Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bắc Giang: Triển vọng từ những loài dược liệu quý

Cập nhật: 10:48 ngày 17/06/2020
(BGĐT) - Cùng với việc bảo tồn và phát triển các loài cây dược liệu quý, dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nhân giống, trồng, thu hái sơ chế bảo quản cát sâm và sâm cau theo tiêu chuẩn GACP-WHO làm nguyên liệu sản xuất cao sâm cau lâm dược và siro ho lâm dược trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” còn góp phần mở ra hướng đi mới giúp người dân phát triển kinh tế.

Đánh thức đất cằn

Cách đây chưa lâu, vùng đất đồi núi khu vực thôn Ba Gò, xã Nghĩa Phương (Lục Nam, Bắc Giang) mọc toàn cỏ dại. Đầu năm 2019, khi Công ty cổ phần Lâm Y Dược Bắc Sơn triển khai dự án trồng cây cát sâm và sâm cau, đất rừng nơi đây đã được khoác lên một màu xanh mới. Theo ông Nguyễn Tuấn Đạt, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Phương, xưa kia, khu vực này có nhiều cây dược liệu nhưng do khai thác quá mức nên đến nay đã cạn kiệt. Nay có dự án triển khai bảo tồn, trồng mới hai loại dược liệu quý, bà con đã nhanh chóng tiếp cận.

{keywords}

Vườn ươm cây giống của Công ty cổ phần Lâm Y Dược Bắc Sơn.

Được biết, một trong những mục tiêu của dự án này là giúp người dân quan tâm hơn đến việc phát triển cây dược liệu, đồng thời hỗ trợ người dân biết áp dụng kỹ thuật vào trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến dược liệu theo hướng sản xuất hàng hoá để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất dược liệu các nhà máy sản xuất thuốc chữa bệnh.

Theo ông Vũ Huy Kiên, cán bộ kỹ thuật Công ty cổ phần Lâm Y Dược Bắc Sơn, do áp dụng theo phương pháp mới từ gieo ươm giống mô hom cho tới cách trồng, chăm sóc nên đơn vị đã chú trọng khâu tập huấn và chuyển giao kỹ thuật cho người dân tham gia. Cùng đó, quan tâm giám sát quá trình thực hiện, bà con đã tiếp thu và ứng dụng những kỹ thuật mới vào sản xuất. Kết quả, không ít diện tích trước đây bỏ không đã được thay thế bằng những loại dược liệu quý. Sau hơn 1 năm triển khai dự án, đến nay toàn xã có hơn chục ha cát sâm và sâm cau. Các loại cây trồng này đang sinh trưởng, phát triển tốt.

Không chỉ trồng ở Nghĩa Phương, nhằm phát triển mở rộng diện tích cây dược liệu, Công ty cổ phần Lâm Y Dược Bắc Sơn còn triển khai trồng sâm cau và cát sâm tại các xã Trường Sơn (Lục Nam), Tuấn Đạo (Sơn Động-Bắc Giang), Đồng Tâm, Hồng Kỳ, Hương Vỹ (Yên Thế-Bắc Giang) với diện tích hàng chục ha.

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm, qua thực tế sản xuất của đơn vị, một ha trồng cát sâm sau chu kỳ 3 năm cho thu hoạch 7-8 tấn tươi; với giá bán bình quân 150 nghìn đồng/kg đã mang lại thu nhập hơn 1,1 tỷ đồng. Cùng đó, một ha sâm cau sau chu kỳ 2 năm cho năng suất 4 tấn tươi với giá 150 nghìn đồng/kg đã cho thu nhập 600 triệu đồng, cao hơn nhiều so với nhiều loại cây trồng khác trên cùng đơn vị diện tích.

Quy hoạch, mở rộng diện tích

Đánh giá của cơ quan chuyên môn, dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nhân giống, trồng, thu hái sơ chế bảo quản cát sâm và sâm cau theo tiêu chuẩn GACP-WHO làm nguyên liệu sản xuất cao sâm cau lâm dược và siro ho lâm dược trên địa bàn” được triển khai bảo đảm tiến độ và chất lượng theo kế hoạch.

Không chỉ có sâm cau, cát sâm, nhằm đa dạng các loại dược liệu tạo nguồn sản phẩm đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh, hiện nay Công ty cổ phần Lâm Y Dược Bắc Sơn còn triển khai trồng nhiều loại cây như: Ba kích tím, kim ngân, củ mài, cà gai leo, kim tiền thảo, địa liền... ở một số địa phương trong tỉnh. Qua sản xuất, nhiều mô hình đã mang lại hiệu quả như cây ba kích tím ở Nghĩa Phương là một ví dụ. Sau chu kỳ 4 năm, một ha ba kích tím cho thu hoạch 15 tấn. Với giá thị trường 150 nghìn đồng/kg thì mỗi ha ba kích tím cho thu nhập hơn 2 tỷ đồng.

