Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 26 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Triển vọng từ mô hình thâm canh cam sạch bệnh

Cập nhật: 08:39 ngày 21/11/2019
(BGĐT) - Năm 2017, Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) được phê duyệt triển khai dự án “Xây dựng mô hình trồng mới thâm canh giống cam sạch bệnh V2 và CS1 trên địa bàn huyện Lạng Giang” với tổng kinh phí thực hiện 2,3 tỷ đồng. Sau gần 3 năm triển khai, dự án đã thu kết quả tốt.

Thay đổi tư duy sản xuất

{keywords}

Ông Phạm Huy Nhò, thôn Trường Thịnh giới thiệu mô hình trồng cam CS1 với cán bộ Hội Nông dân xã Quang Thịnh (Lạng Giang).

Với lợi thế có diện tích trồng cây ăn quả lớn, đầu năm 2017, gia đình ông Nguyễn Quang Huy, thôn Trường Thịnh, xã Quang Thịnh trồng 600 cây cam CS1 và cam V2, sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt theo dự án. Quá trình trồng và chăm sóc, ông được hướng dẫn áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP, chỉ dùng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong danh mục cho phép, kết hợp hệ thống tưới nhỏ giọt. Đến nay, cam phát triển tốt, quả sai (từ 15 - 20 kg/cây), mã đẹp, thơm ngon.

Cũng như gia đình ông Huy, hộ ông Phạm Huy Nhò (cùng thôn) tham gia dự án trồng 6.000 m2 cam CS1. Trước đó, ông mạnh dạn phá bỏ diện tích cam cũ để trồng giống mới. Cam mới là cây ghép, cao từ 25 cm trở lên, sinh trưởng khỏe, không có dấu hiệu của sâu bệnh hại nguy hiểm. “Năm nay, cây bắt đầu cho quả, đạt khoảng 2 tấn, giá bán từ 15- 20 nghìn đồng/kg, tôi rất phấn khởi”, ông Nhò nói.

Dự án “Xây dựng mô hình trồng mới thâm canh giống cam sạch bệnh V2 và CS1 trên địa bàn huyện Lạng Giang” được thực hiện ở xã Quang Thịnh với sự tham gia của 35 hộ, diện tích 15 ha, trong đó có 10 ha cam chín sớm CS1, 5 ha cam chín muộn V2. Dự án còn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt Netafim Israel (công nghệ của Israel) cho 3 ha tại 2 gia đình; đào tạo 5 kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn cho 200 lượt người về kỹ thuật thâm canh cam; vận hành, điều chỉnh hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân.

Anh Dương Xuân Thưởng, đại diện dự án cho biết: Giống cam V2, CS1 sạch bệnh, nguồn gốc rõ ràng, có nhiều ưu việt như năng suất, chất lượng quả cao, sức chống chịu, khả năng đề kháng cao, ít hạt, chất lượng nước quả tốt, có thể dùng tươi hoặc chế biến. 

Đáng chú ý, áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt làm tăng năng suất 20-30%, tiết kiệm 40-60% nước tưới, 20-30% phân bón so với cách truyền thống. Đặc biệt, cam CS1 chín trước cam chính vụ 1 tháng, V2 chín muộn hơn cam chính vụ 2 tháng thuận lợi cho tiêu thụ.

Cơ quan chủ trì theo dõi, hướng dẫn sát sao quy trình chăm sóc, sử dụng các loại thuốc BVTV theo đúng tiêu chuẩn. Ngoài ra, việc hỗ trợ sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt kết hợp cung cấp dinh dưỡng giúp sản phẩm thơm ngon, đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Hình thành vùng tập trung

Từ nhiều năm trước, cây cam sành được trồng tại khu vực Bố Hạ (Yên Thế), trong đó, huyện Lạng Giang có khoảng 100 ha. Quá trình canh tác, do chưa chú trọng quy trình kỹ thuật thâm canh cũng như phục tráng giống nên diện tích cam dần thu hẹp, thiếu giống sạch bệnh. Nông dân làm quảng canh, năng suất, chất lượng thấp. Trước khi dự án triển khai, toàn huyện có khoảng 80 ha cam Vinh, cam Canh... 

Để ổn định và quy hoạch vùng sản xuất cây có múi, các xã trọng điểm đã xây dựng kế hoạch, có cơ chế hỗ trợ bà con. Bà Nguyễn Thị Bích, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quang Thịnh cho biết: Bên cạnh phối hợp triển khai dự án, xã thường xuyên tập huấn về quy trình sản xuất, liên kết với các công ty hỗ trợ mua trả chậm phân bón, thuốc BVTV, cây giống,... Qua đó các hộ từng bước sản xuất theo vùng, hướng đến các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.

Được biết, UBND huyện Lạng Giang đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch vùng cây ăn quả có múi đến năm 2025. Theo đó, huyện phấn đấu đạt 280 ha cây ăn quả có múi. 6 xã được xác định trồng tập trung gồm: Hương Sơn, Quang Thịnh, Nghĩa Hòa, Nghĩa Hưng, Đào Mỹ, Tiên Lục, trong đó 100 ha cam (70% đạt tiêu chuẩn VietGAP), còn lại là bưởi, chanh. Ông Hoàng Văn Trịnh, Chủ tịch UBND xã Quang Thịnh cho biết, hiện xã đang tuyên truyền, giới thiệu các hộ mở rộng thâm canh 2 giống cam trên.

Thành công bước đầu của dự án là tiền đề để nông dân các xã trồng cam ở Lạng Giang ứng dụng công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho bà con.

Gần 1 tỷ đồng tài trợ cho Hội chợ cam bưởi và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn
(BGĐT)- Nhằm tăng cường công tác xã hội hóa kinh phí để tổ chức Hội chợ cam bưởi và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang năm 2019, ngày 19- 11, UBND huyện Lục Ngạn tổ chức buổi gặp mặt vận động tài trợ để tổ chức hội chợ. 
Thu hoạch cam
Thu hoạch cam ở xã Tân Mộc, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang).
Lục Ngạn: Chỉnh trang hè phố phục vụ Hội chợ cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng
(BGĐT)- Thời điểm này, trên công trường xây dựng cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật đô thị Chũ, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đơn vị thi công đang gấp rút thực hiện các hạng mục cuối cùng để kịp phục vụ tổ chức Hội chợ cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn năm 2019.
Mỹ cam kết huy động toàn bộ năng lực quân sự để bảo vệ Hàn Quốc
Ngày 14-11, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Mark Milley, kêu gọi sử dụng tối đa năng lực quân sự của Mỹ để bảo vệ Hàn Quốc khi hai bên tổ chức đối thoại thường niên.
Bưởi, cam Lục Ngạn vào mùa
(BGĐT)- Mùa này đến huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) thấy bưởi, cam nhiều vô kể. Sắc vàng cây trái tràn ngập khắp các triền đồi thu hút du khách dừng chân. 
Yên Dũng (Bắc Giang): Bầu 25 đại biểu vào Ban Chấp hành Hội Nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin huyện
(BGĐT)-Trong hai ngày 12 và 13-11, Hội Nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/đi-ô-xin huyện Yên Dũng (Bắc Giang) tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ IV, nhiệm kỳ 2019-2024. 
Cô gái gốc Việt mở tiệm bánh mì bò nướng Campuchia
Từ món ăn bình dân của Campuchia, chị Sorray Pou (24 tuổi) đã chế biến món thịt bò nướng phù hợp khẩu vị người Việt, mỗi ngày bán được 40kg thịt.

Hoàng Thoa - Công Doanh 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...