Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 33 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Làng hương Cả Am hối hả vào vụ Tết

Cập nhật: 08:27 ngày 07/12/2019
(BGĐT) - Thắp một nén hương trên bàn thờ tổ tiên để tưởng nhớ người đã khuất từ lâu đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của nhiều người dân Việt Nam, đặc biệt mỗi khi Tết đến, xuân về. Nhu cầu thị trường tăng cao nên dịp này làng hương Cả Am, xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên (Bắc Giang) lại nhộn nhịp hơn bao giờ hết.  

Những ngày này, đến làng Cả Am, chúng tôi cảm nhận được không khí rộn ràng sản xuất hương trầm của người dân. Mỗi người một việc để nỗ lực hoàn thành những đơn hàng kịp giao cho khách.

{keywords}

Những gói hương thành phẩm chuẩn bị được đưa đi tiêu thụ.

Nghề làm hương được bà con nơi đây duy trì quanh năm nhưng dịp cuối năm được xem là tất bật nhất. Tranh thủ ngày nắng ráo các hộ phơi những bó chân hương và hương thành phẩm.

Quy trình sản xuất hương ở thôn Cả Am được thực hiện bài bản theo từng công đoạn. Đầu tiên là chuẩn bị nguyên liệu thô, người sản xuất phải trộn nhựa trám, hồi, quế tạo nên hỗn hợp khô, dẻo quánh. Mùn cưa và rễ cây hương bài cũng được phơi khô, nghiền nhỏ và trộn đều... Theo kinh nghiệm của những người làm hương ở Cả Am, khâu trộn bột đòi hỏi người thợ phải đều tay, từ từ đổ nước vào bột cho đến khi đạt được độ dẻo nhất định. 

{keywords}

Nhằm khuyến khích Tổ sản xuất hương trầm Phúc Hòa phát triển, ba năm qua, từ nguồn kinh phí của Hội Nông dân tỉnh, mỗi tháng Tổ được hỗ trợ 350 nghìn đồng để các thành viên sinh hoạt. Các buổi sinh hoạt định kỳ hằng tháng là dịp các thành viên trao đổi kinh nghiệm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm".

Ông Khổng Minh Quyết, Chủ tịch Hội nông dân xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên.

Đây là khâu khó nhất trong quá trình làm hương bởi nếu trộn quá nhiều keo, khi thắp hương thường bị tắt. Nếu cho nước quá nhiều, bột sẽ nhão, đến khi khối bột dùng se hương dễ bị móp và nứt vỡ. Để giúp cây hương cứng và không bị mọt, chân hương cần làm từ cây tre lồ được ngâm lâu trong nước giúp loại bỏ bớt chất xơ. Đây cũng là kinh nghiệm của người làm hương ở thôn Cả Am để hương đậu cuốn tàn tự nhiên, không cần dùng hóa chất...

Từ sự tỉ mỉ và kỳ công đó, dưới bàn tay tài hoa của người thợ ở Cả Am, những nén hương làm ra đều tăm tắp. Hương làm xong được đem phơi trên giàn, nắng gió sẽ làm hương khô, màu sắc đẹp mà vẫn giữ nguyên mùi thơm.

Nghề làm hương ở Cả Am mới được du nhập về mấy năm nay nhưng đã bén duyên và trở thành một trong những nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây. Theo anh Hoàng Văn Phương, một trong những hộ đầu tiên làm hương ở thôn, nếu trước kia người dân Cả Am hoàn toàn làm theo phương pháp thủ công, năng suất thấp thì hiện nay các hộ đã đầu tư mua máy bắn hương nên năng suất tăng lên. Bình quân mỗi máy có thể cho 4-5 vạn hương/ngày. Để kịp có hàng giao cho khách, đặc biệt vào dịp cuối năm này, có hộ đã đầu tư mua từ 2-3 máy chạy liên tục. 

Theo tính toán của các hộ làm hương ở đây, cứ một vạn hương cho thu nhập 600 nghìn đồng. Vào dịp Tết, nhu cầu sử dụng hương tăng, có hộ thu nhập 100-200 triệu đồng. Bà Nguyễn Thị Tách, Phó trưởng thôn Cả Am bộc bạch: “Trước đây, cùng với sản xuất nông nghiệp, thế mạnh trong phát triển kinh tế của bà con trong thôn vẫn là trồng các loại cây ăn quả như vải thiều sớm, ổi... Từ khi có thêm nghề làm hương trầm đã mang lại nguồn thu đáng kể cho nhiều gia đình”.

{keywords}

Hoàn thiện sản phẩm trước khi cung cấp ra thị trường.

