Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 30 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Phát hiện hàng loạt vi phạm về đê điều

Cập nhật: 13:04 ngày 12/03/2020
(BGĐT) - Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về việc kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến đê điều, trong tháng 2, đoàn liên ngành do Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì đã làm việc với 7 huyện, TP có đê (trừ các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Yên Thế) và kiểm tra thực địa. Kết quả, đoàn công tác đã lập biên bản hàng chục trường hợp vi phạm.
{keywords}

Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại vật liệu xây dựng Hoàn Chinh tự dựng hàng rào bằng thanh bê tông đúc sẵn bao quanh nhà quản lý với chiều dài 114 m.

Ảnh chụp chiều 11/3.

Xây công trình, lắp đặt máy móc, dây chuyền trái phép

Trên địa bàn tỉnh hiện có 119 hộ đang kinh doanh cát, sỏi ở bãi ven sông liên quan tới đê điều. Trong đó 72 hộ nằm trong quy hoạch, 47 hộ ngoài quy hoạch. Tất cả đều chưa được UBND tỉnh cấp Giấy phép hoạt động để vật liệu ở bãi sông nhưng đã tập kết, trung chuyển cát, sỏi... vi phạm Luật Đê điều và Quyết định số 194/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Tại tuyến đê tả Cầu, xã Quang Châu (Việt Yên), Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Nam Thành xây dựng dây chuyền trạm trộn bê tông và Công ty Xây dựng Việt Đức làm nhà kho vật tư, phụ tùng thiết bị, lắp ráp, đặt các công-ten-nơ lợp mái tôn không phép. Cùng tuyến đê còn có Công ty cổ phần Đầu tư thương mại và xây dựng Việt Pháp lắp dây chuyền nghiền cát, trạm trộn bê tông, cẩu tháp vi phạm quy định. Về cá nhân có ông Nguyễn Văn Định, xã Quang Châu (Việt Yên) vận hành dây chuyền sản xuất cọc bê tông khi chưa được cấp phép. Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại vật liệu xây dựng Hoàn Chinh tự dựng hàng rào bằng thanh bê tông đúc sẵn bao quanh nhà quản lý với chiều dài 114 m. Trên tuyến đê tả Thương cũng phát hiện Công ty TNHH Hưng Giang, xã Tân Tiến (TP Bắc Giang) lắp dây chuyền trạm trộn bê tông sai phép. 

47 hộ đang hoạt kinh doanh cát, sỏi tại các bãi không trong quy hoạch, bao gồm: 6 hộ ở khu vực bến Vát, xã Hợp Thịnh (Hiệp Hòa) đã hết thời gian gia hạn cho phép hoạt động (đến ngày 31/12/2019); hai trường hợp tại TP Bắc Giang là Chi nhánh Công ty cổ phần Cảng Hà Bắc và ông Đinh Văn Hải, xã Đồng Sơn  (TP Bắc Giang). Đáng chú ý là bãi tập kết của ông Hải được UBND huyện Yên Dũng chấp thuận dự án đầu tư xây dựng bến bãi tập kết nguyên vật liệu xây dựng ngày 25/6/2008 khi không đủ các điều kiện về quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông.  

Về lĩnh vực đất đai có 27 hộ chưa được cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc cho thuê đất, tập trung tại các huyện Yên Thế, Hiệp Hòa, Việt Yên, Tân Yên, Yên Dũng.

{keywords}

Bãi chứa cát, sỏi tại thị trấn Đồi Ngô (Lục Nam) chưa đủ thủ tục hoạt động theo quy định.

Xử lý nghiêm sai phạm

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, nguyên nhân để xảy ra các vi phạm trên trước hết là do các hộ cố tình vi phạm, nộp phạt vi phạm hành chính nhưng không chấp hành biện pháp khắc phục hậu quả. Chính quyền sở tại chưa cương quyết trong việc xử lý, cưỡng chế sai phạm của chủ hộ nên vi phạm vẫn tồn tại. Đơn cử, Công ty Xây dựng Việt Đức, xã Quang Châu (Việt Yên) đã bị Sở Xây dựng xử phạt hành chính năm 2016 do làm nhà xưởng sản xuất gạch không nung song đơn vị này vẫn không giải tỏa các hạng mục đã thi công.

{keywords}

Đoàn công tác liên ngành do Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì làm việc tại huyện Lục Nam về tình hình xử lý vi phạm đê điều.

Để xử lý triệt để vi phạm, ông Nguyễn Văn Dĩnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT thông tin: “Trên cơ sở nắm bắt tình hình thực tế, Sở tham mưu với tỉnh giải quyết từng trường hợp”. Đối với bến bãi trong quy hoạch, đoàn đề nghị dừng ngay hoạt động chất tải vật liệu ở bãi sông đến khi được UBND tỉnh cấp giấy phép mới được tiếp tục hoạt động. 

Với các hộ cơ bản đủ các điều kiện được phép hoạt động chứa cát, sỏi ven sông theo quy định tại Quyết định số 194/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh cần khẩn trương hoàn thiện thủ tục. Hồ sơ nộp về Sở Nông nghiệp và PTNT trước ngày 1/4/2020. Sau mốc thời gian này, chủ hộ, cơ sở không hoàn thành, Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo, đề xuất UBND tỉnh thu hồi Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư. 

Đoàn cũng yêu cầu Công ty Xây dựng Việt Đức, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại vật liệu xây dựng Hoàn Chinh, xã Quang Châu; Công ty TNHH Hưng Giang, xã Tân Tiến tháo dỡ các công trình, di chuyển khỏi bãi sông xong trước ngày 15/3/2020. 

Bãi ngoài quy hoạch, bên cạnh dừng ngay hoạt động chất tải, Sở đề nghị chủ bến phải tự tháo dỡ các công trình, nếu không sẽ bị cưỡng chế theo quy định. Riêng hộ ông Đinh Văn Hải, xã Đồng Sơn, UBND TP Bắc Giang, UBND huyện Yên Dũng cần phối hợp thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho khu đất ngoài bãi sông do không có văn bản thỏa thuận về bảo đảm khả năng thoát lũ và an toàn đê điều. 

Cùng với giải pháp trên, Sở Nông nghiệp và PTNT cũng đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan xử lý đất đai, xe quá khổ, quá tải, cấp phép đầu tư, xây dựng cũng như kiểm tra, giám sát; xử phạt vi phạm hành chính các trường hợp. 

Xử lý cấp bách sự cố đê điều: Bám sát công trình, bảo đảm tiến độ
(BGĐT) - Theo kế hoạch, dự án xử lý cấp bách các công trình đê điều bị sự cố do ảnh hưởng của bão lũ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang phải hoàn thành trong năm nay. Để bảo đảm tiến độ đề ra, chủ đầu tư cùng đơn vị thi công hằng ngày bám sát công trường, phấn đấu hoàn thành các hạng mục đúng hạn.
Xử lý hơn 100 trường hợp vi phạm đê điều, công trình thủy lợi
(BGĐT) - Sau một tháng ra quân thực hiện Kế hoạch xử lý đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều, công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Lục Nam, đến nay, cơ quan chức năng của huyện và các xã, thị trấn đã giải tỏa hơn 100 trường hợp vi phạm.

Trịnh Lan

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...