Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 29 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác chế biến và thương mại nông sản

Cập nhật: 16:59 ngày 14/10/2019
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam mong muốn Bộ trưởng Nông nghiệp Nông thôn Trung Quốc thúc đẩy để 8 loại hoa quả Việt Nam sớm được xuất chính ngạch vào nước này.

Sáng 14-10 tại Hà Nội đã diễn ra cuộc Hội đàm giữa Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nông thôn Trung Quốc.

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam Nguyễn Xuân Cường, với tính chất địa lý, Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nhóm nông sản, thủy sản có thể bổ trợ cho nhau.

{keywords}

Sơ chế thanh long xuất khẩu ở Tiền Giang.

Sức sản xuất nông nghiệp của Việt Nam rất lớn với khoảng 50 triệu tấn lương thực, 5 triệu tấn thịt, 8 triệu tấn thủy sản, 12 tỷ quả trứng, 1 triệu tấn sữa, 20 triệu m3 gỗ từ rừng trồng.

Đặc biệt về các sản phẩm cây công nghiệp, Việt Nam có lợi thế như sản lượng cà phê đứng thứ hai thế giới, chiếm trên 50% sản lượng tiêu thế giới; 1,2 triệu tấn cao su; 3 triệu tấn hạt điều và lớn nhất thế giới.

Việt Nam chỉ sử dụng hết 50%, còn lại là xuất khẩu. Về vật tư nông nghiệp, Việt Nam đã nhập khẩu nhiều máy móc, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các nông sản ôn đới về mùa hè…

"Trung Quốc cũng là thị trường lớn nhập khẩu nông sản Việt Nam, nhưng so với tiềm năng lợi thế hai nước còn rất lớn và cần tính đến cung ứng nông sản cho chuỗi nông sản toàn cầu," Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Không chỉ về thương mại, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, Trung Quốc còn là quốc gia có nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là giống.

Hai bên cần hợp tác hơn nữa về khoa học kỹ thuật, đặc biệt là những tiến bộ trong ứng phó với biến đổi khí hậu và thiên tai; phát triển chế biến nông sản.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nông thôn Trung Quốc Hàn Trường Phú đánh giá cao những thành tựu ngành nông nghiệp Việt Nam đạt được thời gian qua.

Trung Quốc mong muốn cùng Việt Nam hợp tác các vấn đề trong phát triển nông nghiệp như khoa học kỹ thuật, cơ sở nghiên cứu, xây dựng hạ tầng, chế biến nông sản, đầu tư nông nghiệp…

Đặc biệt trước tình hình dịch tả lợn châu Phi, trong khi Trung Quốc và Việt Nam có đường biên giới dài, Trung Quốc mong muốn tiếp tục có sự hợp tác trong phòng chống dịch bệnh qua biên giới.

Hiện hai nước đã chia sẻ kinh nghiệm trong phòng chống dịch bệnh và trong thời gian tới hai bên tiếp tục hợp tác chia sẻ thành quả này.

Về nội dung này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị hai bên sẽ tổ chức hội thảo cùng chia sẻ kinh nghiệm để cùng ứng phó; đồng thời, triển khai trên cả các đối tượng dịch hại khác như sâu keo mùa thu, rầy nâu…

Về thương mại nông sản, Bộ trưởng Hàn Trường Phú cho biết, Trung Quốc chiếm 1/10 thương mại nông sản thế giới.

Trung Quốc luôn là thị trường xuất khẩu nông sản lớn của Việt Nam. Thời gian tới, Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong thúc đẩy thương mại nông sản giữa hai nước.

Nông sản Việt Nam có thể tiếp cận thị trường Trung Quốc qua các kênh như hội chợ, triển lãm… để doanh nghiệp hai bên có thể tìm hiểu, xúc tiến thương mại.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng đánh giá cao việc Trung Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi để nông sản Việt Nam sang Trung Quốc và mong muốn Bộ trưởng Hàn Trường Phú thúc đẩy để 8 loại hoa quả Việt Nam đã gửi hồ sơ sang sớm được xuất khẩu chính ngạch vào nước này.

Đây là những nông sản mà doanh nghiệp Trung Quốc có nhu cầu cao để phát triển chế biến như sầu riêng, khoai lang…

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng hai bên cần chuẩn bị kỹ các nội dung cho cuộc làm việc lần tới. Đó là các nội dung như khoa học công nghệ; thúc đẩy doanh nghiệp liên kết trong chế biến và phát triển thị trường nông sản; phát triển nông thôn; biến đổi khí hậu và kiểm soát dịch bệnh qua biên giới.

Hai Bộ trưởng thống nhất giao cho đơn vị chuyên môn chuẩn bị các nội dung trên để đầu năm 2020, hai bên sẽ tổ chức cuộc họp này.

Mạng 5G của Viettel sẽ có mặt ở 63 tỉnh thành vào năm 2025
Sau khi phát sóng 5G ở TP Hồ Chí Minh, phía Viettel cho biết sẽ đưa mạng di động thế hệ mới có mặt tại 63 tỉnh, thành trên toàn quốc vào năm 2025.
Khu vực kinh tế hợp tác tạo ra 2,5 triệu việc làm cho xã hội
Việt Nam đã có tổng số 23.905 hợp tác xã và tạo ra việc làm thường xuyên cho khoảng 2,5 triệu lao động với mức thu nhập bình quân của 45 triệu đồng/năm.
Đội ngũ doanh nhân góp phần tăng thu ngân sách
(BGĐT) - Những năm gần đây, thu ngân sách của tỉnh Bắc Giang năm sau luôn cao hơn năm trước. Đóng góp đáng kể vào kết quả ấy phải kể đến những doanh nhân (DN) đã và đang điều hành doanh nghiệp nỗ lực sản xuất, kinh doanh, từng bước mở rộng quy mô, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhiều DN điển hình liên tiếp được Bộ Tài chính, ngành thuế tôn vinh, biểu dương, khen thưởng. 
Bắc Giang: Xã Ngọc Vân (Tân Yên) đạt chuẩn nông thôn mới
(BGĐT) - Ngày 13-10, Đảng ủy, HĐND, UBND xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên (Bắc Giang) long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2019.
Khai trương Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang
(BGĐT)-Ngày 13-10, Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh tổ chức khai trương Trung tâm Tư vấn và hỗ trợ DN tỉnh Bắc Giang. Đến dự có các đồng chí: Từ Minh Hải, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Dương Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Bắc Giang;  lãnh đạo một số sở, ban, ngành, UBND các huyện, TP cùng nhiều DN, doanh nhân trên địa bàn tỉnh.

Theo VietnamPlus

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...