Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 30 °C / 25 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Kiểm soát chặt, chủ động phòng, chống dịch cúm gia cầm

Cập nhật: 17:11 ngày 18/02/2020
(BGĐT)- Chiều 18-2, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị kiểm điểm công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn. Tham dự có đại diện các Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ và Kỹ thuật nông nghiệp các huyện, thành phố.
{keywords}

Quang cảnh hội nghị.

Theo báo cáo, hiện dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại 5 tỉnh, thành phố trên cả nước, với hơn 133 nghìn con gia cầm buộc phải tiêu hủy. Bắc Giang là tỉnh có đàn gia cầm lớn với gần 17,8 triệu con nhưng do phòng dịch tốt nên từ đầu năm đến nay không xảy ra ổ dịch cúm gia cầm nào.

Năm 2019, toàn tỉnh đã tổ chức tiêm được gần 12 triệu liều vắc-xin cúm gia cầm, đạt 66,11%. Dự kiến, năm 2020 toàn tỉnh sẽ tiêm hơn 1,5 triệu liều, đồng thời tuyên truyền để người chăn nuôi chủ động mua vắc-xin tiêm phòng triệt để cho đàn gia cầm ngoài nguồn hỗ trợ của Nhà nước.

{keywords}

Ông Lê Văn Dương, Chi cục Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bắc Giang báo cáo tại hội nghị.

Thời gian qua, việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm được ngành chức năng phối hợp quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên khó khăn hiện nay là tổng đàn gia cầm của tỉnh lớn, trong khi đó các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ còn chiếm tỷ lệ cao. Dịch bệnh trong nhiều năm gần đây diễn biến phức tạp nhưng kinh phí của tỉnh dành cho công tác phòng, chống dịch bệnh còn thấp; việc triển khai tiêm phòng đại trà chậm tiến độ, tỷ lệ không cao; một bộ phận người dân còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ Nhà nước, chưa tự giác phòng chống dịch… 

Các tỉnh lân cận như Quảng Ninh, Bắc Ninh, TP Hà Nội đã xuất hiện nhiều ổ dịch; vi rút cúm gia cầm lưu hành qua khảo sát lên tới 70%. Vì thế nguy cơ bùng phát cũng như khả năng khống chế dịch cúm gia cầm của Bắc Giang sẽ gặp nhiều khó khăn.

Phát biểu tại hội nghị, hầu hết các đại biểu đều nêu thực trạng kiểm soát lưu thông gia cầm khó, bởi thương lái vào tỉnh thu mua đông, các điểm đại lý xuất bán gia cầm ngày càng nhiều ở các vùng chăn nuôi lớn như Tân Yên, Yên Thế, Hiệp Hòa. Hiện giá gia cầm đang xuống thấp nên nhiều hộ chăn nuôi có biểu hiện lơ là chăm sóc khiến nguy cơ gia cầm bị nhiễm bệnh cao… 

{keywords}

Bà Đào Thu Phương, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT Tân Yên phát biểu tại hội nghị.

Để công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trong thời gian tới đạt hiệu quả, lãnh đạo ngành nông nghiệp Bắc Giang chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ và Kỹ thuật nông nghiệp các huyện, thành phố tham mưu cho chính quyền các địa phương và người chăn nuôi chủ động khắc phục; đồng thời tập trung các giải pháp phòng, chống dịch bằng biện pháp tiêu độc, khử trùng, tiêm vắc-xin và giám sát kiểm soát dịch chặt chẽ; phối hợp với các cơ quan truyền thông từ tỉnh đến cơ sở thực hiện tuyên truyền về bệnh, các biện pháp phòng chống dịch. 

Các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn cho người chăn nuôi và cán bộ cơ sở các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; phối hợp thực hiện khoanh vùng dập dịch nếu xảy ra ổ dịch, không để lây lan diện rộng.

Thêm ba ổ dịch cúm gia cầm mới
Ba ổ dịch mới được phát hiện tại Thanh Hóa và Trà Vinh, nâng tổng số lên 16 trên cả nước với trên 55.000 gia cầm phải tiêu hủy. 
Ổ dịch cúm gia cầm H5N6 bùng phát tại Trung Quốc
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc thông báo vừa phát hiện một ổ dịch cúm gia cầm H5N6 tại tỉnh Tứ Xuyên nằm phía Tây Nam nước này. Hiện chưa ghi nhận trường hợp nhiễm virus H5N6 trên người. 
Công điện khẩn về phòng, chống bệnh cúm gia cầm
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ra công điện khẩn số 735 CĐ-BNN-TY về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm.
Trung Quốc công bố bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1 ở tỉnh Hồ Nam
Ngày 1-2, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc cho biết, dịch cúm H5N1 có khả năng lây lan cao trong gia cầm đã bùng phát ở một trang trại ở TP Thiệu Dương thuộc tỉnh Hồ Nam, miền Nam Trung Quốc.
Thế Đại

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...