Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 30 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Những cựu chiến binh làm kinh tế giỏi

Cập nhật: 10:02 ngày 03/01/2020
(BGĐT) - Năm 2019, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Yên Thế (Bắc Giang) đã có nhiều hoạt động tích cực giúp hội viên phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Bản thân mỗi hội viên cũng phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ cần cù, năng động, dám nghĩ, dám làm trong lao động, sản xuất và đạt được kết quả cao.
{keywords}

CCB Hà Huy Lợi (phải), xã Tam Hiệp (Yên Thế) kiểm tra đàn ong của gia đình.  Ảnh: Trịnh Lan

Hội đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ hội viên chủ động áp dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất, chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi, từ đó đã hạn chế được dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Các hội viên cũng tích cực đưa cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Đi đầu trong mọi phong trào lao động ở địa phương, hội cũng tham gia sửa gần 300 km đường giao thông nông thôn, cứng hóa 23,3 km kênh mương, tham gia xây dựng 28 công trình phúc lợi. Hội viên CCB các xã Đồng Vương, Đồng Lạc, Canh Nậu, An Thượng, Bố Hạ, Xuân Lương, Tân Hiệp đã tự nguyện hiến gần 10 nghìn m2 đất làm đường và các công trình phúc lợi. Với tấm lòng tương thân tương ái, các hội viên vận động giúp nhau ngày công, cây, con giống có giá trị 250 triệu đồng.

Trên địa bàn đã xuất hiện nhiều tấm gương hội viên vươn lên làm kinh tế giỏi. Điển hình là CCB Phạm Văn Thiện, hội viên xã Tân Hiệp. Hiện ông làm Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Dược Thiện Tâm. Là người có nghề thuốc gia truyền, ông mong góp phần nâng cao sức khỏe cho người dân bằng những cây thuốc, những dược liệu quen thuộc. Ông đã mạnh dạn đầu tư gần 1 tỷ đồng xây dựng nhà xưởng để chiết xuất thảo dược thành các loại như: Cao đinh lăng, cao cà gai leo, cao xạ đen, cao sâm cau đen, cao lá sen... Thị trường tiêu thụ ngày càng rộng và mang lại thu nhập cao cho các thành viên của HTX.

Ông Hà Huy Lợi, hội viên CCB xã Tam Hiệp cũng năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế. Ông là Giám đốc HTX Nuôi ong Lương Hiệp Tiến. Gia đình ông thường xuyên có hơn 200 thùng ong. Hằng năm, từ mật ong, gia đình ông có thu nhập từ 300500 triệu đồng. Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, ông còn giúp đỡ các xã viên mới gia nhập HTX về kỹ thuật, giống vốn. Đến nay, HTX có hơn 20 gia đình xã viên nuôi ong, tất cả đều có mức sống khá trở lên từ nghề nuôi ong.

Toàn huyện có hàng trăm hội viên CCB có thu nhập từ 200-300 triệu đồng/năm. Trong đó nhiều CCB có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Làm kinh tế giỏi không thể không nhắc đến ông Đỗ Văn Thái hội viên Hội CCB xã Đông Sơn. Trang trại nhà ông rộng gần 3 ha, trên đó ông trồng các loại cây ăn quả như nhãn, xoài, mít, nuôi hàng trăm con dê, hươu, lợn rừng và hàng nghìn con gà, mỗi năm cho thu gần 1 tỷ đồng. Làm kinh tế giỏi, ông còn đóng góp hàng chục triệu đồng tham gia xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Ông Trần Quốc Huy, CCB xã Hương Vĩ đã mạnh dạn nuôi giống thỏ Niu-DiLân. Gia đình ông thường xuyên có từ 2.500 đến 3.000 con được nuôi liên kết với một công ty của Nhật Bản. Phía công ty đã cung cấp giống, thức ăn, thuốc chữa bệnh và bao tiêu sản phẩm nên từ khi bắt đầu nuôi năm 2015 đến nay, gia đình ông thu lãi 400-500 triệu đồng/năm.

