Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 28 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Hỗ trợ máy móc sản xuất mỳ Chũ: Tăng năng suất, giảm sức lao động

Cập nhật: 09:09 ngày 26/10/2020
(BGĐT) - Thực hiện Đề án “Xây dựng và phát triển nông sản hàng hóa đạt tiêu chí cấp tỉnh giai đoạn 2019-2021”, Sở Công Thương Bắc Giang đã hỗ trợ máy móc cho nhiều hợp tác xã (HTX) sản xuất, tiêu thụ mỳ Chũ ở huyện Lục Ngạn. Qua đó tăng năng suất, nâng chất lượng sản phẩm và giải phóng sức lao động.

Nâng cao chất lượng

Đầu tháng 9/2020, HTX Sản xuất và Tiêu thụ mỳ Hạnh Thái, thôn Thủ Dương, xã Nam Dương (Lục Ngạn) đưa vào sử dụng hệ thống làm mỳ gồm máy tráng, nồi hơi và bình gas với tổng số tiền 400 triệu đồng. Trong đó, Sở Công Thương hỗ trợ 200 triệu đồng từ kinh phí thực hiện đề án. 

{keywords}

Hệ thống máy tráng mỳ tại HTX Sản xuất và Tiêu thụ mỳ Hạnh Thái, xã Nam Dương (Lục Ngạn).

Máy đi vào hoạt động tiết kiệm nhân công, tăng năng suất, sản phẩm đồng đều về chất lượng, mẫu mã. Hiện HTX ký hợp đồng cung cấp mỳ cho 42 cửa hàng thuộc hệ thống Siêu thị VinMart với khối lượng từ 40-50 tấn/tháng, giá bán hơn 30 nghìn đồng/kg. Trước đây, để có đủ hàng cho khách hàng, 8 thành viên HTX phải huy động khoảng 30 nhân công/ngày. 

Ông Nguyễn Văn Hạnh, Giám đốc HTX cho hay: “Hệ thống máy làm mỳ theo quy trình khép kín, số nhân công giảm một nửa; công suất tráng đạt 300 kg/giờ (tăng 230kg/giờ so với trước); sản phẩm đồng đều, dễ cắt và bó”. Từ khi đưa vào sử dụng hệ thống sản xuất mỳ mới, các hộ thành viên HTX có thêm thời gian làm một số việc khác để tăng nguồn thu nhập.

Tương tự, HTX mỳ Chũ Xuân Trường, thôn Thủ Dương cũng được Sở Công Thương hỗ trợ 200 triệu đồng mua 10 bình gas công nghiệp phục vụ sản xuất. Hơn 10 hộ thành viên của HTX được sử dụng gas thay thế hoàn toàn than, củi trong làm mỳ, bảo vệ môi trường, sức khỏe người lao động. 

Theo anh Phạm Xuân Trường, Giám đốc HTX, sản phẩm chính của đơn vị là mỳ gạo trắng, mỳ chùm ngây, mỳ gạo lứt, mỳ gấc, mỳ thập cẩm củ quả, bún tươi được tiêu thụ thuận lợi tại nhiều hệ thống siêu thị lớn trong nước và xuất khẩu sang Hàn Quốc, Thái Lan, Đức, Ba Lan… Tới đây đơn vị vận động 20 hộ thành viên còn lại sử dụng bình gas công nghiệp để sản xuất mỳ.

Huyện Lục Ngạn hiện có 21 HTX với hơn 1 nghìn hộ làm mỳ, riêng xã Nam Dương có 15 HTX. Qua Đề án “Xây dựng và phát triển nông sản hàng hóa đạt tiêu chí cấp tỉnh giai đoạn 2019-2021”, đến nay Sở Công Thương đã hỗ trợ nhiều HTX đầu tư trang thiết bị hiện đại sản xuất, tiêu thụ mỳ.

Nhân rộng mô hình

Theo ông Nguyễn Văn Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương, thực hiện đề án, từ năm 2019 đến nay nhiều HTX được hỗ trợ như: Máy tráng, nồi hơi, hệ thống bình gas công nghiệp, lò sấy, máy cắt mỳ, đóng túi… Sản xuất mỳ theo phương pháp thủ công dần được thay thế bằng máy móc hiện đại; khắc phục tình trạng phụ thuộc vào thời tiết. Ngoài ra, Sở tích cực tuyên truyền, kết nối doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa, tổ chức các lớp tập huấn, tham quan học hỏi kinh nghiệm tại các làng nghề phát triển trong cả nước. Hỗ trợ HTX tham gia hội chợ, triển lãm trưng bày, quảng bá sản phẩm.

