Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 26 °C / 26 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tập trung tuyên truyền điểm mới của Luật Lâm nghiệp

Cập nhật: 09:00 ngày 30/10/2019
(BGĐT) - Luật Lâm nghiệp năm 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2019. Về những điểm mới so với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trước đây và việc triển khai luật này trên địa bàn tỉnh, phóng viên Báo Bắc Giang đã có cuộc trao đổi với ông Hà Minh Quý, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang.

Xin ông cho biết những điểm mới quan trọng nhất của Luật Lâm nghiệp so với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trước đây?

Có 3 điểm mới quan trọng, thứ nhất, Luật mở rộng phạm vi điều chỉnh theo hướng liên kết chuỗi các hoạt động lâm nghiệp từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng, kinh doanh rừng đến chế biến và thương mại lâm sản.

{keywords}

Cán bộ Hạt Kiểm lâm Sơn Động cùng Tổ bảo vệ rừng thôn Nam Bồng, xã Bồng Am kiểm tra rừng tự nhiên trên địa bàn.

Thứ hai, đã thể chế hóa chế định sở hữu rừng theo quy định Hiến pháp năm 2013. Luật quy định 2 nhóm hình thức sở hữu rừng: Rừng sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu gồm rừng tự nhiên, rừng trồng do Nhà nước đầu tư đã giao hoặc chưa giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. Rừng sở hữu do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư gồm rừng trồng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đầu tư; nhận chuyển nhượng, tặng, cho, nhận thừa kế rừng từ chủ rừng khác theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, quy định rõ chính sách phát triển lâm sản theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp hợp tác, liên doanh, liên kết với chủ rừng để tạo vùng nguyên liệu, quản lý bền vững, tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến; hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam và chính sách phát triển thị trường lâm sản...

Vậy những điểm mới về tổ chức quản lý lâm nghiệp là gì, thưa ông?

Luật quy định quản lý rừng bền vững, đây là nguyên tắc xuyên suốt của hoạt động lâm nghiệp bảo đảm rừng được quản lý bền vững cả về diện tích, chất lượng, kết hợp hài hòa các mục tiêu phát triển KT-XH, quốc phòng - an ninh (QPAN), bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao giá trị dịch vụ môi trường rừng…

Các chủ rừng không được tự ý chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên trừ dự án quan trọng quốc gia; dự án phục vụ QPAN quốc gia; dự án cấp thiết khác do Chính phủ phê duyệt. Luật cũng quy định khai thác lợi ích phi lâm sản từ rừng như dịch vụ môi trường rừng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống con người. Luật bổ sung quy định cụ thể hơn một số cơ chế, chính sách, thẩm quyền để bảo đảm hành lang pháp lý cần thiết cho lực lượng Kiểm lâm tổ chức hoạt động.

Theo ông, Luật Lâm nghiệp mang lại lợi ích thế nào đối với người làm nghề rừng?

Người làm nghề rừng sẽ có nhiều lợi ích, bởi Luật đã mở rộng hơn quyền hưởng lợi của chủ rừng đối với rừng tự nhiên phục hồi, rừng nghèo. Việc quy định rõ các hình thức sở hữu rừng nhằm thừa nhận thành quả lao động, kết quả đầu tư của người làm nghề rừng; tạo động lực khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư vào rừng nghèo và hưởng lợi từ rừng. Nhà nước cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuê rừng sản xuất. Đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ chỉ áp dụng hình thức cho thuê môi trường rừng và thuộc quyền của chủ rừng.

Hiện Luật Lâm nghiệp được triển khai trên địa bàn tỉnh như thế nào? Có khó khăn, vướng mắc gì khi thực hiện, thưa ông?

Ngay khi Luật có hiệu lực, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 1531, ngày 8-5-2019 về việc triển khai thi hành Luật Lâm nghiệp và các văn bản quy định, hướng dẫn. Hạt Kiểm lâm các huyện đã tham mưu UBND cùng cấp ban hành kế hoạch triển khai Luật Lâm nghiệp trên địa bàn. Kết quả, từ đầu năm đến nay toàn tỉnh tổ chức 2 cuộc thi tìm hiểu Luật Lâm nghiệp; ngành Kiểm lâm tổ chức nhiều lớp tập huấn về công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCCR), lồng ghép tuyên truyền bảo vệ rừng và PCCCR tại các xã, thôn, bản có rừng.

Tuy nhiên, trong áp dụng Luật Lâm nghiệp có bất cập như, khái niệm về độ tàn che tại Khoản 4, Điều 2 sẽ khó áp dụng trong xử lý vi phạm bởi thực tế khi rừng bị đốt, phá sẽ không có căn cứ để xác định được độ tàn che.

Hiện nay, đối với hành vi phá rừng trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, theo quy định của luật mới là thu hồi rừng. Tuy nhiên, trường hợp vi phạm pháp luật về lâm nghiệp đến mức phải bị thu hồi rừng nhưng không vi phạm Luật Đất đai nên không thu hồi được đất. Vì vậy việc thu hồi rừng không khả thi.

Theo ông, để Luật Lâm nghiệp đi vào cuộc sống thì phải làm thế nào?

Trước tiên, cán bộ, công chức trong lực lượng Kiểm lâm phải tích cực nghiên cứu, nắm chắc, hiểu sâu các nội dung của Luật để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể tích cực tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Luật và các văn bản quy phạm pháp luật quy định, hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp đến người dân bằng các hình thức phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của từng địa phương. Việc tuyên truyền cần tập trung vào những điểm mới của Luật.

Chính quyền địa phương và ngành chức năng cần phối hợp với lực lượng Kiểm lâm làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp. Công khai các trường hợp vi phạm bị xử lý trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm răn đe, phòng ngừa vi phạm.

Xin cảm ơn ông!

Lục Nam tổ chức hội thi tìm hiểu Luật Lâm nghiệp
(BGĐT) - Hạt Kiểm lâm huyện Lục Nam (Bắc Giang) vừa phối hợp với UBND xã Lục Sơn, trường THCS Lục Sơn tổ chức vòng chung kết cuộc thi tìm hiểu Luật Lâm nghiệp và các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2019.
Thi tìm hiểu Luật Lâm nghiệp và các quy định về bảo vệ rừng
(BGĐT) - Hạt Kiểm lâm Lục Ngạn, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, UBND xã Sa Lý, Trường THCS xã Sa Lý (Lục Ngạn) tổ chức Hội thi “Tìm hiểu Luật Lâm nghiệp và các quy định về bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) năm 2018”.
Việt Nam - EU ký Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản
Sáng 19-10, bên lề Hội nghị cấp cao Á – Âu lần thứ 12,  dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường và ông Sebastian Kurz - Thủ tướng Áo (Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu (EU); cùng bà Federica Mogherini, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu, đại diện cấp cao của EU về đối ngoại và an ninh đã ký Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản.
Quốc hội thông qua dự án Luật Lâm nghiệp
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 4, sáng 15-11, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) làm việc tại hội trường, biểu quyết thông qua dự án Luật Lâm nghiệp.

Thế Đại

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...