Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Trồng rừng gỗ lớn: Hướng phát triển bền vững

Cập nhật: 10:35 ngày 23/12/2019
(BGĐT) - Nhằm tăng thu nhập cho người dân, bảo vệ môi trường sinh thái, Tổng cục Lâm nghiệp đang phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh triển khai thực hiện dự án “Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn”. Dự án bước đầu mang lại kết quả tích cực.

Triển vọng từ những mô hình

Năm 2014, Bộ Nông nghiệp và PTNT giao Tổng cục Lâm nghiệp chủ trì thực hiện dự án khuyến nông T.Ư “Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn (keo lai, keo tai tượng) và chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn”. 

{keywords}

Các đại biểu tham quan mô hình trồng rừng gỗ lớn ở xã Đông Hưng (Lục Nam).

Tổng cục Lâm nghiệp đã phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh thực hiện dự án này. Kết quả, từ năm 2014 - 2019, toàn tỉnh đã trồng 120 ha rừng thâm canh gỗ lớn keo tai tượng, với 65 hộ tham gia; chuyển hóa 175 ha rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn với 85 hộ tham gia ở các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế.

Có thể nói, triển khai dự án, rất nhiều người dân còn nghi ngờ về hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rừng gỗ lớn. Lý do, theo tập quán canh tác, đối với rừng keo lai và keo tai tượng chỉ sau 5-7 năm là phải khai thác để đầu tư chu kỳ tiếp theo. Thông qua các lớp tập huấn, hội thảo nhân rộng mô hình, người dân đã dần hiểu và thấy được lợi ích, hiệu quả kinh tế của rừng gỗ lớn.

Trước đây, gia đình bà Nguyễn Thị Thanh Mai ở bản Xoan, xã Xuân Lương (Yên Thế) nhận giao khoán 5 ha đất lâm nghiệp để trồng keo tai tượng, sau 6 năm bán cây đứng được 300 triệu đồng (chưa trừ chi phí công trồng, chăm sóc và bảo vệ). Sau khi nghe cán bộ Chi cục Kiểm lâm tư vấn về hiệu quả của mô hình thâm canh gỗ lớn, gia đình bà mạnh dạn tham gia. 

Đi thăm khu rừng keo tai tượng gia đình bà Mai trồng tháng 6-2015, đo thử nhiều cây đã đạt đường kính trên 20 cm, chiều cao hơn 15 m. Gia đình bà đã chặt tỉa 10 xe củi, 2 xe gỗ nhỏ bán được 30 triệu đồng, đủ chi phí tỉa thưa nuôi dưỡng rừng, còn dư 15 triệu đồng.

Khu rừng của gia đình bà Nguyễn Thị Hường, thôn Cai Vàng, xã Đông Hưng (Lục Nam) được nhận giao khoán từ Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Lục Nam hơn 100 ha và được giao hơn 60 ha đất lâm nghiệp. 

Năm 2015, gia đình bà thực hiện chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn 35 ha rừng trồng năm 2009 và trồng mới 16,4 ha. Đến nay nhiều cây đạt đường kính trên 25 cm, chiều cao vút ngọn khoảng 17 m, trữ lượng ước đạt trên 200 m3/ha. 

Nếu bán theo giá gỗ lớn hơn 2 triệu đồng/m3, gia đình bà sẽ thu được 300 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí đầu tư và nộp sản phẩm cho Công ty, gia đình bà sẽ thu được bình quân 200 triệu đồng/ha. Rừng trồng năm 2015 đạt đường kính bình 14 cm, chiều cao bình quân khoảng 13 m. So với những khu rừng gia đình trồng trước đây đường kính và chiều cao đều vượt trội.

Tiềm năng phát triển

Ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết: Toàn tỉnh có hơn 153,7 nghìn ha đất rừng quy hoạch cho lâm nghiệp, trong đó rừng sản xuất hơn 119,3 nghìn ha, còn lại là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. 

