Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 30 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Hàng Việt chiếm lĩnh thị trường bán lẻ

Cập nhật: 08:20 ngày 28/07/2020
(BGĐT) - Tại Bắc Giang, hàng hóa Việt đang dần chiếm lĩnh và khẳng định vị thế trên thị trường bán lẻ hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích). Tỷ lệ người tiêu dùng lựa chọn, tìm kiếm các sản phẩm xuất xứ trong nước ngày một cao, góp phần thúc đẩy sản xuất, phát triển KT-XH. 

Đa dạng hàng nội

Hiện toàn tỉnh có 10 siêu thị, 8 trung tâm thương mại và 443 cửa hàng tiện ích, tiện lợi. Những đơn vị này có vai trò trong việc quảng bá, tiêu thụ hàng nội địa tới tay người tiêu dùng. Ông Hà Văn Hùng, Giám đốc Siêu thị BigC Bắc Giang cho biết, đơn vị hiện 100 nghìn sản phẩm các loại; trong đó tỷ lệ hàng Việt chiếm hơn 80%. 

{keywords}

Siêu thị BigC Bắc Giang áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi trong Tháng kích cầu tiêu dùng hàng nội địa.

Thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" nhiều năm qua, Siêu thị đã dần lựa chọn và nâng tỷ lệ cung cấp hàng Việt tại các quầy bán hàng; ký hợp đồng với các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh tiêu thụ nông sản, thực phẩm, hàng gia dụng, may mặc,… sản xuất trong nước cung cấp đến tay người tiêu dùng. 

Áp dụng phương thức bán hàng này, đơn vị nhận thấy nhiều sản phẩm trong nước nói chung, trong tỉnh nói riêng đã đáp ứng được những tiêu chí về chất lượng, đa dạng mẫu mã, chủng loại, chiếm lòng tin khách hàng. Ví như, sản phẩm mỳ Chũ (Lục Ngạn) hiện đã có mặt ở hệ thống Siêu thị BigC trên toàn quốc, riêng sản lượng tiêu thụ tại BigC Bắc Giang ước đạt 20-30 tấn/tháng.

Tương tự ở các chuỗi siêu thị như: Vinmart, Thành Công và Siêu thị Co.op Mart Bắc Giang, hàng Việt chiếm từ 60-90%. Khảo sát tại Siêu thị Co.op Mart Bắc Giang, trong số 30 nghìn mặt hàng thì hầu hết các sản phẩm thuộc lĩnh vực thực phẩm tươi sống, chế biến, đông lạnh, đồ dùng, may mặc và đặc sản địa phương chiếm tới 90% là hàng Việt. Mọi sản phẩm ở đây đều được đơn vị cam kết bán đúng chương trình bình ổn giá. 

Đại diện lãnh đạo Siêu thị cho hay, thực hiện chủ trương chung cũng như chiến lược kinh doanh của Siêu thị thì hàng Việt được lựa chọn là dòng sản phẩm chính được bày bán. Hàng Việt ngày càng đa dạng về mẫu mã, chất lượng cao, nhiều sản phẩm khẳng định được vị thế cạnh tranh so với hàng ngoại về giá cả. 

Đặc biệt, việc lựa chọn hàng Việt, nhất là các mặt hàng thực phẩm, nông sản địa phương sẽ giúp giảm bớt chi phí vận chuyển. Hàng tiêu dùng, quần áo, đồ điện tử trong nước có nhiều chính sách ưu đãi về giá thu hút người mua lựa chọn.

Không chỉ ở các siêu thị, tại các chợ truyền thống, hàng Việt cũng được tiểu thương lựa chọn đưa vào kinh doanh.

Kích cầu tiêu dùng nội địa

Với mục tiêu hướng tới tất cả người dân đều được tiếp cận và dùng hàng Việt chất lượng cao, giá cả hợp lý, từ nhiều năm nay, các sở, ngành, cơ quan chuyên môn của tỉnh phối hợp với doanh nghiệp thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. 

{keywords}

Tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, tiện lợi tỷ lệ hàng hóa sản xuất trong nước chiếm hơn 70%; tại các chợ truyền thống hàng bán buôn, bán lẻ chiếm 60%".

Ông Trần Quang Tấn,

Giám đốc Sở Công Thương.

Sau hơn 10 năm triển khai, đến nay đã có những chuyển biến tích cực trong nhận thức của người tiêu dùng về hàng Việt. Cụ thể, nếu như năm 2010 chỉ có 28% người tiêu dùng trên địa bàn quan tâm mua sắm hàng Việt thì đến nay tỷ lệ này đã nâng lên hơn 90%. 

Hàng Việt cũng đã chiếm tỷ lệ cao trong hệ thống các kênh phân phối. Tại các siêu thị, trung tâm thương mại, tỷ lệ hàng hóa sản xuất trong nước chiếm hơn 70%; tại các chợ truyền thống, hàng bán buôn bán lẻ chiếm 60%.

