Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 26 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Xây dựng du lịch nông thôn thành sản phẩm OCOP

Cập nhật: 16:11 ngày 27/01/2021
(BGĐT) - Trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang phối hợp triển khai thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn trong thời gian tới. Với nội dung này, Bắc Giang đã định hướng và có lộ trình cụ thể, phấn đấu xây dựng du lịch nông thôn trở thành một sản phẩm OCOP được xếp hạng.  

Nhằm phát triển du lịch nông thôn thành một nội dung trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang rà soát, nắm bắt tại các tỉnh, TP trong cả nước để tham mưu ban hành một chương trình dài hơi, tập trung thực hiện. 

{keywords}

Du khách thăm vườn thanh long ruột đỏ tạị gia đình chị Phạm Thị Đẽ, xã Bình Sơn (Lục Nam).

Với Bắc Giang, nội dung này đã sớm được xác lập trong triển khai Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030”. Ông Lê Bá Thành, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết: “Giai đoạn đầu, Bắc Giang ưu tiên xây dựng sản phẩm OCOP hữu hình, có nghĩa là gắn sao cho sản phẩm đặc trưng, lợi thế của mỗi làng quê khi đạt các tiêu chí theo quy định. 

Đến nay, toàn tỉnh có 95 sản phẩm được đánh giá, phân hạng. Tuy nhiên, nếu không có dịch vụ, không có chuỗi cung ứng thu hút khách hàng thì sản phẩm vẫn đơn lẻ, mãi chỉ ở làng mà không mở rộng, vươn xa ra được. Do đó, phải hình thành OCOP dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch để tiêu thụ sản phẩm OCOP hữu hình”.

Khi đã có cơ sở bước đầu từ việc chứng nhận sản phẩm nông sản OCOP, tạo chỗ đứng, uy tín trên thị trường, giai đoạn 2021-2025, Bắc Giang trọng tâm đi vào xây dựng du lịch nông thôn trở thành một sản phẩm OCOP. Thực hiện nội dung này, Bắc Giang có những lợi thế như cảnh quan thiên nhiên, nông thôn đẹp, nhiều di tích lịch sử, phong tục tập quán riêng ở mỗi làng quê. Cùng đó, nhiều vườn cây trái trĩu quả quanh năm. 

Đặc biệt, một số mô hình nhen nhóm làm du lịch nông thôn tại tỉnh bước đầu hoạt động hiệu quả. Ví như vụ cam, bưởi này, Hợp tác xã (HTX) Tâm Thịnh, xã Thanh Hải (Lục Ngạn) đã kết nối, đưa hàng nghìn khách thăm vườn cam, bưởi cũng như một số thắng cảnh, cơ sở sản xuất tại địa bàn. Trong tour, khách ngoài được chiêm ngưỡng, hái trái cây ở vườn còn được thưởng thức nhiều món ăn chế biến từ bưởi, cam và có cảm thiện cảm về miền đất này. 

Anh Hà Văn Quyết, du khách ở TP Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn) không khỏi ngạc nhiên khi đến thăm vườn cam tại xã Thanh Hải, anh nói: “Thật tuyệt vời, có chùm cam nặng tới vài cân mà quả nào cũng đều nhau, vàng óng. Tôi chưa đến vườn cam nào đẹp như vậy, rất nể phục kỹ thuật chăm sóc của bà con nơi đây”.

Hay tại thôn Ngọt, thôn NTM kiểu mẫu thuộc xã Hồng Giang (Lục Ngạn) cũng thu hút đông khách đến tham quan. Trên bức tường dọc làng đều vẽ tranh và điểm nhấn là hình ảnh người dân tộc Sán Dìu; giao lưu với khách người dân cũng thể hiện làn điệu dân ca, qua đó giữ gìn truyền thống văn hóa, bản sắc đặc trưng của dân tộc. Tại thôn Nà Ó, xã An Lạc (Sơn Động) có 7 hộ làm du lịch, có dịch vụ lưu trú ăn nghỉ cho khách đi đến thăm Khe Rỗ, mỗi năm đón khoảng 18 nghìn lượt khách.

Giai đoạn 2021-2025, Bắc Giang đề ra mục tiêu hình thành các HTX có điều kiện phát triển du lịch nông thôn tại các địa phương; đến năm 2025 các điểm du lịch nông thôn và vùng cây ăn quả có điều kiện đón ít nhất 1 triệu lượt khách mỗi năm.

Phát huy hiệu quả mô hình sẵn có và lợi thế địa phương, Bắc Giang định hướng phát triển du lịch nông thôn không thể tách rời các loại hình du lịch khác mà phải kết nối thành chuỗi. 

Theo đó, giai đoạn 2021-2025 đề ra mục tiêu hình thành các HTX có điều kiện phát triển du lịch nông thôn tại các địa phương; đến năm 2025, các điểm du lịch nông thôn và vùng cây ăn quả có điều kiện đón ít nhất 1 triệu lượt khách mỗi năm. 

Trước mắt, trong năm 2021 tập trung vào thực hiện làng văn hóa du lịch tại khu du lịch sinh thái Suối Mỡ (Lục Nam); Khe Rỗ (Sơn Động); Xuân Lung, Thác Ngà (Yên Thế). Để đạt kế hoạch đề ra, trong xây dựng NTM ngoài các bộ tiêu chí, ngành nông nghiệp quan tâm mô hình sản xuất, cơ cấu thời vụ bảo đảm nông sản quanh năm; khuyến cáo xây dựng NTM gắn liền với bảo vệ văn hóa truyền thống của dân tộc, tạo sự khác biệt. 

Đi đôi với giải pháp trên, tỉnh hỗ trợ vốn, đầu tư cơ sở hạ tầng đến các điểm du lịch; đồng thời có chính sách, cơ chế khuyến khích phát triển du lịch nông thôn. “Có thể phát động phong trào khởi nghiệp du lịch nông thôn. Trong đó, giải pháp quan trọng là phải đào tạo con người làm du lịch về kỹ năng, quản lý … nhằm gỡ nút thắt lớn nhất cho du lịch nông thôn”- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lê Bá Thành cho biết thêm . 

Trịnh Lan

Bắc Giang: Phấn đấu năm 2021 thu hút khoảng 1,2 triệu lượt khách du lịch
(BGĐT)-Ngày 26/1, tại Khu du lịch tâm linh-sinh thái Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Bắc Giang tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 và khảo sát điểm du lịch. 
Mã QR cho du lịch - sáng kiến hay
(BGĐT) - Thông tin điểm đến, hướng dẫn viên được đánh giá là khâu yếu trong hoạt động phát triển du lịch của tỉnh Bắc Giang. Công trình thanh niên hướng dẫn tra cứu, tìm hiểu du lịch thông qua mã QR vừa ra mắt ở một số nơi có thể coi là sáng kiến hay, phần nào khắc phục khâu yếu vừa nêu.
Covid-19 biến các trung tâm du lịch thế giới thành những 'thành phố ma'
Nếu trước đây những danh thắng nổi tiếng thế giới luôn trong trạng thái "chật như nêm" du khách thì với sự xuất hiện của virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, các danh thắng này, từ tàn tích thành cổ Machu Picchu của Peru cho đến những bãi biển xinh đẹp ở Thái Lan, đều đang rơi vào tình cảnh đìu hiu.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...