xã tiếp tục cứng hóa và mở rộng đường giao thông, xây dựng các thiết chế văn hóa, trùng tu nâng cấp khu di tích đình, chùa tại thôn Luông. 

Do đã có kinh nghiệm và đạt nhiều kết quả trong phong trào xây dựng NTM trước đó nên người dân Phúc Sơn luôn tin tưởng, ủng hộ các chủ trương, kế hoạch từ phía Đảng ủy và chính quyền địa phương.

Bà Nguyễn Thị Khánh (73 tuổi), thôn Luông bộc bạch, biết chủ trương của xã mở rộng đường trục thôn, tháng 8 vừa rồi, gia đình bà đã dỡ hơn 150m tường bao kiên cố, hiến gần 230m2 đất để làm đường. “Để có đường đẹp rộng, mỗi người cần đóng góp một chút vì lợi ích chung”, bà Khánh vui vẻ nói. 

Ở thôn Luông, không chỉ có hộ bà Khánh mà còn rất nhiều hộ hiến đất để mở rộng đường thôn. 

{keywords}

Khu tường rào của gia đình bà Khánh mới được tháo dỡ để mở rộng đường thôn.

Đơn cử như hộ ông Nguyễn Xuân Giao hiến 180m2 đất. Trong xã có hộ ông Nguyễn Hồng Kháng, Nguyễn Văn Hợi (cùng thôn Mai Hoàng) hiến tổng cộng gần 500m2 đất để làm đường… 

Đến nay, 100% đường thôn, xóm ở Phúc Sơn đã được bê tông hóa, đường nội đồng tiếp tục được xây dựng.

Ngoài hiến đất, góp tiền xây dựng hạ tầng nông thôn, đường hoa, trường học… có cá nhân là con em trong xã còn góp hàng tỷ đồng để trùng tu di tích trên địa bàn. Nhờ đó, phong trào xây dựng NTM ở Phúc Sơn luôn được lan tỏa.

Đồng chí Nguyễn Đình Hùng, Thường trực Đảng ủy xã Phúc Sơn cho biết, nhiệm vụ chính của xã trong thời gian tới là nâng cao các tiêu chí NTM đã đạt được. Trong đó, xã tập trung hoàn thiện hạ tầng chợ Lữ Vân và củng cố, hoàn thiện tiêu chí về trường học; duy trì, nâng cao các tiêu chí đã hoàn thành. 

Xã tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về xây dựng NTM; đồng thời phát huy nội lực, khai thác nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi; đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ môi trường nông thôn.

Thành tựu 10 năm xây dựng nông thôn mới ở Bắc Giang
(BGĐT) - Với nỗ lực lớn, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của toàn xã hội, nhất là tính tự giác, chủ động, phát huy cao vai trò chủ thể của người dân, 10 năm qua, tỉnh Bắc Giang đã đạt nhiều thành tựu nổi bật, tạo dấu ấn rõ nét trong xây dựng nông thôn mới (NTM).
Huyện Lạng Giang kiểm điểm tiến độ xây dựng huyện nông thôn mới
(BGĐT)- Sáng 6-9, BTV Huyện ủy Lạng Giang (Bắc Giang) tổ chức kiểm điểm tiến độ xây dựng huyện nông thôn mới (NTM). Các đồng chí: Tạ Huy Cần, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy; Ngô Thanh Linh, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy đồng chủ trì.
Nông thôn mới, đời sống mới: Kỳ 1- Những miền quê đáng sống
(BGĐT) - Xây dựng NTM, đời sống người dân được cải thiện; những tuyến đường rộng rãi được bê tông hóa bao quanh khu dân cư, triền đồi, vườn ruộng cây trái sum suê; những ngôi nhà kiên cố, khang trang chốn thôn quê mọc lên san sát… cho thấy nông thôn Bắc Giang đã mang diện mạo mới. Không ít người cao niên đã phải “thốt” lên bởi sự trù phú, giàu đẹp của làng quê hôm nay. 
Nông thôn mới, đời sống mới: Kỳ 2- Xây dựng NTM là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục
(BGĐT) - 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), làng quê Bắc Giang thay đổi từng ngày, từ hạ tầng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, kết quả giữa các vùng lại không đồng đều, một số tiêu chí đạt được thiếu bền vững. Thực tế đó đòi hỏi có những giải pháp hữu hiệu với phương châm xây dựng NTM thường xuyên, liên tục, có điểm khởi đầu mà không có kết thúc. 
Yên Dũng tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới
(BGĐT) - Chiều 28-8, UBND huyện Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang) tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM), giai đoạn 2010-2020. Tới dự có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT; huyện Yên Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn.
Thế Đại

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...