Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 28 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Doanh nghiệp thăm dò khoáng sản ở Lục Ngạn ảnh hưởng tới sản xuất, đời sống của người dân

Cập nhật: 09:22 ngày 27/11/2019
(BGĐT)- Nhiều tháng qua, người dân thôn Cầu Sắt, xã Sơn Hải, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) rất bất bình về việc Công ty cổ phần Khai thác và Chế biến khoáng sản Bắc Giang tự ý đào hầm thăm dò khoáng sản trên địa bàn, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân.

Sáng 26-11, phóng viên (PV) Báo Bắc Giang có mặt tại khu vực được cho là “đại bản doanh” của Công ty cổ phần Khai thác và Chế biến khoáng sản Bắc Giang) ở thôn Cầu Sắt.

Nói như vậy bởi cổng Công ty này không có biển hiệu, bảng báo ghi tên, địa chỉ của doanh nghiệp (DN) mà chỉ có hai trụ cổng và một bức tường (có lẽ trước đây được dán chữ ghi tên Công ty) nhưng nay đã bị bong tróc.

Cách cổng DN chừng 30m về phía bên trái là một hố lớn, miệng rộng hàng trăm m2, sâu khoảng vài chục mét, dựng đứng theo vách núi.

{keywords}

Khu vực hố thăm dò của của Công ty cổ phần Khai thác và Chế biến khoáng sản Bắc Giang.

Các thiết bị như: Máy phát điện, khoan, tời kéo, nhiều vật dụng chuyên dùng cho khái thác mỏ và dây dẫn điện, nước… thòng xuống miệng hố cùng đất đá còn nguyên dấu hiệu đang được đào bới. 

Khi PV xuất hiện thì các hoạt động đào bới được dừng lại. Máy phát điện vẫn còn nóng (vì vừa ngưng hoạt động), các dụng cụ khai thác vẫn để tại hiện trường, đất đá mới được đào lên. 

{keywords}

Lán trại trong hố thăm dò bên vách đá dựng đứng có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.

Bên dưới hố này là một đường hầm xuyên ngang rộng khoảng 1m. Theo ông Lục Văn Chỉnh, Trưởng thôn Cầu Sắt thì đường hầm đi ngang dài vài chục mét vì ông từng xuống đó kiểm tra.

Mặc dù hố sâu, rộng lại đang trong quá trình đào bới nhưng trên miệng hố không có biển báo nguy hiểm và ngăn cấm người lạ cũng như người canh gác.

Nằm sát vách hố sâu này là khu ruộng cấy lúa của gia đình các ông: Vi Văn Chánh, Nong Văn Nỏi, Nong Văn Phắn và Nong Văn Dòn.

Ông Dòn cho hay, từ khi hố này được đào (khoảng 1 năm trước), toàn bộ nước tưới cho hơn 6 sào ruộng của các hộ dân đã bị hút xuống. Vụ mùa năm nay, các gia đình phải sử dụng máy bơm lấy nước ở nơi khác về tưới lúa nếu không đã bị mất trắng. “Có lẽ từ vụ sau chúng tôi không thể canh tác trên diện tích ruộng này vì không có nước tưới”, ông Dòn phàn nàn.

Theo Ông Dòn, từ cuối năm 2017, đại diện Công ty đã thương lượng với các gia đình có ruộng ở đây nhằm thuê lại làm điểm tập kết vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, các ông không đồng ý, vì đây là diện tích đất trồng lúa 2 vụ do ông cha để lại. Có diện tích cấy lúa này mới bảo đảm lương thực cho các hộ sinh sống.

{keywords}

Chân ruộng nhà ông Dòn nứt nẻ vì nước bị rút hết xuống hố.

Quan sát thực tế, ngoài việc DN đào hố làm ảnh hưởng đến sản xuất lúa thì đây cũng là mối nguy hiểm cho người dân, đặc biệt là trẻ em, gia súc khi qua khu vực này. 

Theo người dân địa phương, mùa mưa vừa rồi nước trên rừng chảy xuống biến hố này trở thành một ao nhân tạo màu xanh rỉ đồng khiến người dân lo ngại vì ô nhiễm, nguy cơ đuối nước rất cao.

