Thứ bảy, 04/05/2024
Bắc giang 25 °C / 24 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Từng ngành, địa phương cần xây dựng chương trình hành động thực hiện Hiệp định EVFTA.

Cập nhật: 13:39 ngày 06/08/2020
(BGĐT) - Ngày 6/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến với lãnh đạo các bộ, ngành và 63 tỉnh, TP, doanh nghiệp (DN) triển khai Kế hoạch thực thi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), gọi tắt là Hiệp định EVFTA. 
{keywords}

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Bắc Giang.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan, đại sứ một số nước, lãnh đạo các hiệp hội DN của Việt Nam và EU, một số DN ngành hàng…

Tại điểm cầu Bắc Giang, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lại Thanh Sơn chủ trì.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Hiệp định EVFTA được ký kết ngày 30/6/2019 và có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Đây là Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU. 

Hiệp định EVFTA cùng với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương là hai hiệp định có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. EVFTA là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao và bảo đảm cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời là cơ hội "vàng" để giúp hai bên đẩy mạnh hợp tác, cùng phát triển.

Việc thực thi EVFTA sẽ là cú hích lớn cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản... Sau khi EVFTA có hiệu lực, 84% các dòng thuế của Việt Nam sang EU được giảm xuống mức 0%.

Thủ tướng nhấn mạnh, EU đang là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Thế nhưng thị trường này có yêu cầu khắt khe về chất lượng và tiêu chuẩn cao đối với hàng hóa, dịch vụ, không có chỗ cho những DN sản xuất hàng hóa kém chất lượng.

Để triển khai hiệu quả, ngày 5/8, Chính phủ ký ban hành Kế hoạch thực thi Hiệp định EVFTA, trong đó xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu và các bộ, ngành, địa phương liên quan với 5 nhóm nhiệm vụ chính: Tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định và thị trường của các nước EU; xây dựng pháp luật, thể chế; nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực; chủ trương và chính sách đối với tổ chức công đoàn, các tổ chức của người lao động tại cơ sở DN; chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận về những nội dung liên quan đến công tác truyền thông về hội nhập kinh tế quốc tế; giải pháp tận dụng hiệu quả cam kết tại Hiệp định về phát triển nguồn nhân lực, hạ tầng cơ sở để đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả cũng như vấn đề về cạnh tranh trên thị trường nội địa với các sản phẩm của EU…

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào Kế hoạch chung của Chính phủ để xây dựng kế hoạch hành động cụ thể của từng ngành, có giải pháp ưu tiên thực hiện Hiệp định EVFTA. Đồng thời thường xuyên rà soát đánh giá, rút kinh nghiệm để triển khai hiệu quả Hiệp định theo lộ trình cụ thể.

Bộ Công Thương chủ trì điều phối việc thực thi Hiệp định giữa các ngành, tỉnh, TP. Đi liền đó các bộ, ngành liên quan căn cứ theo chức năng tập trung hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện các nội dung của Hiệp định. 

Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam và các Hiệp hội cần chủ động triển khai đến các DN về nội dung của Hiệp định EVFTA để DN hiểu cặn kẽ, từ đó triển khai có hiệu quả hơn. 

Cán bộ, cơ quan quản lý nhà nước cần học hỏi, nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm, chung tay cùng DN để cam kết đưa Hiệp định vào cuộc sống. DN và người dân khai thác hiệu quả mạng Internet để cập nhật thông tin về thị trường, áp dụng công nghệ, đổi mới mô hình sản xuất theo chuỗi, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Thủ tướng nhấn mạnh, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp vì vậy cả nước cần chung tay thực hiện “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa đẩy mạnh thực hiện các giải pháp thực thi Hiệp định để phát triển kinh tế. 

Thương mại - dịch vụ, động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế TP Bắc Giang
(BGĐT) - Khai thác lợi thế, tập trung phát triển thương mại - dịch vụ (TM-DV) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thành phố (TP) Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang) giai đoạn tới.
Bộ Ngoại giao Mỹ đề cao hợp tác thương mại song phương với Việt Nam
Các hoạt động thương mại và đầu tư giữa Mỹ và Việt Nam đã giúp tạo ra hàng chục nghìn việc làm ở Mỹ và đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á. Thông tin trên được Bộ Ngoại giao Mỹ công bố nhân dịp 25 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.
Kim ngạch thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng hơn 160 lần sau 25 năm
Trong suốt chặng đường 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ 12/7 (1995 - 2020), kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước liên tục tăng trưởng.

Minh Linh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...