Ngoài các hoạt động xúc tiến thương mại hội chợ “Đưa hàng Việt về nông thôn” được tổ chức ở các huyện, TP, tại các siêu thị, trung tâm thương mại cũng có cách thức tổ chức riêng. Ví như tại Siêu thị BigC Bắc Giang, hằng năm tổ chức các đợt khuyến mãi tới khách hàng sử dụng hàng Việt qua chương trình “Hàng Việt trong tim người Việt”, hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”…

Đơn vị bố trí các khẩu hiệu, trưng bày hàng hóa trong nước ở những địa điểm thuận lợi nhất giúp người tiêu dùng dễ thấy. Mua hàng Việt được áp dụng khuyến mãi, giảm giá từ 3-45%, tùy vào từng sản phẩm và thời điểm cụ thể.

Ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công Thương thông tin, thị trường bán lẻ đang rất sôi động trong hai năm trở lại đây. Tỷ lệ hàng Việt ngày càng chiếm lĩnh thị trường bán lẻ giúp thúc đẩy sản xuất tiêu dùng nội địa tăng. Tuy nhiên, để hàng Việt có sức cạnh tranh cao với hàng nước ngoài thì nhà sản xuất cần phải có những giải pháp thiết thực cũng như chiến lược dài hơi về chất lượng, đa dạng sản phẩm, mẫu mã.

Thời gian tới, nhằm tiếp tục tiêu thụ thuận lợi hàng Việt, Sở Công Thương vừa có văn bản yêu cầu UBND các huyện, TP đẩy mạnh phát động các Chương trình “Kích cầu tiêu dùng nội địa" diễn ra trong tháng 7. Đến thời điểm này đã có hơn 300 doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký tham gia chương trình với nhiều nội dung hình thức khuyến mại hấp dẫn đối với hàng Việt. 

Cùng đó, Sở tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; tăng cường công tác xúc tiến thương mại trên thị trường nội địa, hệ thống bán lẻ, nhất là vùng sâu, vùng xa; tổ chức các chương trình đưa hàng Việt về vùng nông thôn, miền núi, xây dựng các điểm bán hàng Việt trên địa bàn; tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng, giá cả hàng hóa trên thị trường.

“Đội lốt” hàng Việt
(BGĐT) - Không phải chờ đến Tết Nguyên đán nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân tăng cao mà hàng giả mới có “đất” sống; ngay ở phân khúc hàng thời trang cao cấp, hết Khaisilk lừa dối, nay lại đến Seven.AM bị cho là cắt mác Trung Quốc để gắn vào thương hiệu này. Người tiêu dùng đang bị “móc túi” một cách trắng trợn.
"Liên kết - Hành động vì hàng Việt"
Tại hội thảo "Liên kết - Hành động vì hàng Việt", các doanh nghiệp và các chuyên gia cùng đưa ra những giải pháp và đề cao tính liên kết trong việc mở rộng hệ thống bán lẻ, tiêu thụ sản phẩm thương hiệu Việt tới tay người tiêu dùng.
Chấn động, núi nhôm Trung Quốc 4,3 tỷ USD "đội lốt" hàng Việt định đi Mỹ
“Tổng cục Hải quan đã kịp thời phát hiện và ngăn chặn vụ việc có nguy cơ gian lận xuất xứ lớn nhất từ trước đến nay. Đó là vụ việc có dấu hiệu giả mạo xuất xứ Việt Nam đối với mặt hàng nhôm tại Bà Rịa-Vũng Tàu”.
Đưa hàng Việt chiếm lĩnh thị trường trong nước, thâm nhập sâu thị trường quốc tế
Sáng 2-8, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Sản phẩm Trung Quốc “mượn” xuất xứ hàng Việt: Thách thức của doanh nghiệp ngành gỗ
(BGĐT) - Nhiều doanh nghiệp (DN) ngành gỗ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện lo lắng trước thực trạng căng thẳng thương mại giữa các nước và một số hiệp định thương mại tự do có hiệu lực khiến gỗ Trung Quốc “mượn” xuất xứ Việt Nam để tránh thuế khi xuất khẩu, gây ảnh hưởng lớn đến kim ngạch và thương hiệu của DN trong tỉnh. 
Sản phẩm bị tố "đội lốt" hàng Việt Asanzo vẫn bày bán ở thị trường Bắc Giang
(BGĐT) - Ngày 26-6, tìm hiểu tại các siêu thị điện máy, cửa hàng điện tử gia dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, phóng viên Báo Bắc Giang ghi nhận nhiều sản phẩm mang nhãn hiệu Asanzo vẫn được bày bán trên thị trường.
Tiếp tục tạo sức lan tỏa từ cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
(BGĐT) - Ngày 17-5, Ban Chỉ đạo cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (gọi tắt là CVĐ) tỉnh tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện cuộc vận động. 

Hoàng Phương 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...