Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 27 °C / 27 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Trồng cây gắn với bảo vệ, phát triển vốn rừng

Cập nhật: 16:30 ngày 20/02/2021
(BGĐT) - “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Từ lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm xưa, đến nay, Tết trồng cây đã trở thành tập quán tốt đẹp của nhân dân ta trong những ngày xuân, khởi đầu cho các hành động bảo vệ, trồng cây gây rừng hằng năm của các ngành, các cấp và nhân dân ta.

Mỗi năm trồng 5 triệu cây phân tán trở lên

Từ năm 2020, UBND tỉnh không tổ chức Tết trồng cây tập trung mà giao cho các huyện, TP chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện tại địa phương, gắn với bảo vệ và phát triển rừng. Mục đích là để Tết trồng cây thiết thực, hiệu quả, không phô trương hình thức; tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng. 

{keywords}

Ngoài trồng rừng, nhiều hộ dân thôn Cầu Sắt, xã Sơn Hải (Lục Ngạn) tranh thủ thời tiết thuận lợi lên rừng chăm sóc cây.

Để Tết trồng cây ngày càng phát huy hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 31/12/2020 về tổ chức phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021. Thủ tướng yêu cầu, giai đoạn 2021-2025, cả nước phải trồng 1 tỷ cây xanh. Đồng thời yêu cầu các tỉnh tổ chức "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" xuân Tân Sửu này với chỉ tiêu trồng cây xanh cao hơn 1,5 lần và từ năm sau đến 2025 cao gấp 2 lần so với kết quả của năm 2020. 

Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, năm nay, Chủ tịch UBND tỉnh đã giao chỉ tiêu cho các địa phương trồng 5 triệu cây phân tán, gấp 2,5 lần so với năm 2020 và tăng dần trong những năm tiếp theo.

Mặc dù dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp nhưng các địa phương trong tỉnh vẫn đồng loạt thực hiện Tết trồng cây (chỉ tổ chức trồng cây, không tổ chức lễ phát động tập trung). Theo tổng hợp của Chi cục Kiểm lâm, trong ngày 17 (tức ngày mùng 6 Tết Tân Sửu), toàn tỉnh đã trồng được hơn 4,7 nghìn cây phân tán.

Để cây sinh trưởng tốt, nhiều địa phương như: Sơn Động, Yên Thế, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Dũng… chuẩn bị cây giống chất lượng tốt. Bảo đảm cây lâm nghiệp đạt từ 2,5 đến 3 tháng tuổi trở lên, cây đường phố cao từ 3 đến 4 m. Cây trồng chủ yếu làm bóng mát và ăn quả. Theo kế hoạch, Tết trồng cây năm nay kéo dài đến ngày 27/2.

Được biết, cùng với tổ chức Tết trồng cây, chính quyền các huyện, TP phối hợp với lực lượng kiểm lâm tăng cường tuyên truyền và tổ chức thực hiện tốt pháp luật về lâm nghiệp, bảo đảm pháp luật được thực thi đồng bộ, thống nhất, phát huy hiệu quả; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư đối với phát triển rừng và trồng cây xanh. Giúp mọi người thấy rõ vai trò của việc trồng cây đối với sự nghiệp phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Bảo đảm cây đủ tiêu chuẩn, phù hợp

Ngoài hưởng ứng Tết trồng cây, chính quyền, Hạt Kiểm lâm các huyện có diện tích đất lâm nghiệp lớn như: Yên Thế, Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam còn hướng dẫn kỹ thuật, khuyến khích người dân trồng rừng sớm.

Năm 2021, toàn tỉnh phấn đấu trồng 7,2 nghìn ha rừng tập trung (trong đó rừng phòng hộ, đặc dụng 25 ha, còn lại là rừng sản xuất). Đồng thời bảo vệ tốt toàn bộ diện tích rừng hiện có, khoảng 160.508 ha. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng đạt 720 nghìn m3, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp 5-6%.

Tại thôn Cai Vàng, xã Đông Hưng (Lục Nam), mới đầu xuân, người dân đã lên đồi cuốc hố, trồng rừng. Anh Vũ Hồng Bảng, thôn Cai Vàng chia sẻ, gia đình nhận khoán của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lục Nam hơn 16 ha rừng kinh tế. Cuối năm 2020, anh khai thác hơn 2 ha rừng bạch đàn, được 150 triệu đồng/ha. 

“Thu nhập của gia đình tôi chủ yếu từ trồng rừng sản xuất. Vì thế, sau khi khai thác gỗ, tôi cho cuốc hố, chuẩn bị cây giống đợi mưa xuân xuống là trồng cây ngay”. Cạnh khu đất gia đình anh Bảng đang cuốc hố trồng rừng, nhiều hộ ở thôn Cai Vàng cũng tranh thủ thời tiết thuận lợi, chuẩn bị trồng cây. Dừng tay cuốc, anh Nguyễn Xuân Trường, thôn Cai Vàng vui vẻ nói: “Chúng tôi phải tranh thủ lúc đất tơi xốp sau mưa thì cây trồng mới đạt tỷ lệ sống cao”.

