Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 33 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Giết mổ gia súc, gia cầm trái quy định: Nguy cơ dịch bệnh, mất vệ sinh

Cập nhật: 14:29 ngày 05/02/2021
(BGĐT) - Để phòng ngừa dịch bệnh ở đàn gia súc, gia cầm và bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, việc quản lý chặt chẽ khâu giết mổ được xem là “mắt xích” quan trọng. Tuy nhiên đa số các điểm giết mổ hiện chưa được cấp phép. 

Nguy cơ lây nhiễm dịch, thực phẩm không an toàn

Tại các chợ trên địa bàn các huyện, TP, nhiều cơ sở, điểm giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ chưa bảo đảm quy định vẫn hoạt động thường xuyên, gây ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Mục sở thị khu vực chợ Tiền Môn, phường Lê Lợi (TP Bắc Giang), điểm giết mổ gia cầm của 4 hộ làm dịch vụ này thường xuyên bốc mùi hôi. Trên nền đất láng xi măng, dụng cụ giết mổ cáu bẩn cùng gia cầm vừa giết mổ vứt ngổn ngang. Chất thải sau giết mổ xả trực tiếp xuống cống rãnh khiến ai qua đây cũng khó chịu. 

{keywords}

Điểm giết mổ gia cầm tại chợ Tiền Môn, phường Lê Lợi (TP Bắc Giang) mất vệ sinh an toàn thực phẩm, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao.

Qua trao đổi, ông Lê Xuân Trường, Chủ tịch UBND phường Lê Lợi xác nhận tình trạng trên, đồng thời cho biết địa phương đã nhắc nhở và yêu cầu từng hộ đưa dịch vụ về nhà nhưng chỉ được thời gian ngắn lại tái diễn. Đây là những hộ có hoàn cảnh khó khăn, phường vẫn chưa kiên quyết vì mưu sinh của họ. Phường Lê Lợi cũng chưa có cơ sở, hộ giết mổ gia súc, gia cầm nào được cấp chứng nhận vệ sinh thú y.

Không chỉ điểm giết mổ ở chợ Tiền Môn, tại một số chợ trên địa bàn TP như: Chợ tạm Ngô Quyền, chợ Thương, chợ Hà Vị… tiểu thương kinh doanh gia cầm cũng giết mổ ngay tại nơi bán nếu khách có nhu cầu, gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường.

Tương tự, tại huyện Lạng Giang cũng có nhiều cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ hoạt động chưa đúng quy định. Cụ thể, ngay cổng số 4 chợ Vôi, thị trấn Vôi, nhiều điểm giết mổ gia cầm hoạt động liên tục, dịp giáp Tết này càng đông khách. Gia cầm thịt xong, thậm chí được pha chế ngay trên nền đất láng xi măng hoặc trên túi ni-lông bẩn, ruồi muỗi bâu kín nhưng không được nhắc nhở, xử lý...

Nhiều lò mổ gia súc nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh cũng trong tình trạng tương tự; việc kiểm soát 3 bước “trước, trong và sau giết mổ” thực hiện sai quy định. Nhiều lò xả chất thải ra môi trường gây ô nhiễm, ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của nhiều hộ xung quanh. 

Theo ông Hoàng Văn Dư, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và PTNT), toàn tỉnh có khoảng 2 nghìn cơ sở, hộ giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ trong khu dân cư, tại các chợ. Tuy nhiên mới có 35 điểm được kiểm tra và cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y, số còn lại chưa được cấp phép. Điều này không những làm tăng nguy cơ tái bùng phát và lây lan dịch bệnh mà còn vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tăng cường giám sát, xử lý vi phạm

Nguyên nhân các điểm giết mổ nhỏ lẻ chưa được cấp phép một phần là do người chăn nuôi không muốn giết mổ tập trung bởi phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm tra vệ sinh thú y, tốn kém kinh phí đầu tư hệ thống máy móc, nhà xưởng, công nhân… Cùng với đó, tâm lý tiêu dùng chưa thay đổi, đa phần lựa chọn theo cách mua vật nuôi sống (nhất là gia cầm) và thuê giết mổ tại chỗ. Vì vậy, mặc dù các điểm được cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y đều chuẩn bị trang thiết bị, nhà xưởng, máy móc hiện đại, sạch sẽ nhưng chưa thu hút được nhu cầu sử dụng.

{keywords}

Toàn tỉnh có khoảng 2 nghìn cơ sở, hộ giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ trong khu dân cư, tại các chợ. Trong đó, mới có 35 điểm giết mổ nhỏ lẻ được kiểm tra và cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y, số còn lại chưa có".

Ông Hoàng Văn Dư, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và PTNT)

Ông Nguyễn Quý Cường, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp xanh Yên Thế, thị trấn Phồn Xương (Yên Thế) cho biết: “Dây chuyền giết mổ do đơn vị đầu tư có thể đạt khoảng 1 tấn gia cầm/ngày, nhưng hiện mới hoạt động khoảng 30% công suất”. Các địa phương chưa có cơ chế, chính sách ưu đãi về lãi suất vốn vay, hỗ trợ mặt bằng, hạ tầng…

Luật Thú y quy định, việc quản lý cơ sở hoạt động giết mổ động vật nhỏ lẻ thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã, phường. Vì vậy, việc để xảy ra tình trạng giết mổ chưa bảo đảm điều kiện ở phường Lê Lợi (TP Bắc Giang) nhiều năm qua gây ô nhiễm môi trường do chính quyền địa phương chưa kiên quyết xử lý.

Tết Nguyên đán Tân Sửu đang đến gần, nhu cầu sử dụng thực phẩm của người dân tăng cao. Cùng với việc phòng ngừa các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và bảo đảm an toàn thực phẩm cho người dân, trước mắt, Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với chính quyền các địa phương tăng cường tuyên truyền tới cơ sở, hộ dân thực hiện nghiêm quy định vệ sinh thú y, lựa chọn thực phẩm an toàn. 

Cơ quan chức năng đẩy mạnh giám sát hoạt động giết mổ; cử cán bộ thú y hỗ trợ các điểm kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ gia súc, gia cầm trước khi đưa vào giết mổ, đóng dấu kiểm soát sản phẩm. Quy rõ trách nhiệm của UBND cấp xã để xảy ra tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm không đúng quy định.

Về lâu dài, tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường và an ninh trật tự trong các khu dân cư. UBND cấp xã, ban quản lý các chợ kiểm tra các điểm giết mổ về thực hiện quy định cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.

Hoàng Phương
Triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
(BGĐT)- Đó là nội dung công văn chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đối với UBND các huyện, TP và Sở Nông nghiệp và PTNT vừa được ban hành.
Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
Ngày 17-2, Bộ Nông nghiệp và PTNT có Chỉ thị số 1152/CT-BNN-TY về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Ban hành tiêu chí, điều kiện trong chăn nuôi: Giải bài toán xử lý chất thải gia súc, gia cầm
(BGĐT) - Ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất, đời sống, nhất là khu vực đông dân cư. Để giải quyết tình trạng này, cơ quan chức năng trong tỉnh Bắc Giang đang soạn thảo, ban hành các tiêu chí, điều kiện liên quan đến chăn nuôi.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...