(BGĐT) - Vụ vải thiều năm nay, UBND tỉnh chỉ đạo mở thí điểm “Sàn giao dịch điện tử vải thiều Bắc Giang” tại huyện Lục Ngạn. Bước đầu hoạt động, sàn giao dịch đã kết nối sản phẩm từ vườn sản xuất tới người tiêu dùng.
Năm nay, lần đầu tiên, UBND huyện Lục Ngạn phối hợp với với Công ty cổ phần Logistics Những ngôi sao liên kết (TP Hồ Chí Minh) xây dựng và triển khai “Sàn giao dịch điện tử vải thiều Bắc Giang” tại huyện Lục Ngạn và chính thức khai trương trong tháng 6 vừa qua.Thông qua sàn giao dịch, người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) có thể giới thiệu, kết nối trao đổi, mua bán vải thiều từ vườn tới thị trường trong, ngoài nước mà không cần đến trực tiếp, sử dụng phương tiện vận tải hàng không - hãng vận chuyển là Vietnam Airlines vận chuyển.
 |
Sàn giao dịch thương mại điện tử vải thiều Bắc Giang. |
Theo đại diện Công ty cổ phần Logistics Những ngôi sao liên kết - đơn vị quản lý sàn giao dịch, hiện có hơn 100 nhà vườn, HTX đã đăng ký tham gia bán hàng trên “Sàn giao dịch điện tử vải thiều Bắc Giang”. Mỗi nhà vườn, HTX đăng ký tham gia sàn giao dịch sẽ được lập một gian hàng trên trang thương mại điện tử này. Theo đó, sẽ kèm đầy đủ thông tin cần thiết như: Tên và địa chỉ chủ vườn, diện tích canh tác, giống cây trồng, thời gian trồng, thu hoạch, kỹ thuật chăm sóc, giá bán… Tuy nhiên, trước mắt cán bộ Công ty vẫn là người quản lý trực tiếp và đảm nhận nhiệm vụ giao dịch với khách hàng do hầu hết nông dân chưa nắm được cách vận hành.
Thực tế cho thấy “Sàn giao dịch điện tử vải thiều Bắc Giang” đã mang lại nhiều hiệu quả trong việc xúc tiến, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể, vụ vải năm nay có 427 nghìn người tiếp cận, 345 nghìn người xem video giới thiệu vải thiều, 29 nghìn người tương tác bài viết, 2.540 tin nhắn trao đổi, 131 khách đặt mua hơn 2,1 tấn với giá bán trung bình là 64,7 nghìn đồng/kg.
Ông Nguyễn Hữu Xuyên, Giám đốc HTX Nông nghiệp sản xuất và kinh doanh tổng hợp Xuyên Việt, xã Quý Sơn (Lục Ngạn) chia sẻ: "HTX có hơn 32 ha vải thiều chăm sóc theo quy trình VietGAP và GolbalGAP. Vụ vải năm nay, HTX đăng ký tham gia "Sàn giao dịch điện tử vải thiều Bắc Giang" với mức phí 100 nghìn đồng/năm. Thông qua đây, bán được 3 tạ vải thiều với giá bán 70 nghìn đồng/kg cho khách tại TP Hồ Chí Minh. Toàn bộ giao dịch được cán bộ Công ty cổ phần Logistics Những ngôi sao liên kết thực hiện". Thời gian tới, HTX sẽ cử cán bộ HTX đi học tập cách bán hàng trên sàn giao dịch; đồng thời đăng ký bán thêm các sản phẩm như: Cam, táo...
Năm nay, vải thiều Bắc Giang mới bán trên sàn thương mại điện tử và cho thấy phù hợp, hiệu quả, nhất là khi có dịch bệnh, các thương nhân nước ngoài khó sang mua vải trực tiếp tại tỉnh. Kết quả bước đầu dù chưa cao so với tổng sản lượng vải thiều được tiêu thụ song với thời gian thực hiện rất ngắn, sàn đã giúp quảng bá quả vải đi nhiều nước trên thế giới. Từ đó tạo tiền để các hộ dân, đơn vị sản xuất, kinh doanh nông sản của tỉnh tiếp tục xúc tiến tiêu thụ sản phẩm tại đây.