Cùng với người dân thôn Cai Vàng, nông dân ở nhiều địa phương trong tỉnh cũng bước vào mùa trồng rừng mới. Ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết, để bảo đảm chất lượng cây giống lâm nghiệp, ngay từ cuối năm 2020, Chi cục đã cử các đoàn công tác xuống cơ sở kiểm tra những vườn ươm cây giống. 

Đến thời điểm này, các cơ sở được cấp chứng nhận đủ tiêu chuẩn sản xuất cây giống lâm nghiệp đã chuẩn bị hơn 13 triệu cây giống các loại đủ tiêu chuẩn xuất vườn cho vụ trồng rừng đầu năm nay. Theo ông Hậu, nét mới trong chỉ đạo trồng cây phân tán và trồng rừng năm nay là ngành nông nghiệp đã tham mưu cho UBND tỉnh kế hoạch “Triển khai thực hiện Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh”. 

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các huyện, TP phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát quỹ đất; xác định vị trí để xây dựng kế hoạch trồng rừng, cây phân tán trên địa bàn quản lý. Cả giai đoạn, toàn tỉnh trồng 30 triệu cây phân tán và 200 ha rừng phòng hộ. Đối với trồng rừng phòng hộ, tập trung chủ yếu một số loài cây như: Thông mã vĩ, thông caribe, vối thuốc, lim xanh, keo... 

Cây phân tán gồm phượng, muồng, lát hoa, lim xanh, sưa, hoàng nam, xà cừ, bàng Đài Loan, sấu, trám, keo tai tượng, keo lai, bạch đàn... Thời gian trồng rừng, trồng cây phân tán từ Tết trồng cây của các địa phương cho đến hết tháng 10 hằng năm.

Với kế hoạch triển khai Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh của tỉnh và sự hưởng ứng của các cơ quan, đơn vị, người dân, Bắc Giang sẽ có thêm một Tết trồng cây, mùa trồng rừng thắng lợi.

Thế Đại

Mùa trồng rừng năm 2021: Không để cây giống kém chất lượng trôi nổi trên thị trường
(BGĐT) - Ngay sau Tết Nguyên đán, các địa phương trong tỉnh Bắc Giang sẽ bắt đầu vào mùa trồng rừng năm 2021 với mục tiêu trồng mới 7,2 nghìn ha rừng tập trung. Để hoàn thành kế hoạch, cùng với tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật, cơ quan chức năng tăng cường quản lý giống cây lâm nghiệp (GCLN). 
Phát triển kinh tế lâm nghiệp ở Lục Ngạn: Gắn quy hoạch trồng rừng với chế biến
(BGĐT) - Nhắc đến Lục Ngạn (Bắc Giang), nhiều người nghĩ ngay đến mảnh đất bạt ngàn cây ăn quả, như vải thiều và cây có múi. Thế nhưng, Lục Ngạn còn có tiềm năng không kém phần quan trọng là kinh tế lâm nghiệp. 
Nâng cao hiệu quả trồng rừng: Liên kết từ trồng đến chế biến
(BGĐT) - Bắc Giang có vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng lớn với sản lượng hơn 650 nghìn m3/năm là cơ sở để nghề chế biến gỗ phát triển. Tuy nhiên, để phát huy tiềm năng này và gia tăng giá trị rừng trồng, ngành chế biến gỗ cần có sự liên kết và thay đổi phù hợp.
Tranh thủ thời tiết có mưa, người dân tập trung trồng rừng
(BGĐT)- Thời tiết năm nay xuất hiện các đợt nắng nóng kéo dài gây khô hạn. Vì vậy, tranh thủ những ngày gần đây thời tiết có mưa, người dân các địa phương trong tỉnh Bắc Giang đã tích cực chăm sóc, trồng rừng để cây phát triển tốt.  
Khai thác đến đâu, trồng rừng ngay đến đó
(BGĐT) - Năm 2020, huyện Sơn Động (Bắc Giang) có kế hoạch trồng hơn 3 nghìn ha rừng sản xuất tập trung và hơn 700 nghìn cây phân tán. Để việc trồng rừng đạt hiệu quả, chính quyền địa phương, ngành chức năng và các chủ rừng đang tập trung nhân lực, vật tư, tranh thủ thời tiết thuận lợi đẩy nhanh tiến độ.
Trồng rừng gỗ lớn: Hướng phát triển bền vững
(BGĐT) - Nhằm tăng thu nhập cho người dân, bảo vệ môi trường sinh thái, Tổng cục Lâm nghiệp đang phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh triển khai thực hiện dự án “Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn”. Dự án bước đầu mang lại kết quả tích cực.
Yên Thế phát triển kinh tế mũi nhọn: Chăn nuôi gia cầm kết hợp trồng rừng
(BGĐT) - Khai thác lợi thế đất đai rộng, những năm qua huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang thực hiện nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi gà đồi theo hướng hàng hóa gắn với trồng rừng, chế biến gỗ, mang lại thu nhập cao cho người dân.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...