Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 31 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tập kết kinh doanh than gây ô nhiễm môi trường

Cập nhật: 09:15 ngày 22/11/2019
(BGĐT) - Những ngày gần đây, người dân ở một số địa phương trong tỉnh Bắc Giang phản ánh có nhiều bãi tập kết, kinh doanh than hoạt động gây nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong đó, không ít bãi hoạt động trái phép, sử dụng đất sai mục đích, thiếu thủ tục về môi trường, tồn tại nhiều năm song cấp có thẩm quyền chưa xử lý nghiêm, dứt điểm.

Gây ô nhiễm vẫn ngang nhiên hoạt động

Nằm sát trục đường tỉnh 292 là bãi tập kết, nghiền than quy mô lớn của gia đình ông Đồng Văn Mật, thôn Khoát, xã Nghĩa Hưng (Lạng Giang) không có tường bao ngăn cách với bên ngoài. Cây cối, hoa màu, nhà cửa của người dân sinh sống xung quanh đều bị phủ bởi lớp bụi than. 

{keywords}

Bãi tập kết kinh doanh than trái phép của gia đình ông Đồng Văn Mật, thôn Đông Khoát, xã Nghĩa Hưng (Lạng Giang).

Trong điểm tập kết, than chất cao như núi song không được che đậy bạt. Máy nghiền than chạy xình xịch, bụi bay tứ phía. Xe ô tô liên tục ra vào vận chuyển than khiến bầu không khí luôn ngột ngạt. Nhiều người dân phản ánh, gia đình họ hầu như lúc nào cũng phải “cửa đóng then cài” vì bụi. Những ngày trời mưa, nước chứa than đen đục chảy lênh láng ra đường, kênh mương.

Được biết, bãi chứa của gia đình ông Mật thường xuyên tập kết 1 nghìn m3 than. Sau khi chế biến, ông vận chuyển đi tiêu thụ cho các lò gạch. Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường (BVMT), các điểm tập kết, kinh doanh than trước khi đi vào hoạt động, chủ bãi cần lập kế hoạch hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đây là căn cứ để chủ bãi thực hiện các giải pháp xử lý nước, bụi bẩn bảo đảm tiêu chuẩn trước khi thải ra bên ngoài thế nhưng bãi than này hiện vẫn không có thủ tục này.

Không chỉ vi phạm về môi trường, gia đình ông Mật còn tự ý xâm lấn đất lúa làm điểm kinh doanh than. Ông Nguyễn Văn Khương, Chủ tịch UBND xã cho biết, nhà ông Mật tập kết, kinh doanh than từ năm 2011 và đến năm 2013 mở rộng quy mô lên 1,8 nghìn m2. Trong đó chỉ có 300 m2 đất thổ cư, còn lại là đất ruộng do gia đình ông tự dồn đổi đất canh tác của người dân sau đó san lấp, tạo mặt bằng chứa than.

Tương tự, tại huyện Lục Nam cũng có hàng loạt bãi than không có thủ tục về môi trường song vẫn ngang nhiên hoạt động từ nhiều năm nay, gây ô nhiễm. Ví như bãi than của gia đình các ông: Lê Văn Đôn, thôn Chằm Mới; Lê Quang Hải, thôn Cẩm Y hay bãi than của Công ty TNHH Minh Thắng, thôn Cẩm Y, xã Tiên Hưng. 

Các bãi này thường xuyên tập kết và nghiền than với lượng lớn trên diện tích hàng nghìn m2, bụi bẩn làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân lân cận. Có doanh nghiệp tuy lập kế hoạch BVMT song thực hiện các giải pháp “chiếu lệ”, vẫn để nước than chảy tràn ra sông Lục Nam như Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Hoàng Ninh, thôn Nhiêu Hà, xã Tiên Hưng.

Theo nguồn tin của phóng viên, toàn tỉnh hiện có khoảng 20 tổ chức, cá nhân tập kết, kinh doanh than. Trong đó có nhiều cơ sở gây ô nhiễm môi trường, tập trung tại các huyện: Lục Nam, Yên Thế, Sơn Động, Lục Ngạn, Lạng Giang.

Đình chỉ hoạt động, buộc khôi phục hiện trạng đất

Nhiều ý kiến cho rằng, các điểm kinh doanh than vi phạm về môi trường, đất đai kéo dài là do chính quyền sở tại, UBND các huyện chưa kịp thời kiểm tra, áp dụng chế tài mạnh để xử lý dứt điểm sai phạm. Ví như tại xã Tiên Hưng (Lục Nam), đến nay nhiều bãi chứa không có thủ tục về môi trường nhưng vẫn không bị xử phạt vi phạm hành chính, buộc chấp hành đúng quy định.

Toàn tỉnh hiện có khoảng 20 tổ chức, cá nhân tập kết, kinh doanh than. Trong đó có nhiều cơ sở gây ô nhiễm môi trường, tập trung tại các huyện: Lục Nam, Yên Thế, Sơn Động,

Lục Ngạn, Lạng Giang.

Ở huyện Lạng Giang, UBND xã Nghĩa Hưng tuy có xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ ông Mật song không ngăn chặn từ khi manh nha. 

