Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 26 °C / 26 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nhân rộng đàn ngựa bạch

Cập nhật: 07:50 ngày 20/10/2020
(BGĐT) - Vài năm gần đây, tận dụng lợi thế đồi rừng rộng, nhiều hộ dân ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi ngựa bạch. Với cách làm này, người dân có thu nhập khá, cải thiện cuộc sống.

Phát huy tiềm năng

Trước đây, nguồn thu nhập chính của gia đình anh Chu Văn Lanh ở thôn Khuôn Phải (Tân Sơn) chủ yếu từ vải thiều. Từ nguồn vốn tích cóp nhiều năm, anh Lanh đã mạnh dạn đầu tư nuôi giống ngựa bạch để phát triển kinh tế gia đình.

{keywords}

Cán bộ khuyến nông xã Tân Sơn tư vấn phòng, chống dịch bệnh trên ngựa bạch cho người dân.

Do diện tích đồi cỏ, đồi rừng ở địa phương khá rộng nên chăn nuôi ngựa khá thuận lợi. Đàn ngựa bạch của gia đình anh Lanh phát triển ổn định, duy trì đàn ở mức 15 con. “Nuôi ngựa không khó, miễn là có nơi chăn thả. Sáng lùa đi, tối lùa về, riêng ngựa đực chế độ dinh dưỡng, chăm sóc được chú trọng hơn để bảo đảm chất lượng phối giống”, anh Lanh chia sẻ. Năm trước, gia đình anh đã bán 5 con ngựa giống, giá 35 triệu đồng/con, thu về gần 200 triệu đồng.

Theo anh Nguyễn Đức Hữu, cán bộ khuyến nông xã Tân Sơn, ngựa bạch mỗi năm đẻ một lần. Ngựa sinh ra chừng 3 - 4 tháng tuổi, bán lúc nào cũng có giá từ 29-32 triệu đồng một con, gấp nhiều lần so với ngựa thường. Nếu ngựa đã trưởng thành, giá mỗi con không dưới 60 triệu đồng, còn ngựa đực giá có thể lên tới 65-70 triệu đồng. 

Toàn xã Tân Sơn có hơn 200 hộ đã đầu tư chăn nuôi ngựa, trong đó chủ yếu là ngựa bạch, nhiều hộ chăn nuôi từ 10-20 con; tập trung ở các thôn: Khuôn Kén, Khuôn Tỏ, Khuôn Phải và Phố Chợ...

Không chỉ gia đình anh Lanh ở xã Tân Sơn mà nhiều gia đình sinh sống tại khu vực vùng cao của huyện như Phong Vân, Phong Minh... cũng nhân rộng đàn ngựa bạch cho thu nhập cao, nhiều hộ duy trì ổn định từ 15 đến 25 con.

Phong Vân là xã thuần nông, thu nhập chủ yếu từ trồng trọt và chăn nuôi. Nhiều năm qua, chăn nuôi trên địa bàn xã đã được xác định là một trong những thế mạnh của địa phương. Tính đến tháng 9/2020, toàn xã Phong Vân có 818 con ngựa, trong đó trên 70% là giống ngựa bạch, được nuôi nhiều ở các thôn: Chả, Vựa Trong, Suối Chạc, Cầu Nhạc, Niêng, Cống Lầu… Nhận thức của người dân ở đây cũng ngày một nâng cao, chuyển dần sang chăn nuôi bán chăn thả với số lượng lớn.

Xây dựng thương hiệu sản phẩm vùng

Nhằm hình thành vùng chăn nuôi tập trung, hạn chế dịch bệnh, góp phần ổn định đàn đại gia súc trên địa bàn, UBND huyện Lục Ngạn đã triển khai Đề án đẩy mạnh phát triển lợi thế chăn nuôi tại một số xã vùng Đông Bắc của huyện, giai đoạn năm 2018-2021. Đây là những xã vùng cao, còn nhiều khó khăn. Đề án đã hỗ trợ 41 con ngựa bạch cái, 5 con ngựa đực bạch cho nhân dân trong vùng dự án.

Đến nay, 23 con ngựa cái đã sinh sản. Mặc dù chăn nuôi trong giai đoạn 2018-2020 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, thị trường tiêu thụ không ổn định nhưng chăn nuôi đại gia súc, nhất là ngựa bạch ở Lục Ngạn vẫn tiếp tục phát triển.

