Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 34 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa: Khẳng định uy tín, tăng sức cạnh tranh

Cập nhật: 10:28 ngày 25/12/2019
(BGĐT) - Xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu là một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất hàng hóa, đặc biệt trong xu thế hội nhập như hiện nay, qua đó góp phần nâng cao giá trị sản phẩm.

Những sản phẩm “biết mặt, đặt tên”

“Nhãn hiệu như một phần chính tạo nên thương hiệu của doanh nghiệp (DN) hay sản phẩm. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là cơ sở để DN, nhà sản xuất có thể bảo vệ, nâng cao thương hiệu hàng hóa mà mình tạo dựng được”- anh Nông Trần Hiên, chủ nhãn hiệu Dê núi Hồng Kỳ, huyện Yên Thế (Bắc Giang) chia sẻ. 

{keywords}

Sản phẩm bún khô Đa Mai (TP Bắc Giang) được bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ. Ảnh: Trịnh Lan

Cũng theo anh Hiên, việc xây dựng thành công nhãn hiệu đã tạo điều kiện tốt cho cơ sở trong việc tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy, thay vì sản xuất nhỏ lẻ, hiện nay cơ sở của anh thường xuyên sản xuất vài nghìn con dê núi để cung ứng ra thị trường.

Thống kê của cơ quan chuyên môn, đến nay, toàn tỉnh có 1.340 đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, trong đó có gần 690 nhãn hiệu đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ. 

Trong đó, có 1 chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Lục Ngạn; nhãn hiệu chứng nhận bao gồm: Gà đồi Yên Thế; bưởi Hiệp Hòa; Chè Yên Thế; 41 nhãn hiệu tập thể như: Mật ong rừng Sơn Động; bún, bánh Đa Mai; rau an toàn Đa Mai... , ngoài ra còn hơn 640 nhãn hiệu thông thường. Qua đây cho thấy hầu hết các sản phẩm chủ lực, sản phẩm tiềm năng của tỉnh đã được bảo hộ nhãn hiệu tập thể.

Cùng với xây dựng thương hiệu, những năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu UBND tỉnh bảo hộ một số sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng của tỉnh tại một số quốc gia trên thế giới như: Vải thiều Lục Ngạn, mỳ Kế, mỳ Chũ, Gà đồi Yên Thế. 

Sau khi được bảo hộ, các sản phẩm của Bắc Giang có được thương hiệu và việc sản xuất, tiêu thụ thuận lợi hơn. Riêng vải thiều, tổng doanh thu mấy năm gần đây dao động khoảng 5 nghìn tỷ đồng, giá xuất khẩu đạt trung bình 58 nghìn đồng/kg. Kim ngạch xuất khẩu đạt 2.123 tỷ đồng.

Như vậy, những sản phẩm được "biết mặt, đặt tên” của Bắc Giang đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó có phần đóng góp không nhỏ từ việc xây dựng thương hiệu và bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.

Bảo vệ và nâng tầm thương hiệu

Đánh giá của cơ quan chuyên môn, bên cạnh kết quả đạt được, việc duy trì và phát triển thương hiệu trên địa bàn tỉnh còn gặp không ít khó khăn. Cụ thể, một số mẫu mã bao bì còn chưa phong phú, chậm được cải tiến cho phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Hoặc có sản phẩm được bảo hộ từ lâu nhưng không phát triển được. 

Thống kê của cơ quan chuyên môn, đến nay, toàn tỉnh có 1.340 đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, trong đó có gần 690 nhãn hiệu đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ.

Ví như, gạo nếp Phì Điền (Lục Ngạn) đã được bảo hộ nhãn hiệu tập thể nhưng hiện nay gần như không thấy sản phẩm trên thị trường. Hay như các sản phẩm: Gạo thơm Yên Dũng, miến dong Sơn Động... đã có nhãn hiệu hàng hóa song không phát huy được tác dụng của thương hiệu. 

Theo ông Đỗ Văn Tình, Phòng Quản lý chuyên ngành - Sở Khoa và Công nghệ, trong số các sản phẩm đã được công nhận nhãn hiệu hàng hóa không ít sản phẩm chỉ đăng ký để giữ tên đặc sản của địa phương nhưng chưa phát huy hết lợi thế khi được chứng nhận và bảo hộ trong sản xuất kinh doanh.

Thực tế trên đặt ra việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nông sản của tỉnh là cần thiết và phải được chú trọng, nhất là trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh toàn cầu như hiện nay. 

Điều đó không chỉ bảo đảm quyền sở hữu các nhãn hiệu hay chỉ dẫn địa lý hàng hóa nông sản của tỉnh ở trong nước hay nước ngoài, mà quan trọng hơn, đó chính là tạo “con dấu” minh chứng cho chất lượng nông sản.

Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần tăng cường tập huấn hướng dẫn các tổ chức, DN về thủ tục đăng ký quyền sở hữu trí tuệ; kiểm tra việc thực thi Luật Sở hữu trí tuệ, đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Theo đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, tới đây đơn vị phối hợp thực hiện tốt các chính sách của UBND tỉnh về hỗ trợ, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của tỉnh. Đề xuất UBND tỉnh rà soát các sản phẩm chủ lực, sản phẩm tiềm năng để phát triển nâng cao giá trị. 

Duy trì ổn định và phát triển việc bảo hộ đối với một số sản phẩm tại các quốc gia mới. Đơn vị đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ sớm triển khai dự án xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sâm nam núi Dành và đề xuất dự án xây dựng chỉ dẫn địa lý cho cam Lục Ngạn.

Liên minh Hợp tác xã tỉnh ký kết chương trình phối hợp với Hội Luật gia tỉnh
(BGĐT) - Ngày 24-12, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh và Hội Luật gia tỉnh tổ chức lễ ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2019-2024. Dự và chủ trì hội nghị có lãnh đạo hai đơn vị.
Công ty Hòa Phát Bắc Giang: Cung cấp ra thị trường gần một nghìn con lợn thịt/tuần
(BGĐT) - Theo bà Nguyễn Thị Thanh Vân, Giám đốc Công ty cổ phần Phát triển chăn nuôi Hòa Phát (đơn vị quản lý Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Hòa Phát Bắc Giang, hoạt động ở xã Long Sơn, huyện Sơn Động), từ nay đến Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, mỗi tuần Công ty sẽ cung cấp ra thị trường gần một nghìn con lợn thịt, bình quân mỗi con 100-120 kg.
Bắc Giang: Bắt giữ, tiêu hủy chân gà không rõ nguồn gốc
(BGĐT)-Ngày 23-12, Đội Quản lý thị trường số 3 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang) phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế (Công an TP Bắc Giang) kiểm tra xe ô tô BKS 29H - 153.06 do ông Phạm Văn Kiên, phường Chiềng Cơi, TP Sơn La (Sơn La) điều khiển. 
Chăm rau, quả đón Tết
(BGĐT) - Là địa bàn có nhiều vùng sản xuất rau, quả chuyên canh nên mỗi dịp Tết đến, Bắc Giang lại có hàng nghìn tấn nông sản tươi ngon phục vụ thị trường trong và ngoài tỉnh. Thời điểm này, bà con đang chú trọng chăm sóc với mong muốn có sản phẩm chất lượng, giá bán cao. 
Thu nhập cao từ nuôi gà thả đồi
(BGĐT) - Với sự năng động, nhạy bén, không cam chịu đói nghèo, đảng viên Chu Văn Biên (SN 1984) ở thôn Tiên Lý, xã Yên Định, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã gây dựng thành công mô hình nuôi gà thả đồi cho thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

Ngọc Hân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...