Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Hiệp Hòa: Ưu tiên xây dựng các vùng tập trung

Cập nhật: 08:46 ngày 24/08/2020
(BGĐT) - Khai thác những lợi thế về địa lý, khí hậu, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đang từng bước xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC. Qua đó góp phần gia tăng giá trị nông sản, đáp ứng nhu cầu thực phẩm chất lượng tại chỗ cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện.

Hiệu quả từ những mô hình điểm

{keywords}

Cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hiệp Hòa hướng dẫn người dân thôn Ngọ Khổng, xã Châu Minh chăm sóc dưa lưới trong nhà màng.

Hiệp Hòa được đánh giá là một trong những địa phương đạt kết quả cao trong thực hiện Nghị quyết 130 ngày 16/8/2016 của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy về đẩy mạnh ứng dụng CNC trong nông nghiệp. Đến nay, toàn huyện xây dựng 23 mô hình nhà màng, nhà lưới có quy mô tối thiểu 2 nghìn m2, tập trung tại các xã Danh Thắng, Đoan Bái, Lương Phong. Sau khi được hỗ trợ, gia đình chị Đỗ Thị Kim Loan, thôn Giữa Chính, xã Đoan Bái trồng dưa lưới hữu cơ trong nhà màng rộng gần 3 nghìn m2. 

Mỗi vụ dưa, chị thu về gần 6 nghìn quả, giá bán bình quân 45-54 nghìn đồng/kg, cho tổng thu hơn 200 triệu đồng/vụ. Theo chị Loan, sản phẩm được doanh nghiệp cung cấp giống bao tiêu nên không lo đầu ra. Ngoài trồng dưa lưới, các mô hình CNC tại Hiệp Hòa còn sản xuất rau, củ, quả, hoa. Sản phẩm không đủ cung ứng cho nhu cầu thị trường. 

Nhiều cây trồng có giá trị kinh tế cao dần được nhân rộng như: Nho Hạ đen, nấm kim châm, nấm đùi gà… Giá trị thu nhập bình quân đạt từ 500-800 triệu đồng/ha/năm, tăng 30-50% so với canh tác thông thường.

Bên cạnh trồng trọt, tại Hiệp Hòa có mô hình chăn nuôi hữu cơ gồm: Lợn thịt, lợn nái ở các xã Thường Thắng, Danh Thắng, Đức Thắng, Quang Minh quy mô 21.950 con/lứa, đạt 219,5% so với kế hoạch. 

Mô hình sử dụng giống lợn ngoại, đệm lót sinh thái, chế phẩm sinh học, hóa chất tiêu độc khử trùng, áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học theo hướng VietGAHP; có hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi ổn định, giảm chi phí sản xuất, lợn lớn nhanh, thịt chất lượng, hạn chế dịch bệnh, bảo vệ môi trường. Đặc biệt, mô hình thụ tinh nhân tạo cho gà tại xã Thường Thắng đã tạo bước đột phá về kỹ thuật nhân giống gia cầm, nâng cao tỷ lệ ấp nở.

Hình thành vùng tập trung

Huyện Hiệp Hòa quy hoạch, lựa chọn vùng khí hậu, chất đất thích hợp cho phát triển nông nghiệp CNC tại 4 vùng, quy mô 30-50 ha tại các xã: Lương Phong, Mai Trung, Quang Minh, Hương Lâm, Xuân Cẩm.

Từ cơ sở bước đầu của các mô hình, nhận thấy những lợi thế, giai đoạn tới huyện xác định cần tiếp tục tập trung chỉ đạo, huy động nguồn lực để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 130 và nâng cao giá trị nông sản. Ông Hoàng Tiến Hùng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết, theo kế hoạch, Hiệp Hòa sẽ là vùng trọng điểm về thu hút đầu tư công nghiệp. 

Do đó, doanh nghiệp (DN) cũng như lực lượng lao động tập trung tại địa bàn tương đối lớn đông đúc. Đón đầu xu thế, với chức năng, vai trò của đơn vị, Phòng tham mưu cho huyện xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng CNC trên cơ sở những mô hình ban đầu. Mục tiêu của việc hình thành vùng ngoài gia tăng giá trị nông sản còn tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng để phục, đáp ứng nhu cầu thực phẩm tại chỗ cho các nhà máy trong các khu, cụm công nghiệp của huyện.