Năm 2019, Việt Nam đã ký kết Hiệp định VPA/FLEGT và Hiệp định thương mại EVFTA với EU. Gỗ, đồ mộc và đồ gia dụng của Việt Nam đã vào được thị trường khó tính này là điều kiện để nâng giá gỗ lên cao trong thời gian tới. Muốn vậy, bắt buộc người dân phải trồng rừng gỗ lớn và được cấp chứng chỉ FSC, khi đó giá bán gỗ sẽ cao hơn từ 18-20% so với giá thị trường.

Theo Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2014 - 2020, toàn tỉnh đến năm 2020 sẽ thực hiện 29 nghìn ha rừng trồng, trong đó diện tích trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn khoảng 4,2 nghìn ha; phấn đấu đến năm 2020 diện tích kinh doanh rừng gỗ lớn đạt 7,2 nghìn ha, chiếm 10% diện tích rừng trồng sản xuất toàn tỉnh.

Để đạt được mục tiêu này, tỉnh đã đưa ra giải pháp khuyến khích sử dụng các loại giống mới có năng suất cao cũng như hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hóa từ rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn; đa dạng hóa cây trồng bằng các loại cây bản địa (lim, lát hoa, giổi xanh, vối thuốc, thông mã vĩ...) và các loại cây gỗ lớn sinh trưởng nhanh (keo lai, keo tai tượng, bạch đàn lai); ứng dụng, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống cây lâm nghiệp theo phương pháp nuôi cấy mô. 

Xây dựng nhà máy chế biến gỗ sản xuất ván MDF chất lượng cao, sử dụng công nghệ của châu Âu với công suất dự kiến 150 nghìn m3 gỗ sản phẩm/năm; sắp xếp đổi mới doanh nghiệp quốc danh từ công ty TNHH một thành viên sang công ty TNHH hai thành viên; khuyến khích các doanh nghiệp, hộ gia đình liên kết đầu tư trồng rừng thâm canh gỗ lớn, tiến tới cấp chứng chỉ Quản lý rừng bền vững (FSC) nhằm tăng thu nhập cho người dân, bảo vệ môi trường sinh thái và tăng hấp thụ các bon, tương xứng với tiềm năng sẵn có tại địa phương.

Lãi suất liên ngân hàng giảm sâu liên tiếp
Lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng cuối tuần qua đã chứng kiến những phiên rơi đáng chú ý.
Bộ Nông nghiệp và PTNT không cấp hạn ngạch nhập khẩu thịt lợn
Bộ Nông nghiệp và PTNT (NN&PTNT) khẳng định, Bộ không cấp định mức (quota) nhập khẩu thịt lợn, cũng như bất kỳ động vật, sản phẩm động vật.
"Bà đỡ" cho nông dân
(BGĐT) - Được chọn là một trong hai đơn vị thực hiện mô hình HTX kiểu mẫu, qua quá trình hoạt động đến nay, HTX Sản xuất kinh doanh nông nghiệp Quang Trung, xã Lan Giới (Tân Yên-Bắc Giang) đã thực sự trở thành “bà đỡ” cho hộ thành viên và người dân địa phương, tạo được sự liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản.
Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gắn với bảo đảm an toàn dịch bệnh
(BGĐT) - Ngày 22-12, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và PTNT do đồng chí Nguyễn Xuân Cường, Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng làm Trưởng đoàn làm việc với UBND tỉnh Bắc Giang về việc thúc đẩy chăn nuôi gia súc, gia cầm, tái đàn lợn, chuẩn bị nguồn cung thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán; chuẩn bị các điều kiện xuất khẩu lô vải thiều tươi đầu tiên sang thị trường Nhật Bản. 
Hoạt động của các hợp tác xã: Chuyển mạnh về "chất"
(BGĐT) - Nhờ được hỗ trợ, khuyến khích thành lập nên số lượng hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ngày càng tăng, tập trung ở lĩnh vực nông nghiệp, phi nông nghiệp, quỹ tín dụng nhân dân. Không chỉ tổ chức theo hình thức mới, các HTX còn năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, tạo bước chuyển mạnh về "chất".

Lê Sỹ Hồng

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...