Để người dân, doanh nghiệp, thành viên HTX nắm chắc thông tin, kỹ thuật thực hiện khi tham gia sàn giao dịch, UBND các huyện, TP tiếp tục cùng Công ty cổ phần Logistics Những ngôi sao liên kết mở lớp tập huấn cho cán bộ hội nông dân, đại diện các HTX, thương nhân về cách tham gia bán hàng tại sàn giao dịch; vận tải đa phương thức, xuất khẩu đến các thị trường tiềm năng như Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Mỹ…
Nhìn lại vụ vải thiều năm 2020: Chủ động, đổi mới xúc tiến tiêu thụ(BGĐT) - Năm nay, thời tiết bất thường, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thương mại, dịch vụ. Với những cách làm chủ động, sáng tạo, các cấp ủy đảng, chính quyền và ngành chức năng trong tỉnh đã khắc phục khó khăn trong khâu tiêu thụ, góp phần tạo nên thành công của vụ thu hoạch vải thiều.
Sản lượng vải thiều cuối vụ còn khoảng 550 tấn(BGĐT)- Thông tin từ Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công Thương), tính đến thời điểm này, toàn tỉnh đã thu hoạch được hơn 164 nghìn tấn vải thiều. Trong đó, huyện Lục Ngạn 93,6 nghìn tấn, Lục Nam hơn 33 nghìn tấn, Tân Yên hơn 16 nghìn tấn, Lạng Giang hơn 6 nghìn tấn, Yên Thế hơn 7,9 nghìn tấn, Sơn Động hơn 4 nghìn tấn…
Tiêu thụ gần 3 nghìn tấn vải thiều chế biến(BGĐT)- Thông tin từ UBND huyện Lục Ngạn, tính đến ngày 2/7 trên địa huyện có các doanh nghiệp như: Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Vifoco, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Toàn Cầu, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Rồng Đỏ… và nhiều người dân trên trong huyện đã thu mua gần 3 nghìn tấn vải thiều Lục Ngạn để chế biến cung cấp ra thị trường trong, ngoài nước.
Cảnh sát giao thông Bắc Giang giúp dân tiêu thụ vải thiều(BGĐT)- Những năm trước, vào mùa thu hoạch vải thiều, nhiều khu vực trên quốc lộ 31 thuộc huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) như phố Kim, xã Phượng Sơn; Kép, xã Hồng Giang; phố Biển, xã Biển Động và khu vực trung tâm xã Tân Sơn thường xuyên bị ùn tắc cục bộ. Tuy nhiên, vụ thu hoạch vải thiều năm nay, tình trạng trên không còn nữa, tạo điều kiện cho người và các phương tiện tham gia giao thông, vận chuyển hàng hóa.
Lục Ngạn nâng giá trị vải thiều ở các xã vùng cao(BGĐT) - Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng vải, nhiều hộ dân ở các xã vùng cao huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã có những vườn vải có năng suất, chất lượng và giá trị cao. Trước kia, mỗi khi đến vụ vải họ phải xuống các xã vùng thấp để làm thuê, nay họ thuê người về thu hái vải thiều cho gia đình mình.
Liên kết sản xuất vải thiều xuất khẩu sang Nhật Bản: Thu mua kịp thời, giá ổn định(BGĐT) - Những ngày qua, một số doanh nghiệp (DN) tiếp tục xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) sang Nhật Bản. Việc thu hoạch, sơ chế, đóng gói vải thiều tuân thủ quy trình nghiêm ngặt. Có lợi nhuận khá sau khi liên kết sản xuất vải thiều theo quy trình GlobalGAP phục vụ xuất khẩu, nhiều hộ dân mong muốn tiếp tục ký kết hợp đồng với DN ở những vụ sau.
Hoàng Phương