Mặc dù biết chủ bãi này vi phạm về môi trường, đất đai từ rất lâu nhưng đến năm 2017, UBND xã mới xử phạt. Lo ngại hơn, sau khi phạt, chủ bãi chỉ nộp tiền vi phạm hành chính song không lập kế hoạch BVMT, khôi phục hiện trạng đất. 

Xã không cưỡng chế thi hành quyết định, để vi phạm tiếp tục tồn tại, tạo tiền lệ xấu. Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Khương, Chủ tịch UBND xã thừa nhận là chưa kiên quyết xử lý đối với hộ ông Mật. Tới đây, địa phương sẽ yêu cầu chủ bãi khôi phục hiện trạng đất lúa.

Không chỉ cấp xã xử lý thiếu quyết liệt, phòng chuyên môn của UBND huyện Lạng Giang chưa làm tròn trách nhiệm trong công tác quản lý, tham mưu cho huyện xử lý nghiêm chủ bãi than vi phạm. Khi được phóng viên thông tin về sai phạm của bãi than nhà ông Mật, ông Nguyễn Văn Minh, Trưởng Phòng TN&MT huyện cho biết, hiện phòng chưa nắm rõ thông tin, tới đây sẽ kiểm tra xử lý. 

Trên thực tế, bãi than này có quy mô lớn, hoạt động không có thủ tục về môi trường, vi phạm đất lúa từ nhiều năm nay. Dư luận đặt câu hỏi, liệu có tình trạng cơ quan chức năng “buông lỏng” quản lý?

Ngoài nguyên nhân trên, các chủ DN, cá nhân trốn tránh lập kế hoạch BVMT trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi đi vào hoạt động vì không muốn đầu tư kinh phí tốn kém. Có doanh nghiệp tuy có cam kết BVMT nhưng chỉ xây bể lắng, bể lọc nước chảy tràn công suất nhỏ, không đáp ứng được yêu cầu.

Trước thực trạng trên, UBND các huyện Lạng Giang, Yên Thế, Lục Nam, Sơn Động, Lục Ngạn có bãi than hoạt động vi phạm cần chỉ đạo phòng chuyên môn, các xã, thị trấn khẩn trương kiểm tra việc chấp hành các quy định về môi trường, đất đai của chủ bãi; buộc các tổ chức, cá nhân vi phạm chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về môi trường, đất đai.

Khắc phục ô nhiễm môi trường tại Cụm công nghiệp Già Khê (Lục Nam)
(BGĐT) - Gần đây, người dân xã Tiên Hưng, huyện Lục Nam (Bắc Giang) phản ánh tình trạng ô nhiễm tại cụm công nghiệp (CCN) Già Khê do một số doanh nghiệp (DN) gây ra.
Xả chất thải gây ô nhiễm môi trường, HTX Lúa Vàng (Yên Dũng) không hợp tác làm việc với cơ quan chức năng
(BGĐT)- Thời gian qua, nhiều người dân thôn Hồng Giang, xã Đức Giang, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) phản ánh khu chăn nuôi của Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp và sản xuất nông nghiệp Lúa Vàng (gọi tắt là HTX Lúa Vàng) xả trực tiếp chất thải chăn nuôi ra kênh tưới cấp 1 gây ô nhiễm môi trường. 
Cử tri huyện Việt Yên kiến nghị đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
(BGĐT) - Chiều 23-9, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bắc Giang gồm các ông, bà: Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam; Trần Văn Lâm, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam; Hà Thị Lan, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó trưởng Phòng Chính sách dân tộc (Ban Dân tộc tỉnh) tiếp xúc cử tri huyện Việt Yên trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV.
Khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề
(BGĐT) - Nghề mộc, tái chế nhựa, gia công linh kiện bếp ga mang lại nguồn thu lớn cho nhiều hộ dân ở huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) nhưng kéo theo đó là gia tăng ô nhiễm môi trường. 
Chưa giải quyết dứt điểm vụ sản xuất thức ăn cho ong gây ô nhiễm môi trường ở Lục Ngạn
(BGĐT) - Suốt mấy năm qua, dù người dân liên tục có ý kiến, Báo Bắc Giang đã có loạt bài phản ánh song cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thức ăn cho ong gây ô nhiễm môi trường của gia đình ông Nguyễn Văn Trung (vợ là Lê Thị Gấm) ở khu Minh Khai, thị trấn Chũ (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) vẫn hoạt động, gây bức xúc trong nhân dân.
Cử tri huyện Việt Yên kiến nghị đầu tư cơ sở vật chất, xử lý ô nhiễm môi trường
(BGĐT) - Ngày 21-6, đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII khu vực huyện Việt Yên và đại biểu HĐND huyện Việt Yên vừa tiếp xúc cử tri 2 xã: Thượng Lan và Việt Tiến.
Hiệp Hòa: Xử phạt cơ sở sản xuất bếp ga gây ô nhiễm môi trường 2,5 triệu đồng
(BGĐT) - Báo Bắc Giang ra ngày 24-4-2019 đăng bài: “Xã Mai Đình (Hiệp Hòa): Cơ sở sản xuất bếp ga gây ô nhiễm môi trường” phản ánh việc sản xuất, lắp ráp bếp ga trong khu dân cư của hộ ông Hà Viết Tưởng làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh.

Minh Linh 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...