Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Hội thảo đề xuất giải pháp phát triển cụm tương hỗ vải thiều ở Bắc Giang

Cập nhật: 16:06 ngày 22/05/2020
(BGĐT)- Ngày 22/5, Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang phối hợp với Trung tâm Đào tạo và Hỗ trợ hợp tác kinh tế quốc tế tổ chức Hội thảo “Nghiên cứu phát triển cụm tương hỗ vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang, khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế”. 
{keywords}

Quang cảnh hội thảo.

Dự hội thảo có đại diện các viện, trung tâm nghiên cứu thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương và một số doanh nghiệp tham gia sản xuất, đóng gói và xuất khẩu nông sản.

Hội thảo nằm trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ độc lập cấp quốc gia “Nghiên cứu phát triển cụm tương hỗ vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang” từ năm 2018. Hiện, đề tài đã giải quyết được các nội dung cơ bản về cụm tương hỗ, đưa ra nội hàm, phương hướng, giải pháp phát triển cụm tương hỗ vải thiều ở Bắc Giang.

Tại hội thảo, các đại biểu thảo luận một số vấn đề như: Đánh giá, đề xuất tổ chức sản xuất kinh doanh vải thiều và vải sớm, vùng địa lý tập trung Lục Ngạn theo chu trình và vòng đời cụm tương hỗ; đổi mới tổ chức lãnh thổ địa lý tập trung tiềm năng, lợi thế của Lục Ngạn trong sản xuất, kinh doanh hai loại vải thiều theo chu trình và vòng đời; áp dụng quản trị tinh gọn 5S made in Vietnam hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh vải thiều tại huyện Lục Ngạn theo hình thức cụm (Clusster).

Cùng đó, đánh giá đầu tư, cạnh tranh kinh tế và giá trị gia tăng cho sản xuất, tiêu thụ vải thiều ở Bắc Giang theo hình thức tinh gọn; đánh giá thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam giai đoạn 2009 - 2018, giải pháp xuất khẩu những năm tới; cơ chế, chính sách tổ chức sản xuất kinh doanh...

{keywords}

Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phát biểu tại hội thảo.

Được biết, hiện nay, tổng diện tích trồng vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn khoảng 28 nghìn ha, mục tiêu của tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 xuất khẩu vải thiều vào thị trường Nhật Bản nên các biện pháp được tỉnh triển khai rất khẩn trương, tập trung. Tỉnh chú trọng kết nối đồng bộ 4 nhà gồm: Nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân để tạo thuận lợi trong việc tiêu thụ vải thiều.

Kết thúc hội thảo, ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ đánh giá cao các ý kiến thảo luận tại đây; đồng thời đề nghị các cơ quan nghiên cứu đưa ra các giải pháp cụ thể hơn nữa trong việc phát triển cụm tương hỗ vải thiều trên địa bàn tỉnh trên cơ sở căn cứ vào tình hình thực tiễn sản xuất tại địa phương. Mục tiêu nhằm phát triển vùng sản xuất vải thiều tại Bắc Giang ngày càng hiệu quả, góp phần phát triển KT-XH của tỉnh.

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Vifoco thu mua 700 tấn vải thiều để chế biến xuất khẩu
(BGĐT)- Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Vifoco (TP Bắc Giang) vừa ký hợp đồng thu mua 700 tấn vải tươi của hai hợp tác xã trên địa bàn huyện Lục Ngạn gồm: Hợp tác xã Nông nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hồng Xuân; Hợp tác xã Nông nghiệp sản xuất và kinh doanh tổng hợp Xuyên Việt. 
Tiêu thụ vải thiều năm 2020: Khai thác hiệu quả thị trường nội địa
(BGĐT) - Năm 2020 được nhận định là năm có nhiều khó khăn cho tiêu thụ nông sản nói chung, vải thiều của Bắc Giang nói riêng. Vì thế, một trong những giải pháp mà tỉnh đề ra để tiêu thụ nông sản này là khai thác tối đa thị trường trong nước.
Lục Ngạn: Cách ly tập trung đủ 14 ngày đối với người từ vùng dịch đến thu mua vải thiều
(BGĐT)- Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị bàn phương án cách ly y tế phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nước ngoài và thương nhân đến xúc tiến, tiêu thụ vải thiều do UBND huyện Lục Ngạn vừa tổ chức. 

Hoàng Phương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...