Mặc dù vụ việc diễn ra khá lâu nhưng chính quyền địa phương lại không nắm rõ. Nhiều lao động được DN thuê về đây làm việc nhưng hiện chính quyền xã Sơn Hải cũng không biết có bao nhiêu người, quê quán ở đâu…

Chỉ đến khi người dân phản ánh, thậm chí đến sáng 26-11 thì ông Vi Văn Sáo, Chủ tịch UBND xã Sơn Hải mới ra hiện trường kiểm tra. Ông Sáo thừa nhận: “Do Công ty cổ phần Khai thác và Chế biến khoáng sản Bắc Giang không hoạt động liên tục nên chúng tôi không nắm được họ làm những gì trong đó”. 

Bản thân ông Sáo cũng không rõ DN này hoạt động trên địa bàn Sơn Hải từ năm nào (?). Bởi khi được hỏi DN đang hoạt động tại đây có tên là gì, ai là người quản lý thì ông Sáo cũng phải gọi rất nhiều cuộc điện thoại mới biết, nhưng cũng không thể lấy được số điện thoại của vị giám đốc Công ty để liên lạc mặc dù DN này lấy địa chỉ hoạt động tại thôn Cầu Sắt. 

Sau khi liên lạc với người quản lý (tên Thanh) của DN, ông Sáo mới biết họ đang thăm dò khoáng sản. Tuy vậy, theo Phòng Tài nguyên và Môi trường Lục Ngạn DN này không được phép thăm dò và khai thác khoáng sản tại thôn Cầu Sắt. 

Trước thực tế trên, đề nghị chính quyền và ngành chức năng của Lục Ngạn kiểm tra hoạt động thăm dò, khai thác của Công ty công ty Khai thác và Chế biến khoáng sản Bắc Giang; xử lý hành vi vi phạm nếu có.

Báo Bắc Giang điện tử sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.

Công ty cổ phần Khoáng sản Bắc Giang đã khắc phục xong sự cố nổ mìn
(BGĐT) - Vừa qua, một số tờ báo đăng thông tin phản ánh Công ty cổ phần Khoáng sản Bắc Giang sử dụng mìn khai thác than tại mỏ Bố Hạ, xã Đồng Hưu (Yên Thế) làm ảnh hưởng nặng nề đến công trình của người dân lân cận. Thế nhưng theo tìm hiểu thực tế của phóng viên Báo Bắc Giang, mức độ không nghiêm trọng như vậy, Công ty đã khắc phục xong sự cố từ tháng 3-2019.
Công ty cổ phần Khoáng sản Bắc Giang chưa chấp hành nghiêm việc đổ thải
(BGĐT) - Qua kiểm tra của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Thế (Bắc Giang),  trong thời gian Công ty cổ phần Khoáng sản Bắc Giang được UBND tỉnh cho phép hoạt động từ tháng 3-2018 đến nay, doanh nghiệp đã có hành vi vi phạm về môi trường. 
Ngăn chặn khai thác khoáng sản trái phép
(BGĐT) - Do nhu cầu về khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (đất, đá, cát, sỏi) ngày càng cao, trong khi lợi nhuận từ việc khai thác khoáng sản rất lớn nên việc quản lý hoạt động này gặp khó khăn. Dù đã có nhiều doanh nghiệp (DN), cá nhân bị xử phạt vì khai thác khoáng sản trái phép nhưng để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý đòi hỏi các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang tiếp tục xử lý mạnh tay hơn nữa.
Xử phạt đối tượng khai thác khoáng sản trái phép tại xã Phú Nhuận
(BGĐT) - UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vừa quyết định xử phạt ông Phạm Văn Tuấn (SN 1985), trú tại thôn Cầu Vồng, xã Phú Nhuận (Lục Ngạn) 2 triệu đồng về hành vi khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép.
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lĩnh vực khoáng sản, tài nguyên nước
(BGĐT) - UBND huyện Việt Yên vừa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lĩnh vực khoáng sản, tài nguyên nước. 
PV

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...