Với hạ tầng giao thông tương đối thuận lợi, kết nối với các vùng, huyện quy hoạch, lựa chọn vùng khí hậu, chất đất thích hợp cho phát triển nông nghiệp CNC tại 4 vùng, quy mô 30-50 ha tại xã Lương Phong, Mai Trung, Quang Minh, Hương Lâm, Xuân Cẩm. Đến nay, tại xã Lương Phong có Công ty TNHH Dương Hưởng đã thuê 4 ha chuẩn bị trồng hoa. 

Tại xã Quang Minh có Công ty TNHH Kim Tân Minh đang đầu tư nuôi lợn, gà hữu cơ và HTX CNC Quang Minh trồng rau trong nhà màng. Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất nông nghiệp sạch thuê đất 3,5ha tại xã Xuân Cẩm để sản xuất dưa CNC.

Để sớm hình thành vùng sản xuất nông nghiệp CNC, trước mắt năm 2020 huyện tiếp tục duy trì những mô hình đã có từ trước và xây dựng 8 mô hình nhà màng mới thuộc các xã Hoàng Lương, Danh Thắng, Châu Minh, Hương Lâm, Bắc Lý. Bên cạnh đó huyện bố trí kinh phí hỗ trợ 50% cho các hộ làm nhà màng ngoài ngân sách tỉnh cấp. 

Hiện nay, các mô hình đã và đang xây dựng cơ sở, đi vào hoạt động. Hộ ông Nguyễn Văn Bội, xã Châu Minh vừa xuống giống dưa lưới trong nhà màng mới làm. Nhà được thiết kế mái vòm, bảo đảm chắc chắn. Hệ thống tưới nhỏ giọt tự động đến từng gốc. Toàn bộ sản phẩm được bao tiêu bởi DN cung ứng giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật.

Cùng với các giải pháp trên, theo ông Hùng, khó nhất hiện nay là khâu giải phóng mặt bằng. Ví như, tại khu CNC Lương Phong vẫn còn 10 hộ chưa đồng ý với phương án thuê đất. Phòng đang phối hợp với xã, người dân để sớm bàn giao đất cho DN triển khai dự án sản xuất hoa lan phục vụ làm cảnh, dược liệu. Đi đôi với giải pháp trên, huyện tiếp tục khuyến khích, đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, thu hút, HTX, DN đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Chú trọng đầu tư hạ tầng canh tác, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Về tiêu thụ sản phẩm, huyện tạo điều kiện cho chủ sản xuất tham gia xây dựng sản phẩm OCOP, các hội chợ, quảng bá sản phẩm. Phát huy hoạt động của các hội quán trồng bưởi, rau cần, hội quán nhà màng, qua đó kết nối, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, bán hàng. Ngoài ra còn hỗ trợ xây dựng thương hiệu, tem mác truy xuất nguồn gốc, vỏ bao bì sản phẩm với số tiền gần 1 tỷ đồng.

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở TP Bắc Giang: Tăng hiệu quả kinh tế
(BGĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 130 của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Bắc Giang về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016- 2020, BTV Thành ủy Bắc Giang (Bắc Giang) đã xây dựng kế hoạch và tập trung lãnh đạo thực hiện, tạo bước đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp.
Chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cho thanh niên nông thôn
(BGĐT) - Ngày 25-4, tại HTX Rau sạch Yên Dũng, xã Tiến Dũng (Yên Dũng), gần 100 đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh được tham quan, học hỏi kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao do Tỉnh đoàn Bắc Giang tổ chức. 
Thành công từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo chuỗi
(BGĐT)- Từ quản lý một doanh nghiệp vận tải, anh Lê Công Định, thôn Hương Minh, xã Quang Minh, huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang) chuyển hướng đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo chuỗi và anh đã thành công.
Hiệp Hòa phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
(BGĐT) - Từ đầu năm đến nay, huyện Hiệp Hòa triển khai thêm 8 mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nâng tổng số mô hình toàn huyện lên 17.

Trường Sơn 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...