Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 32 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tập trung bảo vệ rừng Đèo Gia, không để phát sinh điểm nóng

Cập nhật: 20:43 ngày 11/05/2020
(BGĐT)- Chiều 11/5, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Lại Thanh Sơn làm việc với Công ty cổ phần Thiên Lâm Đạt về dự án đầu tư trồng rừng sản xuất và sử dụng rừng bền vững trên địa bàn xã Đèo Gia (Lục Ngạn). Cùng dự có đại diện các sở, ban, ngành liên quan và UBND huyện Lục Ngạn.
{keywords}

Quang cảnh hội nghị.

Năm 2017, Công ty Thiên Lâm Đạt được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng diện tích 782,67 ha rừng sản xuất tại xã Đèo Gia. Trong đó có 312,63 ha đất rừng tự nhiên; 429 ha đất rừng trồng và 41 ha đất chưa có rừng. 

Từ năm 2017 đến nay, rừng của Công ty nhiều lần bị người dân thôn Đèo Gia, xã Đèo Gia đốt, phá, lấn chiếm. Một số đối tượng còn đe dọa và bắt giữ người của Công ty trái pháp luật. Trong năm 2019, người dân ồ ạt vào khu vực rừng của Công ty phát luỗng, phát trắng, đốt để trồng cây với diện tích hơn 91 ha. Sang năm 2020, sự việc lại tái diễn và có phần nghiêm trọng hơn. Cụ thể từ đầu năm đến nay, người dân đã phát, phá, lấn chiếm hơn 10 ha. Trong các ngày từ 18 đến 30/4 vừa qua, người dân đã đốt 5,7 ha rừng tự nhiên bị phát luỗng trước đó và cho xe ô tô vào khai thác trộm tre nứa trong rừng do Công ty quản lý…

{keywords}

Đại diện Công ty cổ phần Thiên Lâm Đạt phát biểu.

Tại hội nghị, đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT cho rằng nguyên nhân của tình trạng trên là do một số người dân chưa nhận thức đúng về quyền sử dụng đất lâm nghiệp. Lực lượng bảo vệ của Công ty còn mỏng, không đủ sức ngăn cản, răn đe các hành vi lấn chiếm, phá rừng và chưa được tập huấn để bảo vệ diện tích rừng được giao. 

Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, việc giao, cho thuê đất đối với Công ty đã được thực hiện đầy đủ, đúng luật. Trước khi giao đất cho Công ty, xã Đèo Gia đã thông báo cho người dân vào nhận những khoảnh rừng mà họ đã trồng để cơ quan chức năng định giá và thương lượng hỗ trợ. Tuy nhiên, người dân không vào nhận nên toàn bộ số cây trồng trên đất đó là của Nhà nước. 

Ông La Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn thừa nhận trách nhiệm trong quản lý rừng của địa phương chưa tốt. Cái khó nhất là không xác định được người đã lấn và trồng cây lên diện tích đất đã giao cho Công ty để thương lượng, hỗ trợ giải phóng mặt bằng.

{keywords}

Ông Lê Bá Thành, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT phát biểu.

Thượng tá Bùi Chiến Thắng, Phó Giám đốc Công an tỉnh nhìn nhận, dẫn tới tình trạng trên có phần trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc giao đất, giao rừng cho người dân chưa kịp thời; chưa quyết liệt trong xử lý sai phạm bước đầu của người dân, dẫn đến “nhờn” luật. Hệ thống chính quyền cơ sở chậm kiện toàn nên vai trò chính quyền cơ sở mờ nhạt. Phía Công ty cũng chưa rõ vai trò trong quản lý và sử dụng đất rừng. Ngành Công an sẽ chỉ đạo, kiên quyết làm rõ và xử lý các hành vi vi phạm để giữ vững kỷ cương.

Kết luận hội nghị, đồng chí Lại Thanh Sơn chỉ đạo, nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự ở Đèo Gia là rất quan trọng, không để phát sinh điểm nóng. Đồng chí yêu cầu huyện Lục Ngạn, các ngành, lực lượng Công an phải nắm chắc tình hình và theo dõi diễn biến vụ việc, đề ra phương án ứng phó; cần củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ thôn sâu sát với nhân dân, tăng cường các lực lượng bảo vệ rừng.

{keywords}

Đồng chí Lại Thanh Sơn phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Đồng chí Lại Thanh Sơn cho rằng, các sở (đặc biệt là Sở Tài Nguyên và Môi trường), ngành liên quan có trách nhiệm kiểm tra xem Công ty đã sử dụng đất có hiệu quả và thực hiện nghĩa vụ với người dân địa phương hay chưa; có trách nhiệm hỗ trợ Công ty sản xuất kinh doanh hiệu quả trước thực trạng hiện nay.

UBND huyện Lục Ngạn phối hợp với Công ty xác định rõ trách nhiệm, nguyên nhân xảy ra hiện tượng lấn, phá rừng hiện nay. Huyện phải làm rõ, hiện có bao nhiêu người dân đang trồng, xâm chiếm rừng trên đất Công ty Thiên Lâm Đạt để phối hợp với Công ty xây dựng phương án hỗ trợ, khai thác hoặc nhổ bỏ. Đồng thời sớm hỗ trợ Công ty diện tích đất xây dựng văn phòng quản lý và đường dẫn vào.  

Công ty Thiên Lâm Đạt chủ động phối hợp với địa phương và các lực lượng khác tập trung bảo vệ không để dân lấn chiếm; có kế hoạch cùng với huyện Lục Ngạn, cơ quan chuyên môn xác định hiện trạng diện tích rừng bị lấn chiếm để xây dựng kế hoạch, phương án sử dụng khi thu lại. Thống nhất với người dân, đưa ra phương án hỗ trợ phù hợp để hợp tác sản xuất kinh doanh lâu dài. 

Cấp bách chống lấn chiếm đất rừng Đèo Gia
(BGĐT) - Nhiều năm gần đây, thôn Đèo Gia, xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) trở thành điểm nóng về phát, phá, lấn chiếm đất rừng tự nhiên. Cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng của huyện Lục Ngạn và xã Đèo Gia đã tăng cường biện pháp phòng ngừa song tình trạng này vẫn tiếp diễn.
Lục Nam: Chủ tịch UBND cấp xã phải chịu trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng
(BGĐT)- Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Lục Nam (Bắc Giang) liên tục xảy ra tình trạng người dân tự ý phá rừng tự nhiên nghèo kiệt, rừng dẻ (được Nhà nước giao) và lấn chiếm đất rừng của Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Mai Sơn. Bên cạnh đó, cháy rừng vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao...
Ứng dụng công nghệ cao vào quản lý, bảo vệ rừng
(BGĐT) - Nhờ ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào quản lý, bảo vệ và thâm canh rừng trồng nên nhiều năm qua, đất rừng do Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Yên Thế (Công ty Lâm nghiệp Yên Thế, tỉnh Bắc Giang) quản lý luôn được khai thác tốt và phát huy giá trị. Đây là cách làm cần được nhân rộng.
Lục Ngạn: Chi trả gần 1 tỷ đồng khoán bảo vệ rừng
(BGĐT) - Theo UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), từ đầu năm đến nay, đơn vị đã nghiệm thu, chi trả gần 1 tỷ đồng từ ngân sách huyện hỗ trợ khoán bảo vệ rừng tự nhiên và rừng sản xuất trên địa bàn. 
Thế Đại

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...