Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Chế biến, xuất khẩu gỗ ở Bắc Giang: Đa dạng sản phẩm, tìm thị trường mới

Cập nhật: 15:02 ngày 03/04/2020
(BGĐT) - Quý I năm nay, giá trị xuất khẩu gỗ của tỉnh Bắc Giang ước đạt 150 tỷ đồng, bằng 7,5% tổng giá trị xuất khẩu gỗ toàn tỉnh năm 2019 (khoảng 2 nghìn tỷ đồng). Do nhiều nguyên nhân, nhất là ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp (DN) không xuất khẩu được sản phẩm, cần giải pháp gỡ khó.

Hàng tồn đọng lớn

Gần đây, việc Mỹ áp thuế cao lên các mặt hàng gỗ dán, gỗ ép cứng (gọi là gỗ chế biến) của Trung Quốc vào nước này đã tạo cơ hội cho ngành chế biến gỗ của Việt Nam nói chung, Bắc Giang nói riêng phát triển “nóng”. Giá trị gỗ chế biến xuất khẩu của tỉnh năm 2018 đạt hơn 1 nghìn tỷ đồng; năm 2019 tăng lên 2 nghìn tỷ đồng. Sản phẩm xuất khẩu chính là ván ép, ván dán (chiếm khoảng 98,5%), còn lại là cán chổi công nghiệp. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ (chiếm khoảng 41% giá trị xuất khẩu), tiếp đó đến Hàn Quốc (chiếm khoảng 24%) còn lại là các nước: Thái Lan, Ấn Độ, Ai Cập...

{keywords}

Sản phẩm gỗ ép của Công ty cổ phần lâm nghiệp Quốc Thái tồn đọng trong kho.

Công ty cổ phần lâm nghiệp Quốc Thái (Cụm công nghiệp Đại Lâm, huyện Lạng Giang) chuyên sản xuất ván gỗ ép dùng cho trang trí nội thất và văn phòng. Trong nhà kho, các đống gỗ ép thành phẩm chất cao, kín lối đi. Ông Trương Viết Công, Chủ tịch HĐQT Công ty cho biết, từ đầu quý I tới nay DN không còn đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ (thị trường chính của DN) nên sản phẩm dư thừa hàng nghìn m3. Năm 2019, trung bình DN xuất khẩu từ 1,3 nghìn đến 1,5 nghìn m3 gỗ ván ép dán mặt, giá trị tương ứng từ 15 đến 18 tỷ đồng. “Hiện tại, chúng tôi chỉ xuất khẩu được lượng hàng nhỏ sang các nước trong khu vực Đông Nam Á và thị trường các tỉnh phía Nam. Nếu tình trạng ế hàng kéo dài thì gần 100 công nhân của Công ty phải nghỉ việc vì thiếu vốn”, ông Công nói.

Toàn tỉnh có 64 cơ sở chế biến, sản xuất các sản phẩm từ gỗ phục vụ cho xuất khẩu, gồm 42 tổ chức và 22 hộ gia đình. Trong đó có 12 tổ chức xuất khẩu trực tiếp sản phẩm chế biến từ gỗ ra nước ngoài (gồm 10 tổ chức xuất khẩu ván ép, ván dán; 2 tổ chức xuất khẩu cán chổi công nghiệp).

Tìm hiểu tại Công ty TNHH TL Trung Việt, Khu công nghiệp Đình Trám (DN sản xuất gỗ ván ép đầu tiên, thành lập năm 2012 và lớn nhất tỉnh) được biết, tổng khối lượng ván ép của DN trong năm 2019 đạt hơn 24,2 nghìn m3. Trong đó, lượng gỗ xuất khẩu sang Mỹ đạt 21 nghìn m3 (giá trị 176 tỷ đồng), còn lại là thị trường trong nước (đạt khoảng 21 tỷ đồng). Tuy nhiên, khối lượng ván ép được xuất ra trong 3 tháng đầu năm chỉ đạt chưa đầy 4 nghìn m3. Doanh thu trung bình của DN năm 2019 là 25,6 tỷ đồng/tháng nhưng đầu năm 2020 chỉ đạt 2,4 tỷ đồng/tháng; doanh số bán ra giảm đến 90%. Thậm chí, trong tỉnh còn hai doanh nghiệp là Công ty TNHH Việt ind (Lạng Giang) và Công ty TNHH một thành viên TDY Lộc Phát (Việt Yên) 2 tháng đầu năm không xuất khẩu được m3 gỗ nào. Việc các DN chế biến gỗ khó đầu ra còn kéo theo hàng trăm cơ sở chế biến gỗ nguyên liệu trong tỉnh phải giảm sản lượng, công nhân thiếu việc làm. Nguy cơ đóng cửa các nhà máy chế biến gỗ tại Bắc Giang đang dần hiện hữu.

