Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 25 °C / 24 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nâng cao trách nhiệm, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Cập nhật: 16:04 ngày 26/09/2019
(BGĐT) - Ngày 26-9, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy phân bổ và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2019. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì. 
{keywords}

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Linh chủ trì tại điểm cầu Bắc Giang.

Tại điểm cầu Bắc Giang có các đồng chí: Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Lại Thanh Sơn, Dương Văn Thái, Nguyễn Thị Thu Hà.

Kiểm điểm tình hình từ đầu năm đến nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, đầu tư công đóng góp lớn vào tăng trưởng, phát triển KT-XH của đất nước, nhất là các công trình hạ tầng quan trọng. Đầu tư công chiếm tới 10,7% tổng giá trị GDP, khoảng 32% tổng mức đầu tư toàn xã hội năm 2019.

Tuy nhiên, tình trạng chậm giải ngân đầu tư công từ gần chục năm qua đã tạo ra “nút thắt cổ chai” đối với nền kinh tế. Việc chậm giải ngân vốn đầu tư công gây ra rất nhiều hệ lụy, hậu quả lớn. Đó là, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế do vốn là một trong những yếu tố quan trọng của tăng trưởng GDP. Hiện nay còn tồn khối lượng lớn vốn ở các cấp, ngành, địa phương. 

Vốn đầu tư công thường là một trong những nguồn lực của các dự án lớn, hạ tầng quan trọng, cho nên khi bị chậm cũng kéo lùi các dòng vốn đối ứng khác của tư nhân, nước ngoài, huy động vốn xã hội, đồng thời ảnh hưởng đến uy tín quốc gia, giảm niềm tin của các nhà đầu tư và tài trợ.

Tình trạng này còn gây lãng phí lớn khi tiền nằm đọng mà Chính phủ phải trả thêm chi phí vốn. Doanh nghiệp, chủ đầu tư phải gánh chịu chi phí bị đội lên, việc làm giảm, nợ nần tăng thêm và uy tín giảm sút.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng số vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước năm 2019 được Quốc hội quyết định là 429,3 nghìn tỷ đồng. Lũy kế đến nay, số vốn được giao kế hoạch đạt hơn 391 nghìn tỷ đồng, bằng 92,16% dự toán. Số vốn còn lại chưa giao kế hoạch khoảng gần 33,7 nghìn tỷ đồng gồm vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ngân sách T.Ư và vốn nước ngoài (ODA).

Nguyên nhân chủ yếu là chưa có danh mục dự án, dự án chưa đủ thủ tục, một số bộ, ngành, địa phương xin giảm kế hoạch và trả lại vốn, chờ điều chỉnh chủ trương của cấp có thẩm quyền, lúng túng trong công tác điều chỉnh...

Lý giải về tình trạng chậm giải ngân, các bộ, ngành nêu vấn đề vướng mắc về thể chế, pháp luật đầu tư công, đặc biệt là các quy định của Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Bảo vệ tài nguyên môi trường... Tuy nhiên, một phần nguyên nhân lớn đến từ công tác lập kế hoạch chưa sát thực tế và khả năng giao vốn, giải ngân vốn. Quy trình giao kế hoạch còn chậm, chưa phù hợp với yêu cầu tiến độ các dự án.

Đối với Bắc Giang, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019 đến nay là 7,4 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn các bộ, ngành T.Ư quản lý là 125 tỷ đồng; vốn do tỉnh quản lý là 7,2 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn giao năm 2019 gần 5 nghìn tỷ đồng, vốn chuyển nguồn năm 2018 sang thực hiện năm 2019 gần 2,3 nghìn tỷ đồng. Ước đến 30-9-2019 giá trị thực hiện 4.735 tỷ đồng, bằng 64,3% kế hoạch, giá trị giải ngân gần 4,2 nghìn tỷ đồng, bằng 56,6% kế hoạch vốn. 

Bắc Giang đã hoàn thành xây dựng dự kiến kế hoạch đầu tư công năm 2020 (lần 1) của tỉnh trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

Qua thảo luận, trao đổi, trong phần kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nâng cao trách nhiệm, đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư công.

Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc pháp lý, xem xét, cho phép không áp dụng quy định dự án phải có quyết định đầu tư trước ngày 31-10 năm trước, bao gồm cả nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và không áp dụng quy định tiết kiệm 10% trên tổng mức đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ. 

Nghiên cứu phương án giao kế hoạch năm 2020 theo hướng đổi mới, phù hợp với Luật Đầu tư công năm 2019, rút kinh nghiệm triệt để tình trạng giao chậm, giao nhiều lần như trước đây.

Thủ tướng nhấn mạnh, phải xác định các nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành T.Ư và địa phương trong toàn bộ các hoạt động liên quan đến phân bổ, giao kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư công của kế hoạch năm 2019. Đặc biệt là tăng cường trách nhiệm trong phối hợp giữa các cơ quan tổng hợp, chuyên môn trong việc đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian góp ý kiến, giải quyết các thủ tục liên quan đến phân bổ, giao kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch, đăng ký thanh toán, xét duyệt hồ sơ thanh toán vốn tại kho bạc.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công. Trong đó, các cơ quan chuyên môn về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát cần vào cuộc để góp phần phát hiện, xử lý, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đối với giải ngân, ngăn chặn những hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật, bảo đảm đầu tư công được công khai, minh bạch, hiệu quả.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý, sẽ kiên quyết cắt vốn, chuyển vốn từ các công trình, dự án của bộ, ngành, địa phương không giải ngân được để các nơi khác sử dụng có hiệu quả, kịp thời hơn.

Chậm giải ngân vốn đầu tư công: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, cắt giảm khối lượng nhà thầu kém năng lực
(BGĐT) - Theo đánh giá của cơ quan chức năng, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2019 của tỉnh Bắc Giang hiện đạt tỷ lệ thấp so với kế hoạch và thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, thể hiện tiến độ thực hiện nhiều dự án, chương trình mục tiêu quốc gia chậm. Qua đây đòi hỏi các cấp, ngành chức năng, đơn vị, địa phương cần quyết liệt hơn trong công tác này.
Tập trung giải ngân vốn đầu tư công cho các chương trình phát triển KT-XH
(BGĐT) - Ngày 18-7, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết ngành KH&ĐT 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ, giải pháp những tháng cuối năm. 
Đầu tư công: Không thêm thủ tục mới, quy trình đơn giản nhất
Việc chỉnh sửa Luật Đầu tư công nhằm quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả đầu tư công, gắn với cơ cấu lại thu chi ngân sách, phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền, cố gắng đơn giản nhất quy trình thủ tục, không "đẻ" ra những quy trình thủ tục mới và có chế tài xử lý vi phạm.
Quốc Phương
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...