Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 26 °C / 26 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bắc Giang: Các ngân hàng bàn giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp

Cập nhật: 15:06 ngày 15/09/2020
(BGĐT) - Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, ngày 15/9, Chi nhánh NHNN tỉnh Bắc Giang phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn về vốn, thanh toán cho các doanh nghiệp (DN), HTX bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. 
{keywords}

Đại diện NHNN Việt Nam và lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có đại diện Vụ tín dụng (NHNN Việt Nam), đại diện lãnh đạo một số cơ quan liên quan, giám đốc các ngân hàng thương mại trên địa bàn, 50 DN, HTX bị ảnh hưởng dịch Covid-19.

Đề xuất giãn nợ, giảm lãi suất

Những tháng đầu năm, dịch Covid-19 bùng phát làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của phần lớn các DN trong tỉnh. Các đơn vị này chủ yếu gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thiếu nguyên liệu đầu vào do không nhập khẩu được trong thời gian dài.

Theo đánh giá của ngành chức năng, toàn tỉnh hiện có 80% số DN sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ các thị trường chính như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ. Gần 160 DN gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm, các đơn hàng bị cắt giảm từ 20-40% so với cùng kỳ, trong đó có 102 DN giảm doanh thu do số lượng đơn hàng giảm.

{keywords}

Quang cảnh hội nghị.

Không chỉ các DN, toàn tỉnh có khoảng 70% số các HTX nông nghiệp chịu tác động của dịch Covid-19 khiến giá bán các sản phẩm giảm 10-15% so với trước đây; sản phẩm cung ứng kéo theo đó giảm 30-50%. Trong tháng 5,6, dịch tạm lắng xuống, các DN đang tập trung phục hồi sản xuất, kinh doanh thì tháng 7, 8, dịch lại diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Thảo luận tại hội nghị, nhiều DN cho rằng, dịch xảy ra trong thời gian dài nên hoạt động sản xuất, kinh doanh phải cầm chừng, thậm chí có đơn vị tạm dừng hoạt động 1-2 tháng, doanh thu giảm đáng kể. Không ít DN đã cắt giảm giờ làm, cho công nhân nghỉ việc luân phiên.

Thực trạng này khiến nhiều DN gặp khó khăn khi đáo hạn vốn vay và trả lãi suất cho ngân hàng. Bà Vương Thị Kim Trang, Giám đốc Công ty TNHH Máy tính Đồng Trang (TP Bắc Giang) phản ánh: “Hiện nay, Công ty đang vay vốn từ Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bắc Giang. DN chủ yếu cung ứng máy tính cho khách hàng trong toàn tỉnh. Do dịch Covid-19 nên việc thu hồi vốn chậm vì nhiều khách hàng nợ từ 3 tháng đến 1 năm. Tôi đề nghị ngân hàng xem xét giãn thời gian trả nợ cho DN từ 6 tháng lên 9 tháng, tiếp tục giảm lãi suất vốn vay để có thêm vốn đầu tư khôi phục sản xuất, kinh doanh”.

Đại diện Công ty cổ phần Quốc tế ICO (TP Bắc Giang) nêu, hiện nay DN hoạt động trong lĩnh vực du học. Thời gian qua, Công ty hầu như dừng đưa học sinh sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức, đồng nghĩa nguồn thu gần như không có. DN đề nghị ngân hàng xem xét tiếp tục cho DN vay thêm vốn, ưu tiên nguồn tiền vay không cần tài sản bảo đảm. 

Đại diện HTX sản xuất mỳ Chũ Tùng Chi Bắc Giang (Lục Ngạn) phản ánh, do ảnh hưởng bởi dịch nên HTX tiêu thụ sản phẩm rất chậm. Trong khi đó, đơn vị chưa được vay vốn trên danh nghĩa HTX vì không có tài sản bảo đảm mà chỉ các cá nhân tự vay rồi cùng góp vốn sản xuất, kinh doanh. Theo đó mức lãi suất cao, khó đầu tư sản xuất. 

Nhiều DN khác như: Công ty TNHH một thành viên Cơ khí Tuyết Thành (Tân Yên), HTX Thương mại và Dịch vụ An Phát (Lục Ngạn)… cũng đề nghị các ngân hàng tiếp tục giãn nợ, giảm lãi suất tiền vay, đồng thời cho vay mới với lãi suất ưu đãi để mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Tập trung tháo gỡ

Trước các đề nghị của các DN, tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Oánh, Giám đốc Chi nhánh NHNN tỉnh Bắc Giang nhấn mạnh, tới đây Chi nhánh tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại tập trung thực hiện tốt Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Theo đó, Chi nhánh làm việc trực tiếp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh để tiếp tục nắm bắt danh sách các DN bị ảnh hưởng do dịch, trên cơ sở đó chỉ đạo các ngân hàng thương mại khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất.