Tập trung chế biến sâu

Theo đại diện các DN, có hai nguyên nhân chính dẫn tới giá trị xuất khẩu gỗ 3 tháng đầu năm nay đạt thấp. Thứ nhất là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên các đơn hàng giảm. Một số nguyên phụ liệu như keo dính, gỗ dán mặt từ Nga và Trung Quốc không nhập được vào Việt Nam. Các DN chủ yếu sản xuất nốt đơn hàng từ năm 2019. Đại diện Công ty TNHH TL Trung Việt cho biết, do phòng dịch Covid-19, học sinh được nghỉ học nên nhiều công nhân nghỉ việc để trông con khiến tiến độ hoàn thành các đơn hàng kéo dài. Đặc biệt, các đối tác nước ngoài rất khó sang Việt Nam để kiểm tra và mua hàng.

Một nguyên nhân quan trọng khác là cuối tháng 2 vừa qua, Liên minh thương mại công bằng gỗ dán cứng Hoa Kỳ (nguyên đơn) gửi đơn kiện lên Bộ Thương mại Mỹ yêu cầu điều tra áp dụng chống lẩn tránh thuế, chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm ván ép gỗ cứng xuất khẩu từ Việt Nam. Trước đó, cơ quan chức năng của Mỹ nghi ngờ các DN Trung Quốc lợi dụng xuất xứ gỗ Việt Nam để “né” thuế xuất khẩu sang Mỹ. Bằng chứng là xuất khẩu gỗ từ Việt Nam sang Mỹ tăng đột biến, gấp gần 6 lần năm 2018 và 2019 (trùng thời điểm Mỹ áp lệnh thuế bán phá giá lên mặt hàng gỗ ép của Trung Quốc xuất sang Mỹ). Mới đây, Cơ quan Thương mại Mỹ ra thông báo điều tra 5 DN của Mỹ nhập khẩu ván ép từ Việt Nam. Hệ lụy là tất cả gỗ dán của Việt Nam bị ngừng nhập vào Mỹ.

Trước việc các DN xuất khẩu gỗ trong nước gặp khó trong sản xuất, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đến khảo sát tại Công ty TNHH TL Trung Việt và làm việc Sở Nông nghiệp và PTNT. Tại đây, đại diện Hiệp hội gỗ dán Việt Nam cho rằng, các DN chế biến gỗ của Việt Nam cũng như Bắc Giang trước mắt cần tìm thị trường mới ngoài Mỹ; hợp tác chế biến sản xuất các sản phẩm ngoài gỗ dán để tránh bị áp thuế; hoặc chế biến gỗ sâu, tạo ra các sản phẩm hoàn chỉnh nhưng tháo rời, khi Mỹ nhập về mới lắp ráp. Đồng thời đề xuất Chính phủ xem xét các biện pháp, như: Giãn nợ ngân hàng, hỗ trợ DN một phần các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội cho cán bộ, công nhân...

Bắc Giang: Gỗ nguyên liệu bán chậm, giá giảm
(BGĐT)- 2 tháng qua, do tác động tiêu cực của dịch Covid-19 và thị trường Mỹ không nhập khẩu gỗ ván ép từ Việt Nam đã khiến giá gỗ nguyên liệu tại Bắc Giang giảm đáng kể. Nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp (DN) phải cắt giảm nhân công, hạn chế sản xuất. 
Độc lạ triển lãm đồ gỗ mỹ nghệ
(BGĐT) – Từ ngày 27-2 đến 10-3, tại Khu đô thị Bách Việt, phường Dĩnh Kế, TP Bắc Giang (Bắc Giang) diễn ra triển lãm giới thiệu sản phẩm gỗ mỹ nghệ. Tại đây có hơn 10 gian hàng với nhiều sản phẩm đồ gỗ độc lạ của các làng nghề thuộc Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Nghệ An…
Trồng rừng gỗ lớn: Hướng phát triển bền vững
(BGĐT) - Nhằm tăng thu nhập cho người dân, bảo vệ môi trường sinh thái, Tổng cục Lâm nghiệp đang phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh triển khai thực hiện dự án “Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn”. Dự án bước đầu mang lại kết quả tích cực.

Thế Đại

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...