Năm 2019, những hộ lựa chọn nuôi ngựa để phát triển kinh tế gia đình đã thành lập Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ và chăn nuôi trâu, bò, ngựa cỏ vùng cao xã Tân Sơn với 13 thành viên. Đây là tiền đề để các hộ nuôi ngựa ở Lục Ngạn tăng quy mô, hướng đến nâng cao chất lượng, ổn định đầu ra.

“Ngựa ở Tân Sơn được nhiều người biết đến. Khách hàng từ Ninh Bình, Lạng Sơn hoặc trong tỉnh, huyện… thường xuyên đến đặt hàng với số lượng từ 7-8 con ngựa thịt/tháng. Hiện tại, ngựa giống đang khan hiếm, HTX chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường”, ông Nguyễn Đức Khương, Giám đốc HTX Dịch vụ và chăn nuôi trâu, bò, ngựa cỏ vùng cao cho biết.

Sau ba năm thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi tại một số xã vùng Đông Bắc, giai đoạn 2018-2021, ngành chăn nuôi của huyện đã đạt được những kết quả khá quan trọng. Từ chăn nuôi nhỏ lẻ, các hộ gia đình đã từng bước phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại. Đề án đã tác động rất lớn đến nhận thức của nông dân trong việc phát triển chăn nuôi, hiệu quả kinh tế thu được từ chăn nuôi ngày càng nâng lên. 

Hiện toàn huyện có hơn 2.500 con ngựa, trong đó có 800 con ngựa bạch, tập trung ở các xã: Tân Sơn, Phong Vân và Phong Minh. Qua quá trình chăn nuôi đại gia súc, người dân nhận thấy nuôi ngựa bạch có giá trị cao hơn những loại khác. Vì vậy, tới đây, HTX Dịch vụ và chăn nuôi trâu, bò, ngựa cỏ vùng cao sẽ chú trọng hơn nữa tới việc nhân rộng, đầu tư phát triển đàn ngựa bạch.

Thời gian tới, UBND huyện Lục Ngạn tăng cường công tác quản lý nhà nước trong chăn nuôi, bảo đảm các chủ trương, chính sách phát triển chăn nuôi được triển khai thực hiện có hiệu quả. Xây dựng quy hoạch phát triển vùng chăn nuôi theo hướng chuyên canh phù hợp với điều kiện tự nhiên, tiềm năng của địa phương đối với từng vật nuôi. 

Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, trang trại, giảm số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ để nâng cao hiệu quả kinh tế, kiểm soát dịch bệnh và tạo ra khối lượng sản phẩm lớn. Đồng thời, đẩy nhanh ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, coi trọng công tác thú y, củng cố nâng cao hoạt động của đội ngũ cán bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp, cán bộ thú y cơ sở. Phát triển mạnh mạng lưới dịch vụ thú y để chủ động kiểm soát dịch bệnh, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển.

Chăn nuôi công nghiệp
Ảnh chụp tại huyện Hiệp Hòa.
Đầu tư 1,6 tỷ đồng chăn nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP
(BGĐT)- Thông tin từ Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT), năm nay, kinh phí thực hiện đề án phát triển vùng nuôi thủy sản tập trung đạt tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là 1,6 tỷ đồng triển khai trên diện tích 41 ha thuộc địa bàn các huyện: Tân Yên, Yên Dũng và Việt Yên.
Cơ sở an toàn dịch bệnh: Hạt nhân hình thành vùng chăn nuôi an toàn
(BGĐT) - Bắc Giang có tổng đàn lợn và gia cầm đứng trong tốp đầu cả nước. Chính vì vậy, việc phòng, chống dịch bệnh nhằm hạn chế thiệt hại luôn được chính quyền, ngành chức năng và các chủ chăn nuôi quan tâm. Trong đó, việc xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh (ATDB) được xác định là khâu then chốt. 
Bắc Giang: Người chăn nuôi gà phối trộn thức ăn để giảm chi phí
(BGĐT) - Theo một số hộ chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh, những ngày qua, giá gia cầm trên địa bàn tỉnh giảm. Do đó, người dân áp dụng biện pháp nhằm giảm chi phí đầu vào, hạn chế thua lỗ. 
Hội thảo về công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ dạng lỏng
(BGĐT)- Ban quản lý Dự án nông nghiệp các bon thấp (LCASP) tỉnh Bắc Giang vừa phối hợp với UBND xã Tự Lạn (Việt Yên)  tổ chức hội thảo tuyên truyền ứng dụng công nghệ xử lý nước thải sau tách phân làm phân bón hữu cơ dạng lỏng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Minh Phúc 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...