Theo ông Trần Đức Hanh, Chủ tịch UBND xã Phúc Hòa, hương trầm ở Cả Am có mùi thơm đặc trưng, hương thơm nhẹ nhàng, thanh thoát, cháy đượm, cuộn đẹp nên cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về hàng bán rất chạy. Để thuận lợi cho việc sản xuất cũng như tiêu thụ, các hộ làm hương ở thôn Cả Am đã thành lập Tổ sản xuất hương trầm Phúc Hòa với 20 thành viên tham gia. Hiện nay, sản phẩm hương trầm Phúc Hòa không chỉ tiêu thụ trong tỉnh mà còn được bán ra nhiều tỉnh như: Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Hải Dương... 

Thời gian tới, UBND xã Phúc Hòa sẽ tiếp tục định hướng, khuyến khích người dân phát triển làng nghề thôn Cả Am theo hướng tập trung, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Hướng tới, xây dựng thương hiệu “Hương trầm Phúc Hòa”.

Tết Nguyên đán Canh Tý đang đến gần với những đơn hàng nối tiếp khiến người dân thôn Cả Am đang phải hối hả sản xuất. Hương trầm Phúc Hòa đang mang lại cho bà con nơi đây cuộc sống ấm no. 

Tết đến, những nén hương thơm thắp lên luôn gợi trong ký ức những khoảnh khắc sum họp quây quần bên gia đình trong đêm giao thừa hay những ngày lễ tết đầm ấm. Cùng đó, sản phẩm hương trầm của thôn Cả Am cũng đã và đang góp phần bảo tồn những nét văn hóa tâm linh đẹp đẽ của dân tộc.

Phường Đa Mai đa dạng sản phẩm làng nghề
(BGĐT) - Nằm bên dòng sông Thương, người dân phường Đa Mai (TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) có món ăn nổi tiếng lưu truyền từ hơn 400 năm, được nhiều người ưa thích. Mới đây, người dân làng nghề truyền thống còn cho ra đời sản phẩm bún khô nhằm mở rộng thị trường và hướng tới xuất khẩu.
Thanh tra dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng làng nghề Mai Hương (Hiệp Hòa)
(BGĐT) - Trước thông tin chủ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng làng nghề Mai Hương, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) là Công ty cổ phần Xây dựng Đô thị số 1 (TP Hà Nội) chưa được giao, cho thuê đất nhưng đã tự ý chuyển nhượng đất cho các hộ sử dụng sai mục đích gây bức xúc dư luận, UBND tỉnh vừa quyết định thanh tra việc thực hiện dự án này. 
Khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề
(BGĐT) - Nghề mộc, tái chế nhựa, gia công linh kiện bếp ga mang lại nguồn thu lớn cho nhiều hộ dân ở huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) nhưng kéo theo đó là gia tăng ô nhiễm môi trường. 
Trăn trở hướng đi cho làng nghề
(BGĐT) - Làng nghề truyền thống giữ vai trò quan trọng trong đời sống của cộng đồng dân cư, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa. Đây cũng là nơi tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, tạo nguồn thu nhập cho người dân. Tuy vậy, trước những thay đổi của thị trường, một số làng nghề tại Bắc Giang đang có nguy cơ mai một. 
Học sinh trải nghiệm ở làng nghề truyền thống
(BGĐT)- Học sinh Trường THCS Lý Tự Trọng, TP Bắc Giang vừa có buổi tham quan học tập và trải nghiệm tại làng nghề truyền thống bún Đa Mai.
Doanh nghiệp “bắt tay” với làng nghề: Thuận đầu ra, tăng giá trị sản phẩm
(BGĐT) - Các làng nghề Bắc Giang bên cạnh việc bảo tồn, giữ gìn nghề truyền thống cũng đang từng bước bắt nhịp với xu thế hội nhập. Trong đó, doanh nghiệp (DN) liên kết ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc hợp tác, hỗ trợ các làng nghề phát triển, nhất là trong phân phối sản phẩm. 
Tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, làng nghề
(BGĐT)- Trước dự báo năm nay tình hình sản xuất, kinh doanh sẽ gặp khó khăn, các doanh nghiệp (DN), làng nghề trên địa bàn TP Bắc Giang đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm ổn định sản xuất, duy trì tăng trưởng.
Làng nghề nhộn nhịp vào vụ Tết
(BGĐT) - Những ngày này, không khí ở các làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, làm hương, bánh đa nem… nhộn nhịp hơn. Năm nay, những mặt hàng thủ công truyền thống được người tiêu dùng quan tâm, giá cao hơn.

Ngọc Hân 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...