Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 28 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Xếp hạng sản phẩm OCOP: Nâng giá trị sản phẩm địa phương

Cập nhật: 09:11 ngày 21/07/2020
(BGĐT) - Năm nay là năm thứ 3 tỉnh Bắc Giang triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và là năm thứ 2 liên tiếp tỉnh tổ chức đánh giá, phân hạng, cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm tham gia Chương trình OCOP. Việc xếp hạng nhằm góp phần khẳng định vị thế, tăng giá trị sản phẩm ở mỗi địa phương.

Cơ hội tăng sản lượng và giá trị sản phẩm

Năm 2019, huyện Lục Ngạn có 8 sản phẩm được xếp hạng OCOP cấp tỉnh gồm 7 sản phẩm 4 sao, 1 sản phẩm 3 sao. Trong đó, vải thiều Lục Ngạn của Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hồng Xuân (HTX Hồng Xuân) đạt 4 sao. Theo ông Phạm Văn Dũng, Giám đốc HTX Hồng Xuân, nhờ liên kết sản xuất vải thiều theo quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm nên quả vải của HTX luôn có chất lượng cao, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đi Mỹ và Úc, giá cao, ổn định. 

{keywords}

Chăn nuôi gà đồi tại hộ ông Nguyễn Hồng Hải, xã Đồng Tâm (Yên Thế).

Sau khi được cấp chứng nhận 4 sao, sản phẩm của HTX dễ dàng vào các hệ thống siêu thị lớn trên toàn quốc như GO! và BigC. Năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, vải xuất khẩu của HTX sang Mỹ và Úc chỉ đạt gần 10 tấn, nhưng đơn vị tiêu thụ trong nước được hơn 1,5 nghìn tấn, trong đó một nửa vải được bán trong các siêu thị- lượng cao nhất từ trước đến nay.

Năm trước, huyện Yên Thế có 6 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận từ 3 đến 4 sao, trong đó sản phẩm gà đồi Yên Thế, giò gà của HTX Nông nghiệp xanh Yên Thế được cấp chứng nhận 4 sao. Đại diện HTX thông tin, mỗi năm đơn vị ký hợp đồng chăn nuôi, cam kết tiêu thụ hơn 120 nghìn con gà với 40 hộ dân trong huyện với giá thu mua cao hơn so với thị trường 5 nghìn đồng/kg, bảo đảm các hộ có lãi. 

Đổi lại, gia cầm được gắn đai chân, tem truy xuất nguồn gốc từ khâu chăn nuôi, giết mổ đến đóng gói nên hàng của HTX sản xuất ra đến đâu bán hết đến đó. Tin tưởng vào sản phẩm gà đồi Yên Thế và giò gà đạt chứng nhận OCOP 4 sao nên năm nay HTX liên kết sản xuất sản lượng cao hơn năm trước khoảng 20%.

Toàn tỉnh hiện có trên 200 sản phẩm chủ lực và tiềm năng đăng ký tham gia đánh giá, xếp hạng. Trong đó, năm 2019 có 53 sản phẩm. Dự kiến năm nay có thêm 150 sản phẩm của 80 chủ thể sản xuất ở 10/10 huyện, TP đăng ký tham gia đánh giá, xếp hạng. Cụ thể, 113 sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm; 27 sản phẩm ở nhóm đồ uống; 2 sản phẩm nhóm nội thất, trang trí và 8 sản phẩm thuộc nhóm thảo dược.

Năm 2019 tỉnh Bắc Giang có 46 sản phẩm OCOP cấp tỉnh được xếp hạng gồm 15 sản phẩm 4 sao, 31 sản phẩm 3 sao. Các sản phẩm được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận; sử dụng biểu trưng của Chương trình OCOP và thứ hạng sao in trên bao bì sản phẩm… 

Giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên có giá trị trong 36 tháng kể từ ngày có quyết định công nhận. Điều này đã mở ra cơ hội để các chủ sở hữu sản phẩm OCOP cùng người tham gia sản xuất nâng sản lượng, giá trị và thu nhập.

Tăng cường quảng bá sản phẩm OCOP

Chương trình OCOP bước đầu thu được một số kết quả nhưng hiện có khá nhiều chủ thể chưa biết hoặc chưa mặn mà với việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình. Thực tế, không ít người dân trồng vải tại Lục Ngạn, đặc biệt là các xã trên đèo - nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống và người nuôi gà đồi tại Yên Thế còn chưa nhận thức rõ về Chương trình OCOP. Nguyên nhân là do nhiều địa phương, đơn vị chưa tích cực tuyên truyền về chương trình đến các chủ thể sản xuất.

{keywords}

Sản phẩm vải thiều Lục Ngạn của HTX Hồng Xuân.

OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Trọng tâm của Chương trình là phát triển sản phẩm có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị. Do đó nếu người dân không nắm rõ chương trình, thiếu các tổ chức, DN, HTX… xây dựng thành sản phẩm OCOP thì việc phát triển, nâng cao chất lượng, giá trị nông sản rất khó thực hiện.

Để khắc phục điều này, ông Nguyễn Viết Toàn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết, Sở đã phối hợp với UBND các huyện, TP lựa chọn 5 điểm giới thiệu, bán và quảng bá sản phẩm OCOP tại các huyện: Việt Yên, Yên Thế, Lục Nam và TP Bắc Giang. Hằng năm, tỉnh tiếp tục tổ chức đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, giúp các chủ thể hoàn thiện sản phẩm.

“Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ tham mưu với UBND tỉnh tiếp tục hỗ trợ về nguồn lực, cơ chế để chủ thể hoàn thiện mẫu mã bao bì và chất lượng, nâng hạng sản phẩm. Tiếp tục tuyên truyền về Chương trình để tạo động lực cho người sản xuất đầu tư phát triển các sản phẩm lợi thế của địa phương”, ông Toàn nhấn mạnh.

Bắc Giang: Tổ chức đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh
(BGĐT)- UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch tổ chức đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP của tỉnh 2020.
15 sản phẩm OCOP của Bắc Giang đạt tiêu chuẩn 4 sao
(BGĐT)-Hội đồng chấm điểm sản phẩm OCOP cấp tỉnh vừa hoàn tất việc thẩm định, chấm điểm các sản phẩm tham dự sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2019. Trong số 54 sản phẩm các huyện gửi tham gia, Hội đồng đã chọn 48 sản phẩm đủ tiêu chuẩn xếp sao. 
Bắc Giang có 20 sản phẩm tham gia Lễ hội cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình, Hội chợ nông nghiệp và sản phẩm OCOP khu vực phía Bắc”
(BGĐT)- Sáng 2-11, tại Trung tâm Hội chợ triển lãm tỉnh Hòa Bình, xã Sủ Ngòi (TP Hòa Bình), Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức khai mạc Lễ hội cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình, Hội chợ nông nghiệp và sản phẩm OCOP khu vực phía Bắc năm 2019.

Thế Đại

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...