Thứ năm, 18/04/2024
Bắc giang 27 °C / 25 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Giá gỗ giảm, các chủ rừng, cơ sở sản xuất gặp khó

Cập nhật: 10:45 ngày 29/10/2019
(BGĐT)-Theo thông tin từ các chủ rừng, cơ sở sản xuất, chế biến gỗ, thời gian gần đây giá gỗ nguyên liệu rừng trồng, gỗ qua chế biến trên địa bàn tỉnh Bắc Giang liên tục ở mức thấp. 

Cụ thể, giá gỗ keo và bạch đàn tròn đều thấp hơn so với tháng trước từ 100 nghìn đến 200 nghìn đồng/m3. Trong đó, gỗ keo tròn giá 810 nghìn đồng/m3; bạch đàn giá từ 1 đến 1,1 triệu đồng/m3. 

{keywords}

Dây chuyền sản xuất ván gỗ ép ở Công ty TNHH một thành viên TĐY Lộc Phát, xã Nghĩa Trung (Việt Yên).

Gỗ keo bóc làm ván gỗ ép, có giá 2,9 triệu đồng/m3; gỗ bạch đàn bóc loại 1 giá 3,4 triệu/m3. Giá cả 2 loại gỗ bóc này đều giảm từ 200 nghìn đến 300 nghìn đồng/m3. Gỗ băm dăm làm nguyên liệu giấy cũng giảm còn 800 đồng/kg, thấp hơn gần 100 đồng/kg.

Việc giá gỗ xuống thấp khiến nhiều cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh thu nhập giảm đáng kể. Ông Trần Đình Mến, chủ rừng và cơ sở chế biến gỗ nguyên liệu xuất khẩu ở thôn Quỳnh Nâu, xã Tam Tiến (Yên Thế) cho biết, mỗi ngày xưởng của ông xuất bán 2 công ten nơ, tương ứng với 70m3 gỗ bóc, thu nhập giảm gần 2 triệu đồng/ngày. 

{keywords}

Cơ sở sản xuất gỗ bóc nguyên liệu của gia đình ông Mến mỗi ngày thất thu gần 2 triệu đồng do giá gỗ giảm.

Tìm hiểu, được biết, nguyên nhân giá gỗ nguyên liệu giảm là do thị trường xuất khẩu đang gặp khó khăn. Cụ thể, phía Trung Quốc hạn chế nhập gỗ nguyên liệu từ Việt Nam, các nhà sản xuất gỗ của Trung Quốc không xuất khẩu được các sản phẩm gỗ chế biến sang thị trường chính là Mỹ do lệnh cấm vận của nước này. 

Bắc Giang hiện có 771 cơ sở chế biến gỗ. Trong đó, có 61 cơ sở chế biến, sản xuất các sản phẩm từ gỗ xuất khẩu. Dự kiến, năm 2019 gỗ xuất khẩu của Bắc Giang đạt giá trị khoảng 2 nghìn tỷ đồng.

Để tìm thị trường mới, phía Trung Quốc buộc phải xuất khẩu gỗ đã qua chế biến (trong đó có các loại ván gỗ ép phục vụ xây dựng, trang trí nội thất mà Việt Nam đang sản xuất) sang các thị trường lẻ mà Việt Nam đang xuất khẩu chính như: Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Phi-lip-pin… 

Với công nghệ chế biến hiện đại nên các loại gỗ ván xuất khẩu của Trung Quốc như ván ép phủ phin, ván ép thông thường… có giá khá rẻ. 

Ông Triệu Đình Yên, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên TĐY Lộc Phát, thôn Tĩnh Lộc, xã Nghĩa Trung (Việt Yên) chia sẻ, hiện nhiều cơ sở sản xuất gỗ ván trong tỉnh đã hạ giá thành từ 5 đến 7% (tương ứng với khoảng từ 300 nghìn đến 500 nghìn đồng/m3 gỗ ván ép) để cạnh tranh xuất khẩu. 

{keywords}

Giá gỗ xuất khẩu xuống thấp khiến người trồng rừng và các cơ sở chế biến gỗ gặp khó. Ảnh: Sản xuất gỗ ép phủ phin tại Công ty TNHH An Lâm, xã Đại Lâm (Lạng Giang).

Điều này khiến giá gỗ nguyên liệu đầu vào giảm theo. “Về lâu dài cơ sở của tôi cũng như nhiều nhà máy khác trên địa bàn Bắc Giang sẽ khó trụ vững bởi giảm giá sản phẩm như vậy thì lãi suất rất thấp, các nhà máy sẽ phải ngừng hoạt động vì thua lỗ”, ông Yên nói.  

Theo Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang, mỗi tháng toàn tỉnh khai thác gần 750ha rừng trồng, tương ứng với hơn 63 nghìn m3 gỗ nguyên liệu. Do đó, nếu giá gỗ tiếp tục xuống thấp thì người trồng rừng và các cơ sở chế biến gỗ sẽ gặp nhiều khó khăn. 

Thực tế này đòi hỏi ngành chức năng, các chủ rừng, doanh nghiệp chế biến gỗ trong tỉnh cần có kế hoạch, phương án sản xuất phù hợp, hạn chế tác động tiêu cực từ các doanh nghiệp nước ngoài.

Cháy xưởng chế biến gỗ tại huyện Việt Yên (Bắc Giang)
(BGĐT) - Khoảng 12 giờ 30 phút ngày 23-10, tại thôn 6, xã Việt Tiến, huyện Việt Yên (Bắc Giang) xảy ra cháy tại xưởng chế biến gỗ của ông Hà Chuẩn Chinh.
Công nghiệp chế biến gỗ: Chưa có nhà đầu tư lớn, giảm giá trị rừng trồng
(BGĐT) - Mỗi năm, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng trong toàn tỉnh Bắc Giang lên đến hàng trăm nghìn m3. Lượng gỗ này chủ yếu dùng làm nguyên liệu thô băm dăm, ván xẻ, gỗ bóc, cốp pha… Sản phẩm chế biến tinh, sâu ít nên giá trị gia tăng thấp, chưa xứng với tiềm năng rừng của tỉnh.
Để trồng rừng kinh tế hiệu quả
(BGĐT) - Trồng rừng và làm giàu từ rừng kinh tế là câu chuyện đã có từ nhiều năm ở Bắc Giang. Tuy vậy, đến nay vẫn có không ít chủ rừng chưa nắm được kỹ thuật thâm canh hiệu quả.
Trồng rừng thất thu vì cây giống kém chất lượng
(BGĐT) - Những năm gần đây, phong trào trồng rừng kinh tế trong tỉnh Bắc Giang phát triển mạnh. Nhu cầu sử dụng giống cây lâm nghiệp tăng cao. Một số hộ đã mua phải giống cây kém chất lượng dẫn tới thiệt hại cho sản xuất.
Chế biến, xuất khẩu gỗ rừng trồng: Mạnh ai nấy làm
(BGĐT) - Những năm gần đây, phong trào trồng rừng sản xuất và chế biến gỗ của Bắc Giang phát triển mạnh. Xuất khẩu gỗ đạt giá trị hàng nghìn tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, các cơ sở chế biến gỗ của tỉnh vẫn còn mang tính tự phát, rất cần có sự quy hoạch, quản lý để ngành chế biến gỗ phát triển bền vững. 

Đại La

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...