Nhiều ngân hàng thương mại như: Agibank Chi nhánh tỉnh, Agribank Chi nhánh Bắc Giang II đã công khai số điện thoại đường dây nóng để DN phản ánh khó khăn, vướng mắc trong công tác vay vốn, đồng thời cử cán bộ hoàn thiện hồ sơ đề nghị cơ cấu lại thời gian trả nợ, giảm lãi suất tiền vay.

Được biết, từ đầu năm đến hết ngày 31/8/2020, các ngân hàng trong tỉnh đã cơ cấu lại thời gian trả nợ cho 1.331 khách hàng với dư nợ 1.668 tỷ đồng, thời gian giãn nợ từ 6 tháng đến một năm. Các ngân hàng giảm lãi suất tiền vay cho 3.379 khách hàng với dư nợ được giảm lãi 9.662 tỷ đồng, mức giảm 0,5-2,5%/năm so với trước đây; giải ngân hơn 17,5 nghìn tỷ đồng cho 6.793 khách hàng để tiếp tục thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh với lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5-2,5%

Điển hình như Vietcombank Bắc Giang đã giảm 3 đợt lãi suất và giảm phí giao dịch chuyển tiền Việt Nam đồng trong nước ngoài hệ thống cho khách hàng DN. Agribank Chi nhánh tỉnh Bắc Giang cơ cấu lại nguồn vốn cho vay, đã điều chỉnh giảm lãi suất và cho vay mới với lãi suất ưu đãi ngắn hạn 5 - 5,5%/năm cho các khách hàng ưu tiên. 

{keywords}

Công ty cổ phần Tổng Công ty May Bắc Giang LGG (Lạng Giang) là một trong những doanh nghiệp được giãn nợ khoản tiền vay.

Các ngân hàng Agribank Chi nhánh Bắc Giang II; Vietcombank Chi nhánh tỉnh… cũng làm tốt việc cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi suất tiền vay cho DN bị ảnh hưởng do dịch.

Ông Nguyễn Văn Oánh cho biết thêm, từ nay đến hết năm, để tránh tình trạng bỏ lọt DN không được hưởng chính sách ưu đãi, ngân hàng khuyến cáo, DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 cần khẩn trương có đơn đề nghị để ngân hàng thẩm định xác minh.

DN nào chưa nắm được quy trình, thủ tục có thể liên hệ trực tiếp theo đường dây nóng đến ngân hàng để được hướng dẫn cụ thể. Đối với các DN khó khăn về tài sản thế chấp có thể xin cấp bổ sung giấy chứng nhận tài sản trên đất để tăng nguồn vốn vay.

Chi trả cho một khách hàng hơn 200 triệu đồng tiền bảo hiểm khi vay vốn tại Agribank Lạng Giang- Bắc Giang II
(BGĐT)- Ngày 24/6/2020, tại trụ sở UBND xã Mỹ Hà (Lạng Giang), Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam (Agribank) Lạng Giang - Bắc Giang II, Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng nông nghiệp - Chi nhánh Hà Nội (ABIC Hà Nội) đã phối hợp với UBND xã Mỹ Hà tổ chức lễ chi trả quyền lợi bảo hiểm cho một khách hàng vay vốn tại Agribank Lạng Giang- Bắc Giang II có tham gia bảo hiểm Bảo an tín dụng của ABIC không may gặp rủi ro.
Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các HTX vay vốn phát triển nông nghiệp
(BGĐT)- Ngày 20- 8, Ban chỉ đạo (BCĐ) Phát triển kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh do ông Nguyễn Đức Hiền, Phó trưởng BCĐ, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Bắc Giang chủ trì buổi làm việc với BCĐ Phát triển KTTT huyện Lục Nam về công tác phát triển KTTT 8 tháng đầu năm, nhiệm vụ những tháng cuối năm. 
Chi trả tiền bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Agribank Chi nhánh huyện Tân Yên
(BGĐT) - Ngày 15/7, Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Chi nhánh Hà Nội (ABIC Hà Nội) tổ chức hội nghị chi trả quyền lợi bảo hiểm Bảo an tín dụng cho hai khách hàng vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam (Agribank) Chi nhánh huyện Tân Yên (Bắc Giang).
Sáng 14/9, đã 12 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng
Tính đến 6 giờ ngày 14/9, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới Covid-19 trong 12 giờ qua. Về số ca lây nhiễm cộng đồng, Việt Nam đã có 12 ngày không có ca lây nhiễm cộng đồng.

Minh Linh


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...