Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 29 °C / 26 - 28 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Hương mật núi rừng Sơn Động

Cập nhật: 07:00 ngày 15/08/2020
(BGĐT) - Trước xu hướng sử dụng sản phẩm hữu cơ, an toàn nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân, mô hình nuôi ong tại Hợp tác xã (HTX) Ong mật hữu cơ Sơn Động (Bắc Giang) đang phát triển vừa đáp ứng được nhu cầu thị trường, vừa phù hợp điều kiện tự nhiên của địa phương với địa hình rừng núi, nhiều loài hoa có thể lấy mật.  
{keywords}

Ông Nguyễn Đức Minh (bên trái), Giám đốc  HTX Ong mật hữu cơ Sơn Động đến kiểm tra quy trình nuôi ong của một hộ thành viên trong HTX.

HTX Ong mật hữu cơ Sơn Động được thành lập năm 2014 tại xã Tuấn Đạo (Sơn Động). Đến nay, HTX có 44 hộ nuôi ong với 5.500 đàn, chiếm 40% tổng số đàn ong của toàn huyện. Tất cả những đàn ong mật này đều được tuyển chọn kỹ, số lượng ong nội chiếm 80%, ong ngoại chiếm 20% tổng đàn. Lượng mật thu được năm 2019 là 110 tấn, doanh thu của HTX năm 2019 ước đạt 6 tỷ đồng. Ong mật được nuôi tại HTX có quy mô theo tiêu chuẩn hữu cơ Quốc gia TCVN 11041:2015, trong đó quy định rất chặt chẽ về điều kiện nuôi ong.

Theo ông Nguyễn Đức Minh, Giám đốc HTX Ong mật hữu cơ Sơn Động, nuôi ong hữu cơ là mô hình mà trong quá trình nuôi không sử dụng chất cấm hoặc các chất không có nguồn gốc tự nhiên, bảo đảm độ tinh khiết. Hiện nay, 100% đàn ong trên địa bàn xã Tuấn Đạo nuôi theo hướng hữu cơ, chất lượng mật ổn định, thơm ngon, bán được giá, người tiêu dùng rất ưa chuộng. Các loại hoa chủ yếu được lấy mật như lim, dẻ, lồm côm,… “Thời gian lấy mật cũng tùy thời điểm, thường là từ tháng 2 tới tháng 5. Nếu thời tiết không thuận lợi, chúng tôi không thu hoạch để duy trì đàn ong “ngủ đông”“, ông Minh nói.

Mật ong rừng Sơn Động là nhãn hiệu tập thể được Nhà nước bảo hộ độc quyền theo Quyết định số 71169/QĐ-SHTT của Cục Sở hữu trí tuệ- Bộ Khoa học và Công nghệ, có xác nhận bảo đảm Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm theo Quy định số 46/2007/QĐ-BYT của Bộ Y tế tại CBCL số 02/2018/YTBG-XNCB của Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, được Tổng cục đo lường chất lượng chứng nhận mã số, mã vạch để truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm, HTX đã lắp đặt dây chuyền hạ thủy phần trong mật ong. Vì vậy, phần trăm nước của mật ong được rút xuống từ 25% xuống chỉ còn 19-20%, mật ong thu được có độ sánh mịn, màu sáng, không có tạp chất. Mẫu mã, bao bì sản phẩm cũng được HTX cải tiến nhằm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. 

Sản phẩm đưa ra thị trường với thiết kế bao bì sắc nét, thành phẩm được đựng trong lọ thủy tinh dung tích từ 350 ml tới 1.000 ml rất bắt mắt. Hiện mật ong của HTX đang được tiêu thụ mạnh tại các đại lý trên địa bàn tỉnh và các siêu thị lớn miền Bắc. Thời gian tới, HTX chủ động sản xuất loại mật đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Nhằm tạo mối liên kết trong sản xuất, giúp người nuôi ong yên tâm trong khâu tiêu thụ sản phẩm, HTX tổ chức các lớp tập huấn định kỳ để phổ biến kiến thức nuôi ong thông qua kinh nghiệm kết hợp ứng dụng khoa học kỹ thuật cho các hộ. Nếu như trước đây, giá bán mật ong của HTX bình quân 150 nghìn đồng/lít thì nay nâng lên 300 - 350 nghìn đồng/lít, thu nhập và đời sống của người dân nơi đây được nâng cao. Nghề nuôi ong mật đang tạo nguồn thu chủ yếu cho nhiều hộ dân.

Anh Nguyễn Văn Khởi, ở thôn Chủa (xã Tuấn Đạo) theo nghề nuôi ong đã gần 20 năm. Hiện gia đình anh có hơn 200 đàn ong, là hộ gia có số lượng đàn ong lớn nhất HTX. Mỗi năm, gia đình anh thu nhập khoảng 300-400 triệu đồng. “Sơn Động là huyện vùng cao, đời sống người dân còn nhiều khó khăn nên nuôi ong là nghề cho thu nhập ổn định và khá hơn hẳn so với làm ruộng. Tính ra, trung bình mỗi hộ nuôi ong mỗi năm thu nhập từ 100 - 200 triệu đồng tùy theo đàn nhiều hay ít”, anh Khởi chia sẻ.

Ly kỳ chuyện săn mật ong trong rừng già
Tổ ong đóng trên ngọn cây cổ thụ cao hàng chục mét, đường kính vài người ôm mới xuể nhưng thợ bắt ong ở vùng miền núi Quảng Nam vẫn leo đến tận nơi.
Nhận biết mật ong nguyên chất
Để nhận biết đâu là mật ong nguyên chất không quá khó, chỉ cần tinh ý một chút sẽ phân biệt được mật ong nguyên chất 100% với hàng pha trộn.
Nữ giám đốc 8X và ước mơ đưa mật ong rừng xuất ngoại
(BGĐT) - Năm 2010, khi đang làm nhân viên lễ tân kiêm hướng dẫn viên du lịch ở thị trấn Sa Pa (Lào Cai), Vũ Thị Thảo (SN 1985), quê ở xã Vô Tranh, huyện Lục Nam (Bắc Giang) quyết định bỏ việc đi buôn nông sản. 10 năm long đong khởi nghiệp từ con số 0, giờ đây Thảo là Giám đốc Công ty TNHH Mật ong Tân Kéo, thôn Ao Vè, xã Vô Tranh (Lục Nam). Thảo đang nỗ lực đưa mật ong rừng ra thị trường nước ngoài. 
Yên Thế: Nhân rộng mô hình nuôi ong VietGAHP
(BGĐT) - Khai thác tiềm năng và lợi thế về rừng nên những năm gần đây nghề nuôi ong lấy mật ở Yên Thế (Bắc Giang) phát triển nhanh. Nuôi ong lấy mật theo hướng VietGAHP đã giúp nhiều hộ dân nơi đây ổn định kinh tế.
Nuôi ong tăng thu nhập
(BGĐT) - 12 năm thành lập, đến nay Câu lạc bộ (CLB) nuôi ong xã Nghĩa Hòa có hơn 40 hội viên đa phần là người cao tuổi, tập trung chủ yếu ở xã Nghĩa Hòa và một số xã lân cận. Nghề nuôi ong đã giúp các hội viên thêm niềm vui, tăng thu nhập, phát huy tinh thần tuổi cao gương sáng.

Mai Anh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...