Những xã vùng khó khăn của huyện có diện tích đất rừng nhiều, các hội viên đã phát triển kinh tế rừng kết hợp với chế biến gỗ. Tiêu biểu như ông Phan Văn Trọng, Phó Chủ tịch Hội CCB xã Canh Nậu. Ông có hàng chục ha trồng các loại cây keo, mỡ, bạch đàn. Ngoài ra ông còn có xưởng bóc gỗ tạo việc làm cho hàng chục công nhân, hàng năm gia đình ông thu hơn 1 tỷ đồng.

Theo Hội CCB huyện, những người lính Cụ Hồ năm xưa đã chiến đấu anh dũng trên chiến trường để giành lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc nay trở về quê nhà lại cần cù, chịu khó, sáng tạo trong mặt trận kinh tế, vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Toàn huyện có hàng trăm hội viên CCB có thu nhập đạt 200-300 triệu đồng/năm từ các mô hình kinh tế. Ông Nguyễn Đức Quyền, Chủ tịch Hội CCB huyện Yên Thế cho biết: “Thời gian tới, Hội tiếp tục chủ động khai thác các nguồn vốn giúp hội viên sản xuất, kinh doanh. Đồng thời động viên các hội viên tích cực phát triển các ngành nghề truyền thống gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng quê hương”.

Ngăn chặn tình trạng bảo kê, tiếp tay cho tội phạm và hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại
(BGĐT) - Ngày 2-1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (BCĐ138/CP) và Ban Chỉ đạo về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả quốc gia (BCĐ 389) chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020. Tại điểm cầu Bắc Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương chủ trì.
Chủ bãi tập kết than trái phép ở Lạng Giang chưa khôi phục hiện trạng đất lúa
(BGĐT) - Ngày 22-11-2019, Báo Bắc Giang đăng thông tin nhiều bãi tập kết kinh doanh than trong tỉnh gây ô nhiễm môi trường, hoạt động trái phép, sử dụng đất sai mục đích, tồn tại nhiều năm song cấp có thẩm quyền chưa xử lý nghiêm, dứt điểm. 
Bắc Giang: Hỗ trợ lên đến 1 tỷ đồng/mô hình trình diễn kỹ thuật
(BGĐT)- Đó là mức chi hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật được thể hiện trong Quyết định sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều 6 Quy định quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công tỉnh Bắc Giang ban hành kèm theo Quyết định số 734 ngày 28-10-2014 của UBND tỉnh vừa được Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái ký ban hành, áp dụng từ ngày 10 - 1 - 2020.
Công ty cổ phần May xuất khẩu Hà Phong: Xuất khẩu hơn 4 triệu sản phẩm sang thị trường Mỹ
(BGĐT) - Công ty cổ phần May xuất khẩu Hà Phong, xã Đoan Bái, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) vừa xuất khẩu hơn 4 triệu sản phẩm quần, áo Jacket, áo lông vũ sang thị trường Mỹ, tăng khoảng 1 triệu sản phẩm so với cùng kỳ năm trước. 
Không để hành khách chậm về đón Tết do thiếu phương tiện
(BGĐT) - Để bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, vận chuyển hàng hóa thông suốt dịp trước, trong, sau Tết Nguyên đán Canh Tý và mùa lễ hội 2020, Sở Giao thông- Vận tải đã yêu cầu các bộ phận chức năng, thanh tra giao thông, trung tâm đăng kiểm, bến xe khách, doanh nghiệp kinh doanh vận tải… nghiêm túc thực hiện những biện pháp cụ thể. 
Bắc Giang: Tích cực chuẩn bị các điều kiện xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản
(BGĐT) - Ngày 15-12, Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp của Nhật Bản chính thức mở cửa cho quả vải thiều Việt Nam xuất khẩu trực tiếp sang Nhật Bản. Thông tin trên mang lại niềm vui cho những người trồng vải Bắc Giang-nơi có diện tích sản xuất tập trung lớn nhất cả nước. Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo Bắc Giang phỏng vấn ông Dương Thanh Tùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang.
Vũ Hoàng Nam
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...