Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường: Quản lý minh bạch nguồn tài nguyên

Cập nhật: 14:00 ngày 03/08/2020
(BGĐT) - Nhằm đổi mới cơ chế trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản, phù hợp với kinh tế thị trường, UBND tỉnh Bắc Giang đã và đang tích cực chỉ đạo ngành chức năng cùng chính quyền địa phương thực hiện các bước cần thiết để tiến tới đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng (VLXD) thông thường ngay trong tháng 8.

Nhu cầu lớn

Theo báo cáo tổng hợp của cơ quan chức năng, nhu cầu của các doanh nghiệp (DN), địa phương trong sử dụng khoáng sản làm VLXD giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là rất lớn, với hơn 330 triệu m3. Trong đó, cát, sỏi là 115 triệu m3; sét gạch ngói 75 triệu m3; đất san lấp mặt bằng 140 triệu m3.

{keywords}

Một điểm khai thác đất sét làm gạch, ngói ở xã Cẩm Lý (Lục Nam) được cấp phép theo quy định.

Chính vì thế, nhằm tăng cường các biện pháp quản lý hoạt động khoáng sản làm VLXD thông thường trên địa bàn tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện tập trung rà soát các khu vực có khoáng sản đủ điều kiện khoanh định, quy hoạch phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để tích hợp vào Quy hoạch chung của tỉnh. 

Theo đó, toàn tỉnh đã khoanh định 473 khu vực dự kiến đưa vào quy hoạch, tổng diện tích hơn 3,8 nghìn ha, tài nguyên dự kiến khoảng 312,389 triệu m3, trong đó: Cát, sỏi có 92 khu vực; sét gạch, ngói có 130 khu vực và đất san lấp mặt bằng 251 khu vực. Ông Ngô Văn Xuyên, Phó Giám đốc Sở TN&MT cho biết: “Qua báo cáo của các địa phương và công tác nắm tình hình quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh cho thấy, các ngành, địa phương đã tập trung tăng cường công tác quản lý khoáng sản theo tinh thần chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 21/4/2020”.

Được biết, để phục vụ tốt cho công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản tới đây, Sở TN&MT tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh đưa ra ngoài danh mục khu vực không đấu giá đối với 28 khu vực khoáng sản làm VLXD thông thường đã được phê duyệt không đấu giá nhưng chưa cấp phép thăm dò và đối với những trường hợp vi phạm tiến độ thăm dò theo giấy phép được cấp. Trong đó, 11 khu vực đất san lấp, 8 khu vực sét gạch và 9 khu vực cát, sỏi. Đây là cơ sở quan trọng để đưa vào đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm VLXD sau này.

Sẵn sàng cho đấu giá đợt 1

Thực tế cho thấy, việc tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường đã và đang được nhiều doanh nghiệp, người dân quan tâm. Ông Nguyễn Hồng Minh, thôn Cửa Sông, xã Hợp Đức (Tân Yên) nói: “Những năm gần đây, tình trạng khai thác trái phép khoáng sản như đất san lấp mặt bằng và cát, sỏi diễn ra ở một vài nơi. Điều này vừa gây thất thoát tài nguyên khoáng sản, vừa làm biến dạng hiện trạng, sạt lở bờ bãi ven sông, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Vì thế, tôi rất mong tỉnh sớm tiến hành đấu giá quyền khai thác khoáng sản công khai để người dân biết và giám sát trong quá trình khai thác sau này”.

{keywords}

Điểm sạt lở bờ sông Thương thuộc xã Hợp Đức (Tân Yên) do nạn khai thác cát trái phép gây ra.

Có thể nói, đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường là điểm mới quan trọng giúp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn toàn tỉnh. Nếu như trước đây, việc cấp quyền khai thác khoáng sản không thông qua đấu giá chỉ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước về việc chọn lựa doanh nghiệp đăng ký tham gia thì nay bắt buộc mọi thông tin phải được đăng tải công khai trên báo chí và Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản (Bộ Tư pháp). 

Đặc biệt, thông qua đấu giá lần này sẽ tạo sự chủ động về nguồn cấp VLXD cho các dự án, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Trước đây, mỗi khu vực khai thác khoáng sản chỉ được cung cấp cho một vài dự án hoặc đơn vị thì nay được cung cấp cho tất cả các dự án, đơn vị trong tỉnh. Mặt khác, thông qua đấu giá còn giúp tăng thu ngân sách cho tỉnh, ít nhất là 10% so với việc không thông qua đấu giá vì có sự cạnh tranh giá bỏ thầu giữa các DN.

Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng trên, Sở TN&MT đã tích cực phối hợp với cơ quan chức năng và UBND các huyện rà soát những điểm có đủ điều kiện đưa vào đấu giá ngay trong năm nay. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch đấu giá 33 khu vực mỏ, bao gồm: 25 khu vực mỏ đất san lấp; 4 khu vực mỏ đất sét làm gạch; 4 khu vực mỏ cát, sỏi, với tổng diện tích 150,37 ha. Trong đó, đợt 1 sẽ tổ chức ngay trong tháng 8 này, với 18 khu vực, cụ thể: 16 khu vực khai thác đất san lấp, 2 khu vực khai thác đất làm gạch. Đợt 2 sẽ tổ chức đấu giá vào tháng 10/2020. 

Ông Lương Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Nam cho biết: “Qua đấu giá sẽ giúp chọn được doanh nghiệp có đủ nguồn lực thực hiện khai thác khoáng sản bảo đảm đúng lộ trình đã định. Tuy nhiên, các DN cũng băn khoăn sẽ gặp khó khăn khi giải phóng mặt bằng sau trúng đấu giá, vì công tác này do họ tự thỏa thuận với dân. Bởi vậy đòi hỏi chính quyền địa phương phải luôn tích cực đồng hành, hỗ trợ DN trong vấn đề này”.

Công ty cổ phần Tập đoàn Á Cường vận chuyển khoáng sản trái phép
(BGĐT) – Theo phản ánh của nhiều người dân xã An Bá (Sơn Động), mặc dù đã quá thời hạn cho phép nhưng Công ty cổ phần Tập đoàn Á Cường vẫn lén lút khai thác, vận chuyển than ra khỏi khu vực mỏ trên địa bàn thôn Đồng Tàn.
Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung (VTM): Vội vã đấu giá, vội vã hủy kết quả
Nhanh, ít doanh nghiệp tham gia và có giá trị khá lớn lên tới trên 1.500 tỷ đồng, nhưng các phiên đấu giá bán quặng của Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung (VTM) đang đối mặt với nguy cơ phải huỷ bỏ kết quả.
UBND huyện Lục Nam tổ chức ký cam kết chấp hành các quy định về khai thác, vận chuyển khoáng sản
(BGĐT)-Ngày 28/4, UBND huyện Lục Nam (Bắc Giang) tổ chức hội nghị ký cam kết chấp hành các quy định về khai thác, vận chuyển khoáng sản trên địa bàn. Đồng chí Đặng Văn Nhàn, Chủ tịch UBND huyện chủ trì hội nghị. 
Bắc Giang: Xử lý 5 trường hợp khai thác khoáng sản trái phép
(BGĐT) - Qua hoạt động tuần tra, ngày 3 và 4/4, Công an huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) bắt quả tang hai trường hợp khai thác đất san lấp mặt bằng trái phép. 
Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái chỉ đạo: Quản lý chặt tài nguyên khoáng sản, tuyệt đối không để rác tồn lưu
(BGĐT) - Ngày 12-2, đồng chí Dương Văn Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang chủ trì hội nghị kiểm điểm công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản làm vật liệu xây dựng và thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh. 
Ngăn chặn khai thác khoáng sản trái phép
(BGĐT) - Do nhu cầu về khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (đất, đá, cát, sỏi) ngày càng cao, trong khi lợi nhuận từ việc khai thác khoáng sản rất lớn nên việc quản lý hoạt động này gặp khó khăn. Dù đã có nhiều doanh nghiệp (DN), cá nhân bị xử phạt vì khai thác khoáng sản trái phép nhưng để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý đòi hỏi các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang tiếp tục xử lý mạnh tay hơn nữa.
Khai thác khoáng sản trái phép tại Sơn Động: Cơ quan chức năng làm rõ nhiều vi phạm
(BGĐT) - Báo Bắc Giang điện tử ngày 13-12 đăng tin “Sơn Động: Khai thác khoáng sản trái phép, bờ sông sạt lở” phản ánh tình trạng khai thác khoáng sản trái phép tại tuyến nhánh sông Lục Nam, đoạn chảy qua các thôn Khe Táu, Trại Chùa, Nhân Định, xã Yên Định, huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang) gây sạt lở bờ bãi. Sau khi báo đăng, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã vào cuộc kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm.
Sơn Động: Khai thác khoáng sản trái phép, bờ sông sạt lở
(BGĐT) - Nhiều người dân thôn Khe Táu, xã Yên Định, huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang) phản ánh, thời gian gần đây, tại tuyến nhánh sông Lục Nam đoạn giáp ranh giữa thôn Khe Táu và các thôn Trại Chùa, Đồng Hả, Nhân Định (xã Yên Định) liên tục xuất hiện tàu cuốc, máy múc có dấu hiệu khai thác vàng sa khoáng trái phép. Không chỉ lòng sông bị đào bới, nhiều tàu cuốc, hút cát còn gây sạt lở bờ sông, nương bãi của bà con.

Đỗ Thành Nam

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...