Thứ ba, 30/04/2024
Bắc giang 34 °C / 27 - 41 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bắc Giang: Na dai Lục Nam được cấp Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Cập nhật: 13:16 ngày 01/12/2020
(BGĐT) - Ngày 1/12, UBND huyện Lục Nam (Bắc Giang) tổ chức Lễ công bố Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Lục Nam” cho sản phẩm quả na dai của địa phương.

Đến dự có đại diện Cục Sở hữu trí tuệ, Vụ phát triển khoa học và công nghệ địa phương (Bộ Khoa học và Công nghệ) cùng lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh; huyện Lục Nam

{keywords}

Quang cảnh Lễ công bố.

Cây na dai được người dân trồng ở Lục Nam từ rất lâu. Khoảng 15 năm trở lại đây, na đã trở thành cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương. Nhờ kỹ thuật khống chế để cho na ra trái vụ đã kéo dài vụ na từ 1,5 tháng lên 5-6 tháng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đến nay, diện tích sản xuất na toàn huyện hơn 1.700 ha, trong đó có hơn 100 ha được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, diện tích sản xuất theo hướng VietGAP khoảng 1.050 ha. Hiện na dai được trồng tập trung ở các xã: Huyền Sơn, Cương Sơn, Nghĩa Phương, Đông Phú, Đông Hưng và Lan Mẫu. Năm 2020, doanh thu từ cây na ước đạt 350 tỷ đồng. 

{keywords}

Các đại biểu tham qua khu vực trồng na dai theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Huyền Sơn.

Nhằm phát triển giá trị của cây na dai, tháng 8/2018, UBND huyện Lục Nam phối hợp với Viện Thổ nhưỡng nông hóa triển khai thực hiện Dự án xây dựng chỉ dẫn địa lý “Lục Nam” cho sản phẩm quả Na Dai của huyện. Ngày 20/7/2020, Cục Sở hữu trí tuệ đã có Quyết định số 2806/QĐ-SHTT về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Lục Nam” số cho sản phẩm quả na dai của huyện Lục Nam. Đây là chỉ dẫn địa lý thứ 2 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (sau cây vải thiều).

{keywords}

Đại diện Cục Sở hữu trí tuệ trao Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý "Lục Nam" cho sản phẩm quả nai dai.

Sau khi công bố và trao văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Lục Nam” cho sản phẩm na dai của huyện, ông Phan Ngân Sơn, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ nhấn mạnh, việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý chỉ là bước khởi đầu cho một giai đoạn mới, do đó địa phương cần quản lý và phát triển chỉ dẫn cần dựa trên lợi thế, đặc điểm tổ chức sản xuất của địa phương. 

Với vai trò đơn vị quản lý, UBND huyện sớm xây dựng các chính sách, hoàn chỉnh nhãn bảo vệ những giá trị về chất lượng, nguồn gôc, danh tiếng của sản phẩm. 

{keywords}

Ông Phan Ngân Sơn, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ phát biểu tại Lễ công bố.

Thay mặt lãnh đạo huyện, đồng chí Hoàng Văn Toán, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Lục Nam gửi lời cảm ơn tới cơ quan, đơn vị đã ủng hộ, tạo điều kiện để địa phương hoàn thành việc xây dựng chỉ dẫn đại lý cho sản phẩm quả na dai của huyện.

Đồng chí nhấn mạnh, để duy trì, phát triển thương hiệu na dai Lục Nam, thời gian tới, cơ quan chuyên môn của huyện sẽ hướng dẫn các hợp tác xã sản xuất na hoàn thiện hồ sơ của sản phẩm để tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Giang năm 2021. 

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá; xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm quả na dai mang chỉ dẫn địa lý “Lục Nam” ra thị trường trong nước và nước ngoài.

{keywords}

Sản phẩn na dai Lục Nam.

Đồng chí đề nghị, các hợp tác xã, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quả na dai mang chỉ dẫn địa lý  “Lục Nam” phải áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm tăng năng suất; duy trì, bảo đảm chất lượng, tính đặc thù của sản phẩm quả na dai mang chỉ dẫn địa lý “Lục Nam”. 

Sử dụng hợp pháp chỉ dẫn địa lý "Lục Nam" trong hoạt động sản xuất, kinh doanh quả na dai như: Gắn lô gô, tem truy xuất nguồn gốc chỉ dẫn địa lý ”Lục Nam” trên sản phẩm quả na dai, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong lưu thông, quảng cáo,...

Sỹ Quyết

Cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho na dai Lục Nam: Thêm cơ hội mở rộng thị trường
(BGĐT) - Na dai Lục Nam (Bắc Giang) từ lâu nổi tiếng bởi hương vị thơm mát, ngọt bùi, dẻo dai, được nhiều người tiêu dùng biết đến. Mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý (CDĐL) cho sản phẩm này, góp phần để na dai Lục Nam  có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Yên Thế phát triển đàn dê gắn với xây dựng thương hiệu
(BGĐT) - Từ chỗ chăn nuôi manh mún, tự phát, hiện nay nuôi dê ở Yên Thế đã hình thành và phát triển theo hướng hàng hóa mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân nơi đây. Cùng với nhãn hiệu “Dê núi Hồng Kỳ”, địa phương cũng đang phát triển đàn dê thương phẩm gắn với xây dựng thương hiệu “Dê Yên Thế”.
Lục Nam: 2 sản phẩm giành giải Nhất cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật
(BGĐT)- Ngày 28/11, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lục Nam (Bắc Giang) tổ chức Chung kết cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật và hoạt động trải nghiệm giáo dục STEM. Dự và tư vấn cho Ban tổ chức cuộc thi có Tiến sĩ Đào Sơn Lâm, Viện khoa học vật liệu - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...