{keywords}

Năm 2019-2020, các HTX đã được hỗ trợ máy tráng, lò hơi, hệ thống bình gas công nghiệp, lò sấy, máy cắt mỳ, máy đóng túi… Nhờ đó, sản xuất mỳ dần được thay thế bằng máy móc hiện đại; khắc phục tình trạng phụ thuộc vào thời tiết; giải phóng sức lao động, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, liên kết tiêu thụ thuận lợi".

Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương

Hiện sản xuất mỳ Chũ mang lại nguồn thu nhập chính cho bà con nơi đây. Bởi vậy, cùng với hỗ trợ của các cấp chính quyền, các HTX cũng chủ động bỏ vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, máy móc hiện đại phục vụ sản xuất. 

Ví như, HTX mỳ Chũ Bắc Giang Tùng Chi, xã Nam Dương đầu tư hơn 500 triệu đồng xây dựng lò sấy hiện đại giúp duy trì lượng hàng ổn định phục vụ khách hàng kể cả thời điểm mưa kéo dài. Hay như HTX Sản xuất kinh doanh mỳ gạo Chũ Hiền Phước, xã Nam Dương đầu tư hàng trăm triệu đồng xây dựng các lò sấy và hệ thống nhà kho đạt chuẩn, mở rộng quy mô, chủ động liên kết đưa mỳ vào các siêu thị.

Nhằm duy trì, nhân rộng các mô hình sản xuất mỳ, Sở Công Thương tiếp tục đánh giá hiệu quả các mô hình; đồng thời lựa chọn từ 3-5 HTX phù hợp hỗ trợ trang thiết bị hiện đại theo nội dung đề án.

Hỗ trợ bao bì, nhãn mác: Nâng giá trị mỳ Chũ
(BGĐT) - Những năm qua, sản phẩm mỳ Chũ, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) ngày càng được chú trọng về mẫu mã, chất lượng nên tiêu thụ thuận lợi với giá trị kinh tế cao. Có được kết quả này một phần là nhờ  sự hỗ trợ của Đề án phát triển nông sản hàng hóa đạt tiêu chí cấp tỉnh giai đoạn 2019-2021. 
Bắc Giang: Sản lượng mỳ Chũ tăng mạnh, đáp ứng nhu cầu thị trường
(BGĐT)- Trong tháng 3, sản lượng mỳ Chũ tăng mạnh nhưng do nhiều nguyên nhân nên thời điểm này, một số đại lý, cửa hàng bán sản phẩm mỳ gạo Chũ trên địa bàn TP Bắc Giang (Bắc Giang) đều “khan” hàng cục bộ. Chủ các cửa hàng, đại lý phải bán với số lượng hạn chế để giữ khách.
Sử dụng bao bì giấy kraft đóng gói sản phẩm của HTX Mỳ Chũ Xuân Trường: Tiện sử dụng, thân thiện với môi trường
(BGĐT) - Mới đây, ông Phạm Xuân Trường, Giám đốc HTX Mỳ Chũ Xuân Trường, thôn Thủ Dương, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã thực hiện ý tưởng sử dụng bao bì bằng chất liệu giấy Kraft thay thế bao bì bằng túi nilon, được nhiều khách hàng hưởng ứng. 
Xây dựng chuỗi liên kết cho mỳ Chũ
(BGĐT)- Nhằm khắc phục những khó khăn trong sản xuất, kinh doanh mỳ Chũ, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), Sở Công Thương đã hỗ trợ các HTX xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ. Từ đó, nâng chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã bao bì giúp mỳ Chũ được nhiều người biết đến, tin dùng.  
Mỳ Chũ, Kế được cấp văn bằng bảo hộ tại Thái Lan
(BGĐT) - Theo Sở Khoa học và Công nghệ, cơ quan chức năng của Thái Lan vừa cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể mỳ Chũ cho Hội Sản xuất và tiêu thụ mỳ Chũ, xã Nam Dương (Lục Ngạn) và mỳ Kế cho Hợp tác xã Sản xuất mỳ gạo Dĩnh Kế (TP Bắc Giang). Nhãn hiệu được bảo hộ trong thời gian 20 năm.

Hoàng Phương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...