Với lợi thế về địa lý tự nhiên và nguồn nhân lực dồi dào, những năm qua một số địa phương trong tỉnh đã trồng nhiều loài cây dược liệu như: Ba kích, trà hoa vàng, đinh lăng, nhân trần, địa liền, sâm nam núi Dành (cát sâm), sâm cau, kim tiền thảo... Tuy nhiên, quy mô sản xuất còn manh mún, tự phát, chưa được áp dụng triệt để các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quy trình nhân giống, trồng, thu hái, bảo quản và chế biến cây thuốc.

Theo ông Vũ Long Vân, Giám đốc Công ty cổ phần Lâm Y Dược Bắc Sơn, thị trường tiêu thụ các loại dược liệu hiện nay rất rộng mở. Các công ty dược, nhà sản xuất các loại thuốc chữa bệnh trong nước có nhu cầu cao song do chưa làm chủ được quy trình sản xuất, chưa có quy hoạch phát triển rõ ràng nên người dân không mạnh dạn tiếp cận những cây trồng này.

Với lợi thế về đất lâm nghiệp, thậm chí những loại dược liệu này có thể trồng dưới tán rừng. Chính vì vậy, việc quan tâm quy hoạch và phát triển thành vùng cây dược liệu quý hiếm là cần thiết. Để khai thác có hiệu quả tiềm năng, mở rộng diện tích cây dược liệu trong cơ cấu nông nghiệp thời gian tới, các cơ quan, ban ngành cần phối hợp hỗ trợ nông dân liên kết với doanh nghiệp (DN), các nhà khoa học áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến vào sản xuất. 

Các địa phương xây dựng các chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất và xúc tiến thương mại, liên kết với DN chế biến dược phẩm bảo đảm đầu ra cho sản phẩm... Những điều đó không chỉ góp phần bảo vệ sinh thái rừng bền vững mà còn bảo tồn và phát triển nguồn gen các loài dược liệu quý hiếm và cho hiệu quả kinh tế cao.

Nấm dược liệu ADENCO: Hành trình chinh phục đỉnh cao
(BGĐT) - Mặc dù mới được thành lập song Công ty TNHH Nấm dược liệu ADENCO ở thôn Hồng Giang, xã Dương Đức, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, được nhiều người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh biết đến với các sản phẩm về nấm, nhất là nấm đông trùng hạ thảo- dược liệu tốt cho sức khỏe con người.  
Sản xuất các sản phẩm từ đinh lăng lá nhỏ: Hướng đi mới trong phát triển dược liệu
(BGĐT) - Với mục tiêu tạo ra một số sản phẩm từ cây đinh lăng lá nhỏ, năm 2018, Trường Đại học Nông- Lâm Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang) được tỉnh phê duyệt triển khai dự án “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình trồng đinh lăng lá nhỏ”. Sau hơn hai năm thực hiện, dự án đã cho một số kết quả nhất định mở ra hướng đi mới về phát triển cây dược liệu trên địa bàn.
Bắc Giang: Tiêu hủy 853 kg dược liệu
(BGĐT)- Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang vừa phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tiêu hủy 853 kg dược liệu là hàng hóa nhập lậu có hiện tượng ẩm và mùi mốc.
Vụ buôn lậu dược liệu: Khởi tố Phó chi Cục trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn)
Tối 13-1, Bộ Công an cho biết, mở rộng điều tra vụ án "Buôn lậu" dược liệu xảy ra trên địa bàn các tỉnh, TP Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hà Nội và một số tỉnh, thành phố, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an (C03) đã khởi tố vụ án "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn) và 2 cán bộ thuộc Chi cục.
Khởi tố vụ án và bị can trong vụ buôn lậu dược liệu liên tỉnh
Ngày 15-12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) cho biết, đơn vị vừa triệt phá đường dây buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa là dược liệu qua biên giới trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hà Nội và các tỉnh, thành phố có liên quan, do Lâm Đình Hưng và Lâm Đình Hoài cầm đầu.
Hơn 100 tấn dược liệu nhập lậu ngụy trang bằng hoa quả khô
Trong mỗi container hàng chục tấn, chỉ có khoảng 2 tấn hoa quả sấy khô, còn lại là dược liệu nhập lậu từ Trung Quốc.
Điều trị ung thư từ dược liệu Việt Nam ứng dụng công nghệ cao
Lần đầu tiên, một phức hệ dược liệu ứng dụng công nghệ cao, công nghệ Nano hướng đích dạng Solid-Lipid được công bố trên tạp chí quốc tế Sage, một tạp chí uy tín trong lĩnh vực hóa sinh.

Ngọc Hân 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...